Đồng thời, có một phản ứng dữ dội trong các nhóm cạnh tranh nhau: cuộc nổi loạn 40 năm của Islam giáo ở hòn đảo phía nam của Mindanao; một nhóm gắn bó chặt chẽ với Kitô giáo bản địa đã ra lệnh cho rất nhiều tín đồ của mình tham gia bỏ phiếu; và một cộng đồng Phúc Âm Kitô rất kiên định (nhóm này khác với bộ phận Tin Lành - người dịch).
Điều này dẫn đến một học thuyết về quan hệ Giáo hội - Nhà nước được chính trị hóa cao độ. Mặc dù có điều khoản về sự phân ly, các nghi lễ Công giáo vẫn được tiến hành theo thông lệ trong các cơ quan chính phủ, và các chính khách không hề ngượng ngịu khi cầu xin các nhà lãnh đạo tôn giáo ban phước. Đồng thời, hiến pháp cũng đưa ra những ngoại lệ thừa nhận thiểu số Islam giáo. Do đó, học thuyết Giáo hội –Nhà nước đã bị tấn công từ mọi phía do sự khẳng định rõ ràng của những nhóm tôn giáo cạnh tranh nhau ở Philippines.
1- ĐIỀU KHOẢN VỀ SỰ PHÂN LY TRONG LỊCH SỬ HIẾN PHÁP CỦA PHILIPPINES
Sự phân ly giữa Giáo hội và Nhà nước đã đóng một vai trò đặc biệt trong lịch sử Philippines (Philippines đã từng là thuộc địa của Tây Ban Nha trong 350 năm và 50 năm sau đó lại là thuộc địa của Mỹ - hay như người ta thường nói 350 năm ở trong một tu viện và 50 năm ở Hollywood).
Cuộc cách mạng giành độc lập từ Tây Ban Nha năm 1898, theo trí tưởng tượng phổ biến, là một cuộc cách mạng "chống lại chế độ tu viện", một cuộc nổi dậy chống lại sự ngược đãi của dòng tu theo khẩu hiệu "thống nhất Giáo hội và Nhà nước". Vào cuối thế kỷ XIX đế chế Tây Ban Nha bị lật đổ. Tại các thủ phủ thuộc địa ở Madrid, tư tưởng tự do đã bắt đầu được đề cao. Tuy nhiên, tại các vùng ngoại ô, ở các thuộc địa nhà nước vẫn còn độc đoán; Điều mỉa mai là, ở Philippines thì Tây Ban Nha vẫn duy trì được sự chinh phục của mình "bằng Lưỡi gươm và Cây thánh giá" và nó có được sự giúp đỡ của các dòng tu trong cả sự truyền giáo cho người dân bản địa và thành công trong việc kiểm soát họ.
Điều trớ trêu là vào ngay vào lúc thắng lợi, các nhà cách mạng lại tôn sùng học thuyết phân ly đưa vào hiến pháp mới (Hiến pháp Malolos) và tiến hành soạn thảo hiến pháp ngay trong một nhà thờ - chắc hẳn nhà thờ là tòa nhà lớn nhất và đủ trang trọng cho dịp này (điều mà tôi gọi là "là tội lỗi nguyên thủy" của học thuyết Giáo hội – Nhà nước trong lịch sử lập pháp Philippines).
Điều trớ trêu thứ hai là điều khoản phân ly này chỉ được một số rất ít tán thành bất chấp tình trạng mọi người gần như nhất trí theo sự nghiệp cách mạng, và rằng tổng thống của nước Cộng hòa mới (Emilio Aguinaldo) vẫn tiếp tục trì hoãn hiệu lực của điều khoản này, theo lời khuyên của cố vấn pháp luật, chủ yếu công nhận tính tự do và tiến bộ (Apolinario Mabini).
Lý do là sự thúc ép về mặt lịch sử: cuộc chiến tranh Tây Ban Nha - Mỹ bùng nổ, Đô đốc Dewey đã đánh bại Hạm đội Tây Ban Nha ở vịnh Manila và nước Cộng hòa Philippines non trẻ lại lâm vào chiến tranh. Nguyên nhân là do chính phủ khó lòng thực hiện "hiệu quả chia rẽ" của điều khoản phân ly.
Cuộc chiến tranh Philippines - Mỹ xảy ra, Phillippines trở thành thuộc địa đầu tiên và duy nhất của Mỹ và vẫn như vậy cho đến tận ngày 4 tháng 7 năm 1946 mới được Mỹ trảo trả độc lập.
Từ năm 1899 trở đi, quyền tự do tôn giáo được đưa vào pháp luật trong mọi hiến chương của chính phủ Philippines. Từ đó đến nay đã có ba bản hiến pháp chính: bản hiến pháp độc lập được soạn thảo vào năm 1935; bản hiến pháp Marcos được thông qua vào năm 1973 và hiến pháp năm 1987 được thông qua vào thời kỳ Corazon Aquino. Tất cả các bản hiến pháp này đều có những điều khoản cơ bản nhằm bảo vệ sự phân ly theo như hiến pháp hiện hành nêu rõ.
Không được phép vi phạm sự phân ly giữa Giáo hội và Nhà nước (Điều II, Tuyên bố về các Nguyên tắc và các Chính sách của nhà nước, mục 6).
Không soạn thảo một đạo luật nào liên quan tới việc thiết lập tôn giáo hay ngăn cấm tự do thực hành tôn giáo. Sẽ mãi mãi cho phép việc tự do thực hành và tham gia làm công việc tôn giáo và thờ cúng, không có sự phân biệt đối xử hay ưu tiên nào. Đối với việc thực thi các quyền lợi dân sự và chính trị không tiến hành kiểm tra về tôn giáo (Điều khoản III, Tuyên ngôn Nhân quyền, mục 5).
Không được phép chiếm đoạt, đề nghị cung cấp tài sản công một cách trực tiếp hoặc gián tiếp cho việc tạo lợi ích hay ủng hộ cho bất kỳ một giáo phái, giáo hội, hệ phái, một môn phái, hay một hệ thống tôn giáo nào, hoặc cho bất kỳ một linh mục, một người truyền giáo, một mục sư, thầy giảng giáo lý hay một chức sắc tôn giáo nào trừ khi những người đó đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hay trong cơ sở hình sự, trại trẻ mồ côi hay trại hủi của chính phủ. – Điều khoản VI, Bộ Lập pháp, mục 29.2).
Các nhà tế bần, các nhà thờ, các nơi ở của cha xứ hay các nhà tu kín, thánh đường Islam giáo,... và tất cả đất đai, nhà ở và những công trình được nâng cấp hiện nay, trực tiếp được sử dụng và dành riêng vào mục đích tôn giáo, từ thiện hay giáo dục đều sẽ được miễn thuế (Điều khoản VI, Bộ Lập pháp, mục 28.3).
Khi có sự lựa chọn được thể hiện bằng chữ viết của bố mẹ hay của người bảo trợ thì được phép dạy về tôn giáo cho trẻ em của họ ở các trường sơ cấp và trung học ngay trong các giờ học chính thức do những người hướng dẫn được các nhà chức trách tôn giáo của tôn giáo của đứa trẻ theo chỉ định hoặc phê chuẩn mà không phải trả thêm một khoản phí nào cho Chính phủ (Điều khoản XIV, mục 3.3).
II - NHỮNG ĐIỀU NAN GIẢI TRONG VIỆC ÁP DỤNG MỘT MÔI TRƯỜNG PHI ĐA NGUYÊN TÔN GIÁO
Một môi trường phi đa nguyên tôn giáo
Khi chúng ta đọc điều khoản phân ly ở Philippines, điều đầu tiên chúng ta phải nhận thấy đó là phần lớn người Philippines theo Công giáo La Mã (85%), còn Islam giáo chỉ chiếm 10% dân số, số còn lại theo các hệ phái Tin Lành (5%).
Do đó người ta có thể nói, biểu đồ tròn này có thể không chính xác. Các nhà nhân học hiện đại gọi nó là một "Kitô giáo bị chia theo cấp độ". Theo tư duy phổ biến, sự chỉ trích cho thấy số tín đồ thực hành đức tin rất ít. Cụ thể hơn, tuy nhiên lời phê phán thực ra cho rằng có nhiều tín đồ và những người tham dự chân thành, nhưng một phần cuộc sống của họ thoát khỏi sự điều khiển của giáo lý Công giáo, ví dụ một số người đi lễ vào sáng Chủ nhật nhưng tối thứ bảy vẫn ăn thịt, hay ở chiều cực đoan khác, có những tín đồ Công giáo cấp tiến mà công việc tòa thánh của họ là tiến hành một cuộc cách mạng thông qua thần học giải phóng.
Tăng lữ và việc kinh doanh
Thực tế thứ hai là hàng giáo phẩm Giáo hội ở Philippines về mặt lịch sử là gắn bó chặt chẽ với quyền lực kinh tế. Giáo hội Công giáo đến bờ biển trên con tàu chinh phục của Tây Ban Nha. Giáo hội Công giáo phân chia toàn bộ quần đảo nhân danh Vua Tây Ban Nha và chính điều này mang lại đất đai cho các dòng tu và giáo phẩm của nhà thờ. Quả thật, dự án thứ nhất của nền Cộng hòa độc lập là tịch thu tất cả đất đai (thông qua Cơ quan về Đất đai của tu sĩ). Học thuyết pháp luật công nhận quyền sở hữu tài sản của linh mục thông qua giáo lý về "tổ chức hợp tác đơn nhất". Đến tận ngày nay, ở nước này Giáo hội vẫn là một chủ đất lớn và thừa hưởng những khoản lợi tức kếch sù tại các ngân hàng trong nước. Theo một nghĩa nào đó thì hàng giáo phẩm là một bộ phận của giới kinh doanh ưu tú.
Tăng lữ và hoạt động chính trị thế tục
Thực tế thứ ba đó là Giáo hội có thế lực về mặt chính trị. Vị giáo chủ quá cố Jaime Sin đã lãnh đạo phong trào dân chủ nhằm lật đổ Tổng thống Ferdinand Marcos. Ông đã sử dụng quyền lực hợp pháp của Giáo hội để che chở cho những người hoạt động vì nhân quyền. Nhưng ông cũng sử dụng mạng lưới tăng lữ rộng lớn và các nữ tu sĩ ở cấp cơ sở để có thể tiếp cận được với mọi người và để tố cáo việc đàn áp và thủ tiêu. Mạng lưới bao gồm các trường học Công giáo - ở một đất nước nơi các trường học tốt nhất và học phí đắt nhất là trường Công giáo. Tháng 1 năm 2001 Giáo chủ Sin cũng lãnh đạo vụ loại bỏ Tổng thống Joseph Estrada.
Ngày nay, Tổng thống Gloria Macapagal Arroyo đã vượt qua lời than phiền chê trách; bà bị bắt quả tang là thông đồng với một ủy viên trong hội đồng bầu cử để gian lận trong những đợt bầu cử mới đây, đã đe dọa một nhân chứng bằng cách bắt cóc người thân của cô ta và để đảm bảo bà thắng cuộc với "ít nhất một triệu phiếu bầu", theo yêu cầu của bà và như kết quả bầu cử cuối cùng thể hiện. Lời than phiền đã bị bỏ qua về mặt kỹ thuật, nhưng về mặt ý nghĩa Arroyo đã tìm thấy sự an ủi trong lời tuyên bố của các vị Giám mục Công giáo, người nói rằng những điều bà đã làm là đáng trách về mặt đạo đức nhưng không có lỗi về pháp luật.
Trong chính trị của Philippines, sự thử thách về tính độc lập giữa Nhà thờ-Giáo hội là sự cấm đoán các chương trình kế hoạch hóa gia đình và những hạn chế về quyền sinh đẻ. Hiến pháp đưa ra một sự cân bằng tế nhị:
Nhà nước thừa nhận sự thiêng liêng của đời sống gia đình. Nhà nước sẽ bảo vệ và củng cố gia đình như một thể chế xã hội tự trị. Nhà nước sẽ bảo vệ một cách công bằng cuộc sống của người mẹ và của đứa trẻ đang trong bụng mẹ... (Điều khoản II, Bản tuyên bố về các Nguyên tắc và Chính trị của Nhà nước, mục 12).
Lịch sử của điều khoản phác thảo này cho thấy ý định của nó vẫn muốn duy trì việc cấm phá thai, cái theo Bộ Hình luật hình sự sửa đổi là tội lỗi. Đồng thời, văn bản cho phép vợ chồng tự quyết định xem nên có bao nhiêu con, và tự hạn chế sinh đẻ theo phương pháp của họ... Đây là điều quan trọng cơ bản đối với Philippines bởi vì với dân số 82 triệu người, trong đó nhiều cặp vợ chồng không có việc làm, có từ 6 đến 8 đứa con và sống một cuộc sống nghèo khổ. Các nhà chính trị Philippines tránh xa cái điều được gọi một cách hoa mỹ là "kế hoạch hóa dân số", để khỏi bị phê phán trong các bài giảng tại các nhà thờ ở khu vực của họ.
Lòng mộ đạo được bù đắp
Thực tế thứ tư là các nhà thờ đang cạnh tranh đã học được các bài học của mình và đã chơi trò chơi chính trị và kinh tế như nhau ở đó tăng lữ Công giáo La Mã là những người xuất sắc và rất kiểu cách.
Cuộc nổi loạn của Islam giáo bắt đầu vào những năm 1970 do Mặt trận Giải phóng Dân tộc Moro (Moro National Liberation Front – MNLF) lãnh đạo, nay đã liên kết với chính phủ và trở thành Mặt trận Islam giáo Giải phóng Moro (Moro Islamic Liberation Front - MILF) và những nhóm khác. Hiến pháp đã trao quyền tự trị cho các vùng đất của người Islam giáo trên đảo Mindanao và thực tế đã chính thức thừa nhận việc áp dụng các luật Islam giáo shari'ah và quyền xét xử của các tòa án shari'ah. Vì thế nên Hiến pháp đã tạo ra những ngoại lệ đối với nguyên tắc trung lập của nhà nước đối với tôn giáo, có lợi cho số ít tín đồ Islam giáo.
Tổ chức Iglesia ni Kristo bản địa (nghĩa đen là Giáo hội chúa Giê su) được sáng lập bởi một người Philippines, người đòi hỏi lòng trung thành của các con chiên đã biến tổ chức này thành một tổ chức bỏ phiếu ủng hộ những ứng cử viên nào mà ông đã chọn lựa. Do đó ông ta có ảnh hưởng lớn đối với các nhà chính trị trong nước và ở địa phương.
Cuối cùng, các nhóm Kitô Phúc Âm đã nổi lên thành những người đầu cơ quyền lực thực sự trong chính trị Philippines. Họ đã tập hợp khá nhiều tín đồ từ nhóm Công giáo bất mãn, thể hiện rằng lễ rửa tội thất bại trong việc đáp ứng những khát khao về mặt tinh thần của họ cũng như không hỗ trợ được họ trong quá trình kiên trì tìm kiếm một tín ngưỡng tôn giáo rất thiêng (điều này khác với các nước khác nơi mà người Kitô giáo bất mãn quay sang các niềm tin thế tục). Những người tin theo Phúc Âm như thế được tổ chức tốt và được tài trợ, giờ giống như tăng lữ Công giáo: họ sở hữu kênh truyền hình và phát thanh, họ cho thuê những tòa nhà cao tầng, tổ chức các hình thức hợp tác để hỗ trợ nhà ở cho người có thu nhập thấp, v.v... Vào định kỳ, các Tổng thống công bố những bức ảnh của họ đang được các chức sắc các nhóm này ban phước và "cầu nguyện". Ngay cả giáo hội Công giáo La Mã cũng cố tình tránh không va chạm công khai với những nhóm lớn hơn mặc dù vẫn có những cuộc tranh luận thần học về những vấn đề tế nhị của giáo lý của giáo hội.
III SỰ "ĐỨT GẪY" GIỮA HỌC THUYẾT HIẾN PHÁP VÀ LÒNG MỘ ĐẠO CÔNG KHAI: NHỮNG VÍ DỤ TỪ CÁC QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN TỐI CAO
1. Vụ Gobitis ở Mỹ và vụ Gerona ở Philippines
Cách tốt nhất để chứng minh việc đưa học thuyết Mỹ vào Philippines là thông qua sự đối sánh giữa Trường học quận Minersville chống lại Gobitis, 310 U.S .586 (1940) và vụ Gerona chống lại Bộ trưởng Bộ Giáo dục, 106 Phil.2 (1959). Cả hai vụ đều liên quan đến quyền lực của các trường học công lập bắt buộc các học sinh theo Nhân chứng Giê-hô-va phải tham gia vào lễ chào cờ, bất kể sự phản đối của các tín đồ Nhân chứng Giê-hô-va vì họ cho rằng điều này là trái với đức tin của họ. Thực chất trong vụ Gerona, tác giả của ý kiến chủ đạo, một tín đồ Công giáo La Mã, thậm chí là một chứng nhân Giê-hô-va vì diễn giải sai Kinh thánh, đã nói rằng những câu kinh về "không có ảnh tượng" theo quan niệm của ông là không bao hàm các nghi lễ chào cờ - không hiểu rằng trừ phi là một chức sắc đã được thụ phong, ông không có trách nhiệm gì trong việc giải thích kinh thánh cho tín đồ. Vụ này đã khiến Tòa án tối cao Philippines đến tận năm 1993 mới thay đổi hoàn toàn ý kiến trong vụ Ebralinag chống lại Đơn vị giám sát các trường học ở Cebu, 219 SCRA 256 (1993).
Gần đây, trong vụ Marcelino C Arias chống lại Đại học Philippines, một sinh viên luật đã đệ đơn chống lại việc cầu nguyện trong lớp học. Anh ta nói rằng anh ta là người theo Báp-tit Phúc âm và giáo sư của anh ta trước giờ học đã tiến hành cầu nguyện có nội dung thực ra là xúc phạm đức tin của anh ta (Trường đại học đã ngăn cấm việc cầu nguyện trong lớp học). Trường hợp này bị trì hoãn trước khi diễn ra một phiên tòa xét xử.
2. Thái độ trung lập trước đức tin Công giáo
Trong một hoàn cảnh phi đa nguyên tôn giáo, lí luận của tôi cho rằng Tòa án phải rất cảnh giác khi áp dụng Điều khoản thiết lập tôn giáo, mặc dù Tòa án Tối cao Philippines, trong một vụ án khác khá rắc rối, thực ra đã từng làm sai điều khoản Tự do thực hành tôn giáo.
Trong vụ Pamil chống lại Teleron số 86 SCRA 413 (1978), Tòa án không phản bác hoàn toàn việc vi phạm của điều khoản "không tiến hành kiểm tra về tôn giáo" và cũng như vậy đối với điều khoản Tự do thực hành tôn giáo. Bộ luật Hành chính khiến cho nhiều tu sĩ không đủ tiêu chuẩn đối với bất kỳ một hình thức suy cử hay bổ nhiệm chức vụ nào. Tuy nhiên Tòa án cũng đã xem xét lại lịch sử lâu dài của điều khoản Phân ly và đã nhận thấy điều nguy hiểm nếu cho phép "thống nhất" Giáo hội và Nhà nước.
Cho phép một tu sĩ đứng đầu một ban hành pháp của một chính quyền thành phố khiến cho nguyên tắc phân ly Giáo hội và Nhà nước bị suy yếu và do đó mở ra cánh cửa cho việc vi phạm quyền tự do tôn giáo đang được đề cao, cũng là điều mà hiến pháp đang tìm cách thi hành và bảo vệ.
Tòa án không tập trung đủ các lá phiếu để bác bỏ sự ngăn cấm, do đó đạo luật vẫn có trong các cuốn sách cho đến tận năm 1987 khi Bộ luật Hành chính mới xuất hiện và bác bỏ nó.
Nguyên tắc trung lập triệt để được thử nghiệm gần đây nhất trong vụ Estrada chống lại Escritor, 408 SCRA1, 116 (2003). Đây là một hành động kỷ luật hành chính chống lại một nhân viên tòa án do vi phạm đạo đức. Cô ta đã xa chồng hơn hai mươi năm và trong giai đoạn này có ta đã có một gia đình mới với một người đàn ông khác và được nhà thờ làm phúc (Philippines không cho phép ly hôn).
Trong trường hợp này tòa án không sa thải cô ta, cũng không kết tội cô ta đã làm trái đạo đức theo một hành vi và đức tin của một tôn giáo thiểu số, bằng cách sử dụng các chuẩn mực của tôn giáo chủ lưu. Tòa án bắt đầu bằng cách nhìn lại lịch sử.
Trước khi đất nước của chúng ta rơi vào sự thống trị của Mỹ, tấm chăn Công giáo đã phủ kín cả quần đảo. Có một sự thống nhất giữa giáo hội, nhà nước và Công giáo là tôn giáo của nhà nước theo Hiến pháp của Tây Ban Nha năm 1876. Các nhà chức trách dân sự thực thi các chức năng tôn giáo và các thầy dòng thực thi quyền lực dân sự.
Sau đó Tòa án kết luận:
Sự thích nghi được phân biệt với thái độ trung lập triệt để ở chỗ thái độ trung lập cho rằng chính phủ cần xây dựng chính sách công chỉ dựa vào những xem xét thế tục mà không quan tâm tới các hậu quả tôn giáo của các hành động của mình.
Tuy nhiên trong một trường hợp khác liên quan đến hôn nhân, Tòa án ủng hộ quyền lực của nhà nước cho phép người ta tổ chức đám cưới long trọng. Những người kiện cáo lí luận rằng liệu "giáo hội, giáo phái hay tôn giáo của người đề nghị cho phép thực hiện đám cưới ở các đảo của Philippines và đều là tốt" có trái với cơ sở hiến pháp vì trong thực tế nó cho phép Người lãnh đạo điều tra về tổ chức và giáo lý của nhà thờ hay của giáo phái.
Nhiệm vụ được cho phép như vậy không phải là một cuộc điều tra tổ chức hay giáo lý của một giáo hội hay một tôn giáo cụ thể, mà là nhiệm vụ để nhận định và phân biệt giữa tôn giáo hay một giáo hội được thiết lập một cách hợp pháp với một tổ chức vờ cho mình có đủ điều kiện như thế, tựa như có ưu tiên trong việc được xác nhận uy quyền. Do đó pháp luật không hề có nghĩa là ngăn cấm hay làm suy yếu tự do thực hành của bất kỳ tôn giáo nào. Trái lại nó chủ trương bảo vệ mọi tôn giáo được thành lập một cách hợp pháp khỏi bị sự lừa đảo của các tổ chức tôn giáo giả tạo hay mạo danh là những tổ chức rõ ràng bề ngoài có vẻ như là lo thực hiện tôn giáo và thực hành một tín ngưỡng đặc biệt nhưng trong thực tế lại chỉ là những tổ chức môi giới hôn nhân (Người dân chống lại Fabillar, 68 Philippin 584 (1939).
3. Việc áp dụng trung lập về bài kiểm tra "Nguy hiểm rõ ràng và hiện thời"
Khi những người phản đối chống Marcos muốn minh chứng, họ chọn - có vài sai lầm - cách tổ chức quần chúng phản đối, ở tất cả các nơi, đặc biệt ở Nhà thờ thánh Jude Thaddeus, nằm ngay cạnh Dinh Tổng thống. Trong vụ German chống lại Barangan, 135 SCRA 514 (1985) Tòa án bênh vực việc các nhà chức trách thành phố không chấp nhận sự phản đối mặc dù hiến pháp đảm bảo quyền tự do hội họp. Tòa án dựa vào việc áp dụng thái độ trung lập về tôn giáo vào một dạng kiểm nghiệm về nguy hiểm "rõ ràng và hiện thời".
Gần đây hơn Giáo hội Công giáo – lúc này thiện cảm hơn với vị Tổng thống đương nhiệm – đã yêu cầu cảnh sát cấm các cuộc phản đối chính trị ở Điện thờ Edsa, đây là địa điểm của cuộc khởi nghĩa hòa bình đã lật đổ Marcos vào năm 1986 và là địa điểm ưa thích của các nhóm chống đối về chính trị.
Qua nhiều năm tháng các vị chức trách của giáo hội đã tỏ ra không nhất trí về chỗ khu vực này có thể dùng cho các cuộc phản đối chính trị. Cảnh sát được vũ trang đầy đủ làm theo nguyện vọng riêng của chủ sở hữu. Tuy nhiên quyền sở hữu của các ông chủ bị bó hẹp vào chính tài sản của họ chứ không thể mở rộng sang vỉa hè bên cạnh đó vốn nằm ngoài vạch phân giới tài sản và thuộc vào phạm vi tài sản chung. Một trong những điều được phép làm ở đó là tự do hội họp, điều này có hiệu lực đặc biệt bởi vì nhiều nhà cửa xung quanh Điện thờ là một địa điểm lịch sử, thực tế hiện nay là đường phố lớn, và do đó là "diễn đàn chung".
Nhưng Điện thờ lại nói lên một vấn đề độc nhất. Nó không phải là một biểu tượng thế tục mà là một nơi thờ cúng tôn giáo. Tự do phát ngôn là điều đặc biệt trong pháp luật hiến pháp nhưng điều khoản "tự do thực hành" lại còn đặc biệt hơn. Người cầu khấn có thể kiện rằng đường đi tới nhà thờ của họ bị tắc hay các nghi lễ của họ bị cản trở vì những tiếng ồn hay sự trang nghiêm mất vẻ thiêng liêng vì tình trạng căng thẳng ở bên ngoài.
Trong bản Tuyên ngôn Nhân quyền không có điều gì cản trở tự do tôn giáo. Không kể khi chính các nhà chức trách Giáo hội ủng hộ ngoại lệ: trước đây họ đã hoan nghênh các hoạt động chính trị. Điện thờ đăng cai những cuộc hội họp tâm linh với các hoạt động chính trị công khai được bao nhiêu lần rồi? Khi các tăng lữ của Điện thờ cho phép một vài người có bài diễn văn và cấm đoán một vài người khác làm điều tương tự? Tại sao lại mượn lưỡi gươm của Caesar để ép buộc tính thất thường của tôn giáo? Luật hiến pháp gọi nó là một thử thách của "đức tin tốt đẹp".
Cuối cùng, Tòa án áp dụng kiểm tra về "nguy hiểm rõ ràng và hiện thời" khi chủ trương những trừng phạt (tổ chức tôn giáo bản địa - người dịch) Iglesia ni Kristo vì đã phỉ báng Giáo hội Công giáo (Iglesia ni Cristo chống lại Tòa Phúc thẩm, 259 SCRA 529, 544 (1996).
4. Tăng lữ trong hoạt động chính trị
Trong vụ Velarde chống lại Hội Công bằng xã hội (SJS), một vài luật sư đã yêu cầu tòa án xét xử Manila tuyên bố rằng khi các chức sắc tôn giáo tán thành các ứng cử viên chính trị thì họ lại vi phạm sự phân ly theo hiến pháp giữa Giáo hội và Nhà nước. Quan tòa xét xử theo một cách giải quyết được nghiên cứu chu đáo, bắt buộc phải chuyển vụ này cho Tòa án Tối cao (Tòa án tạm thời chuyển vụ này cho phiên xét xử sơ thẩm để tìm kiếm thêm cứ liệu thực tế).
Cách bảo vệ trên cho các tăng lữ hoạt động chính trị là cái gì? Câu trả lời theo luật là Hiến pháp chỉ hạn chế nhà nước chứ không phải cá nhân khỏi vi phạm tự do niềm tin tôn giáo của cá nhân và khỏi sự bênh vực một tổ chức tôn giáo này hơn một tổ chức tôn giáo khác. Chính phủ không thể ngăn chặn thiên mệnh, nhưng các chức sắc tôn giáo lại có thể tự do tham gia vào các công việc của trần gian.
Câu trả lời tự mãn này có thể được chuẩn hóa nếu như chúng ta đọc hiến pháp của Mỹ. Đó là văn bản chúng ta đã khởi đầu vay mượn toàn bộ học thuyết phân ly giữa Giáo hội và Nhà nước. Trong lịch sử nước Mỹ, người giữ vai trò chính là nhà nước – nhà nước của họ là một cộng đồng những dân tị nạn chạy trốn sự khủng bố tôn giáo ở Châu Âu cũ kĩ, và hiến pháp của họ được soạn ra để đề phòng sự nguy hiểm của việc nhà nước ép buộc những người không theo tôn giáo hay khen thưởng những tín đồ tôn giáo sùng tín.
Nhưng trong lịch sử của Philippines, vai trò chính lại là các giáo hội hùng mạnh (các viện sĩ sẽ gọi là "bá chủ"), cụ thể, ngay từ đầu, Giáo hội Công giáo La mã và gần đây, Iglesia ni Kristo và các nhóm Phúc âm đã lấp đầy khoảng trống trong linh hồn của những người không chịu làm lễ rửa tội. Dự định thực sự của hiến pháp ở Philippin là giữ các thầy dòng hiện nay không bị vương mắc vào các cấp bậc quyền lực của nhà nước và không sử dụng nhà nước vào việc tự đề cao, vì mục đích tâm linh hay những chuyện khác. Phạm vi bảo vệ hợp pháp nhỏ hẹp chống lại dự định này.
Thật mỉa mai, vụ Velarde chống lại Hội Công bằng Xã hội trước Tòa án Tối cao chính nó đã chấp nhận cái nó gọi là Lời cầu nguyện hoàn cầu cho các Tòa án. Lời cầu nguyện này được viết một cách cẩn thận cho toàn thế giới nhưng đôi khi nó được những người quá tích cực trích dẫn vốn là những người sẽ không suy nghĩ kĩ về việc sẽ bắt đầu bằng việc làm dấu thánh hay kết thúc bằng câu "Cha của chúng con".
Đây không phải là lần đầu tiên Tòa án đối mặt với những thử thách để khẳng định tính trung lập đối với tôn giáo. Trong vụ Aglipay chống Ruiz, 64 Phil. 201 (1973), Tòa án cho phép ngành bưu điện phát hành một con tem kỷ niệm Lễ ban thánh thể quốc tế ở Manila, đưa ra một thiết kế mới trong đó cắt bỏ rõ rệt các biểu tượng tôn giáo. Trong vụ Garces chống lại Estnzo, 104 SCRA 510, Tòa án phải đối mặt với vấn đề của Santacruzan, là một ngày hội làng truyền thống để tưởng nhớ việc vua Constantine cải đạo. Các chức sắc tôn giáo và các quan chức địa phương đấu tranh phản đối về một bức tượng tôn giáo vốn được mua từ quyên góp cá nhân. Tòa án nhận thấy rằng nghi lễ này đã đủ tính bản địa hóa và do đó mất đi tính thế tục của nó.
5. Quyền sinh nhiều con
Mọi bàn luận về hạn chế dân số là cấm kị trong chính sách của Philippines bởi vì các nhà chính trị Philippines sợ gặp phải sự phẫn nộ của các phần tử bảo thủ trong Giáo hội Công giáo. Quyền trong Hiền pháp về việc "vợ chồng xây dựng gia đình phù hợp với nhận thức tôn giáo và yêu cầu về trách nhiệm làm cha mẹ" đã được hiểu một cách hạn hẹp: chính phủ không giúp đỡ các ông bố bà mẹ, không có sự chỉ bảo về y tế, không sử dụng dụng cụ tránh thai - và chính phủ đã quên rằng quyền chọn lựa đòi hỏi phải có lựa chọn dựa trên nhận thức và được thông tin đầy đủ.
Dự luật về Trách nhiệm làm Cha mẹ và Đạo luật Quản lý Dân số và Đạo luật Sức khỏe Sinh sản năm 2004 sẽ có ý nghĩa đối cho lời hứa của hiến pháp rằng vợ chồng có quyền quyết định quy mô gia đình, bằng cách cung cấp "thông tin kịp thời, đầy đủ và chính xác và giáo dục sức khỏe sinh sản cũng như khả năng tiếp cận những dịch vụ y tế về sinh sản một cách an toàn, đầy đủ, và với giá cả phải chăng".
Hiến pháp Philippines bảo đảm "quyền vợ chồng xây dựng gia đình phù hợp với xác tín tôn giáo và những đòi hỏi của việc làm bố mẹ có trách nhiệm". Dự luật là việc thực hiện lập pháp của quyền này. "Việc làm Bố mẹ có trách nhiệm" sẽ là ảo tưởng nếu như không có sự lựa chọn được thông tin đầy đủ, trừ phi hai vợ chồng biết hết các sự lựa chọn, các phương pháp "tự nhiên" (được giới tăng lữ tán thành) cùng như các phương pháp "hiện đại" (không được tăng lữ bằng lòng) bởi vì xét cho cùng mọi sự lựa chọn đều do vợ chồng quyết định chứ không phải do cha xứ của họ quyết định.
Điều đáng chú ý là, dự luật biểu lộ mục đích ngăn cản việc phá thai, thừa nhận rằng việc mang thai không có kế hoạch và ngoài ý muốn là nguyên nhân dẫn đến phá thai, rằng cứ liệu toàn cầu đã cho thấy tỉ lệ phá thai là rất thấp ở những nước mà thông tin về kế hoạch hóa gia đình được phổ biến rộng rãi nhất. Giáo dục sức khỏe sinh sản là cách tốt nhất để giảm bớt nguy hiểm do phá thai gây nên, theo ước tính của Trường đại học thuộc Viện Dân số Philippines thì trong gần 400.000 trường hợp 1 năm ít nhất có 100.000 trường hợp đưa vào viện do biến chứng sau khi phá thai. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy ở những nước nào cho phép sự tiếp cận dễ dàng nhất dụng cụ tránh thai và chăm sóc sức khỏe sinh sản thì có tỉ lệ phá thai thấp nhất.
Điều này đặt hàng giáo phẩm của Giáo hội Philippines vào một tình thế rắc rối. Giáo lý của giáo hội cấm phá thai (cũng như trong Bộ luật hình sự sửa đổi), tuy nhiên giới tăng lữ bây giờ phản đối một biện pháp cụ thể cái sẽ ngăn cản hành động tuyệt vọng gây đau đớn này.
Dự luật cũng nhằm mục đích tằng cường sức khỏe cho phụ nữ và ngăn cản hành động nhẫn tâm và trái giáo lý. Nó trừng phạt những bệnh viện nào từ chối không chăm sóc thuốc men cho bệnh nhân sau khi phá thai bị tai biến hay những bệnh nhân phá thai bất hợp pháp, quay lưng lại với những người phụ nữ ra máu nhiều do biến chứng sau khi phá thai, điều này được xem rõ ràng là tội lỗi. Dự luật trừng phạt "những người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe" - những bác sĩ, y tá, và các cán bộ y tế - người giấu thông tin về các phương pháp kế hoạch hóa gia đình (chẳng hạn những phương pháp hạn chế sinh đẻ bị coi là tội lỗi) hoặc người từ chối thực hiện "việc tự nguyện triệt sản và thắt ông dẫn tinh" cho những bệnh nhân ở độ tuổi hợp pháp.
Điều khoản "tự do thực hành" của Hiến pháp nói rằng không ai có thể bị ép buộc phải thực hiện bất kỳ hành động nào ghê tởm nào đối với tôn giáo của mình; anh không bị ép phải buộc phản bội lại quyền "tự do thực hành" tôn giáo mình đã chọn.
Dự luật khôn ngoan tích hợp cả điều khoản "người phản đối có lương tâm": một thầy thuốc có thể từ chối thực hiện những điều mà anh ta cho là hành động phi tôn giáo, trừ việc cấp cứu người bệnh khi sự sống của họ đang bị nguy kịch. Xét về mặt lịch sử, người phản đối có lương tâm (COs) đều thuộc vào những tôn giáo chủ trương hòa bình, họ là những người từ chối chiến đấu trong chiến tranh, có lẽ tôn giáo của họ đòi hỏi họ phải trung lập trong các cuộc xung đột thế giới hay bác bỏ mọi quyền lực trên trái đất muốn bắt họ theo những phán xét đạo đức của mình. Do vậy họ được miễn nghĩa vụ quân sự.
Các cán bộ y tế có thể yêu cầu một ngoại lệ về "phản đối có lương tâm" nếu họ "từ chối mở rộng phạm vi các dịch vụ và thông tin về chăm sóc sức khỏe có chất lượng". Điều này bảo vệ các bác sĩ và các y tá là những người yêu cầu cương vị "người phản đối có lương tâm" khi họ từ chối thực hiện một thủ tục y tế nào đó trái ngược với đức tin của họ. Tôi không thể hình dung đặc quyền như thế này có thể được các cán bộ y tế viện ra như thế nào khi họ từ chối không nói cho các đôi vợ chồng mọi sự lựa chọn y học có thể có được. Đây chắc chắn là sự vi phạm nghĩa vụ nghề nghiệp nhằm giấu giếm hay bóp méo thông tin y học về kế hoạch hóa gia đình, và nhằm chọn lựa kỹ càng phương pháp nào có bàn bạc không trên cơ sở khoa học mà trên cơ sở tôn giáo. Khi liên quan đến những thiên vị phi y học, các thầy thuốc và các y tá lành nghề của chúng ta về cơ bản đều ở địa vị như các thầy cúng địa phương.
IV - ĐI THEO SỰ MINH BẠCH HƠN LÀ THEO CÁC CON SỐ
Chính sự minh bạch, chất lượng của việc diễn đạt tôn giáo "thẳng thừng" ở Philippines hiện nay đã gây tổn hại đến thuyết phân ly. Những điều đã khiến các nhóm tôn giáo trở nên mạnh dạn là sự thất bại của các phong trào chính trị nhằm chi phối lòng trung thành của nhân dân Philippines. Mảnh vải của các nhà thuyết giáo Phúc âm có thể được xem như là một sự buộc tội các nhà thờ có trước vốn không gây được sự truyền cảm mà còn tác động đến những các phong trào chính trị đã không còn khả năng lãnh đạo. Tín ngưỡng tôn giáo là nguồn tư tưởng duy nhất tồn tại - và trước những người Philippin nghèo đói không tự lo liệu cho chính mình, rõ ràng chỉ có đức tin mới có thể cứu vãn được nhiều người. Tín ngưỡng tôn giáo đã thắng lợi ngay từ đầu, không do va chạm với tư tưởng thế tục của chủ nghĩa tự do hay chủ nghĩa cộng sản, mà bằng cách để mặc mỗi hệ tư tưởng thất bại bởi chính sức nặng của chúng. Ở Philippines, sự phát triển của tôn giáo, đặc biệt của các nhóm Phúc âm, việc bỏ phiếu là một dấu hiệu thất bại của các đảng phái chính trị và của các phong trào xã hội, những người nắm các bộ máy chính trị vốn kiểm soát lòng trung thành nhưng không nêu lên được một tầm nhìn chủ đạo để đối chọi với những giấc mơ của nhân dân họ.
Quyền lực tiếp diễn của việc tán thành tôn giáo – và ngược lại, quyền lực của tăng lữ bị bó hẹp trước cảm hứng chính trị – cho thấy rõ tình trạng tiến thoái lưỡng nan của học thuyết phân ly ở Philippines, cụ thể đó là một nền dân chủ. Trong một nền dân chủ, các lựa chọn của đa số là vấn đề chính. Để mang "hiến pháp [quay về] với con người thực tế, với người dân thực sự" cũng sẽ khiến cho hiến pháp gần gũi một cách nguy hiểm với những thôi thúc có tính chất shaman giáo bản địa, điều này làm nghèo nàn đức tin và làm suy yếu nền chính trị của chúng ta.
PHỤ LỤC A
Những trích dẫn thích hợp
từ các tài liệu pháp luật quan trọng
* Hiến pháp Malolos của nước Cộng hòa Philippin dưới thời Tướng Emilio Aguinaldo
- Nhà nước công nhận quyền tự do và bình đẳng của tất cả các tôn giáo cũng như sự phân ly giữa Giáo hội và Nhà nước" Mục III Điều khoản V, Hiến pháp Malolos.
* Hiệp ước Hòa bình giữa Nước Mỹ và Tây Ban Nha được ký vào ngày 10 tháng 12 năm 1898.
Điều X: "Dân cư trên toàn lãnh thổ mà Tây Ban Nha đã giao hay đã nhượng lại chủ quyền đều sẽ được đảm bảo quyền tự do thực hành tôn giáo".
* Những chỉ thỉ của Tổng thống McKinley dành cho Ủy ban thứ Hai của Philippines để tiếp quản chính phủ dân sự của Philippines.
- "Không soạn thảo đạo luật nào liên quan tới việc thiết lập tôn giáo hay ngăn cấm tự do thực hành tôn giáo. Vĩnh viễn cho phép việc tự do thực hành tôn giáo và tham gia công việc tôn giáo và thờ cúng mà không bị phân biệt đối xử hay nhận ưu tiên... không một hình thức tôn giáo nào hay một chức sắc tôn giáo nào bị ép buộc vào một cộng đồng hay một công dân nào trên đất nước, mặt khác, không một chức sắc tôn giáo hay một tôn giáo nào bị gây trở ngại hay bị quấy rầy trong khi thực thi nhiệm vụ của mình".
* Dự luật của Philippines năm 1902:
- Không soạn thảo đạo luật nào liên quan tới việc thiết lập tôn giáo hay ngăn cấm tự do thực hành tôn giáo. Vĩnh viễn cho phép việc tự do thực hành và tham gia công việc tôn giáo và thờ cúng mà không có sự phân biệt đối xử hay nhận ưu tiên. – Mục 5 Dự luật Philippines, ngày 1 tháng 7 năm 1902.
Đạo luật Jones của năm 1916:
- Không được soạn thảo đạo luật liên quan tới việc thiết lập tôn giáo hay ngăn cấm tự do thực hành tôn giáo; vĩnh viễn cho phép việc tự do thực hành và tham gia công việc tôn giáo và thờ cúng mà không bị phân biệt đối xử hay nhận ưu tiên (phần mở rộng) - và không tiến hành kiểm tra tôn giáo đối với việc thực thi các quyền lợi dân sự và chính trị. Không được phép chiếm đoạt, đề nghị cung cấp, hay sử dụng một cách trực tiếp hay gián tiếp tài sản công để tạo lợi ích hay hỗ trợ bất kỳ một giáo phái, một giáo hội, một hệ phái, một môn phái hay một hệ thống tôn giáo nào, hoặc để ủng hộ cho bất kỳ một linh mục, một người truyền giáo, một mục sư, thầy giảng giáo lý hay một chức sắc tôn giáo nào. – Mục 3.
- Không được phép chiếm đoạt, đề nghị cung cấp hay sử dụng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tài sản công để hỗ trợ hay tạo lợi ích cho bất kỳ một giáo phái, giáo hội, hệ phái, môn phái, hay một hệ thống tôn giáo nào, hoặc vì mục đích làm lợi hay ủng hộ cho bất kỳ một linh mục, một người truyền giáo, một mục sư hay thầy giảng giáo lý hay một chức sắc tôn giáo nào. Cấm ép buộc hôn nhân đa thê hoặc hôn nhân đa thê. Không đưa ra đạo luật nào bênh vực hay cho phép đa thê – Mục 3.
* Đạo luật Tydings - McDuffie của năm 1934:
- Sự khoan dung tuyệt đối của cảm xúc tôn giáo phải được đảm bảo và không một người dân hay một tổ chức tôn giáo nào bị quấy rầy về mặt con người hay tài sản vì tín ngưỡng tôn giáo hay vì cách thức thờ cúng." – Công Luật số 127 mục 2(a), Đại hội toàn quốc lần thứ 73 (1934).
* Hiến pháp năm 1935:
- Không soạn thảo đạo luật nào liên quan tới việc thiết lập tôn giáo hay ngăn cấm tự do thực hành tôn giáo, vĩnh viễn cho phép tự do thực hành và tham gia công việc tôn giáo và thờ cúng mà không bị phân biệt đối xử hay nhận ưu tiên. Không tiến hành kiểm tra về tôn giáo đối với việc thực thi các quyền lợi dân sự và chính trị. - Điều IV, Mục 7 Hiến pháp năm 1935.
- Các nghĩa trang, nhà thờ và nhà của cha xứ hay các nhà tu kín, cũng như tất cả đất đai, tòa nhà và những cải dâng tiến dành riêng cho các mục đích tôn giáo, từ thiện hay giáo dục đều sẽ không bị đánh thuế. – Điều VI, Khoản 22 , đoạn 3 (b).
- Không được chiếm đoạt, đề nghị cung cấp, hay sử dụng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tài sản công cho việc hỗ trợ, làm lợi hay ủng hộ đối với bất kỳ một giáo phái, một giáo hội, một hệ phái, một môn phái, hay một hệ thống tôn giáo nào, hoặc hỗ trợ hay làm lợi cho bất kỳ một linh mục, một người truyền giáo, một mục sư, thầy giảng giáo lý hay một chức sắc tôn giáo nào trừ khi vị linh mục, nhà truyền giáo, mục sư, thầy giảng giáo lý hay chức sắc tôn giáo được giao nhiệm vụ phục vụ trong các lực lượng vũ trang hay trong cơ sở hình sự, trại trẻ mồi côi hay trại hủi. – Điều khoản VI, Mục 23, đoạn 3.
- Tất cả các cơ sở giáo dục đều được đặt dưới sự giám sát và chịu sư quy định của Nhà nước. Chính phủ sẽ thiết lập và duy trì một chế độ giáo dục công cộng đầy đủ và thích hợp và sẽ cung cấp miễn phí ít nhất là đối với giáo dục tiểu học và đối với việc đào tạo công dân thành những công dân trưởng thành. Tất cả các trường học sẽ tập trung vào việc phát triển tư cách đạo đức, kỷ luật cá nhân, ý thức công dân và năng lực chuyên môn và giáo dục những bổn phận của công dân. Việc giáo dục tôn giáo theo sự lựa chọn sẽ được duy trì trong các trường công, như đã được pháp luật hiện nay cho phép. Các trường đại học do nhà nước dựng nên sẽ được hưởng quyền tự do về học thuật. Nhà nước sẽ cấp học bổng về nghệ thuật, khoa học và văn chương cho những công dân có năng khiếu đặc biệt. – Điều khoản XIV, Mục 5.
Hiến pháp năm 1973:
- Không soạn thảo luật liên quan tới việc thiết lập tôn giáo hay ngăn cấm tự do thực hành tôn giáo, vĩnh viễn cho phép việc tự do thực hành và tham gia công việc tôn giáo cũng như thờ cúng mà không có sư phân biệt đối xử hay nhận ưu tiên. Không tiến hành kiểm tra về tôn giáo đối với việc thực thi các quyền lợi dân sự và chính trị. - Điều khoản IV, Mục 8 Hiến pháp năm 1973.
- Các nhà tế bần, các nhà thờ, các nơi ở của cha xứ hay các nhà tu kín, thánh đường Islam giáo, các nghĩa trang không thu phí và tất cả đất đai, các tòa nhà và các công trình nâng cấp, trực tiếp và dùng riêng vào mục đích tôn giáo hay từ thiện đều sẽ được miễn thuế. - Điều khoản VIII, Mục 17, Đoạn 3.
- Không được chiếm đoạt, đề nghị cung cấp, hay sử dụng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tài sản công cho việc hỗ trợ, làm lợi hay ủng hộ đối với bất kỳ một giáo phái, một giáo hội, một hệ phái, một môn phái, hay một hệ thống tôn giáo nào, hoặc hỗ trợ hay làm lợi cho bất kỳ một linh mục, một người truyền giáo, một mục sư, thầy giảng giáo lý hay một chức sắc tôn giáo nào trừ khi vị linh mục, nhà truyền giáo, mục sư, thầy giảng giáo lý hay chức sắc tôn giáo được giao nhiệm vụ phục vụ trong các lực lượng vũ trang hay trong cơ sở hình sự, trại trẻ mồi côi hay trại hủi. - Điều khoản VI, Mục 23, đoạn 3.
- Khi có chọn lựa được thể hiện bằng chữ viết của bố mẹ hay người bảo trợ, và không gây chi phí cho họ và cho chính phủ, thì được phép dạy về tôn giáo cho con của họ hay cho người bảo trợ ở các trường sơ cấp và trường trung học theo như pháp luật quy định. - Điều khoản XV, Mục 8 Đoạn 8.
- Không được phép vi phạm sự phân ly giữa Giáo hội và Nhà nước. – Điều khoản XV, Mục 15.
Hiến pháp năm 1987:
- Không được phép vi phạm sự phân ly giữa Giáo hội và Nhà nước. – Điều khoản II, Mục 6 Hiến pháp 1987.
- Không soạn thảo luật nào liên quan tới việc thiết lập tôn giáo hay ngăn cấm tự do thực hành tôn giáo, vĩnh viễn cho phép việc tự do thực hành và tham gia công việc tôn giáo và thờ cúng mà không bị phân biệt đối xử hay nhận sự ưu tiên. Không tiến hành kiểm tra tôn giáo đối với việc thực thi các quyền lợi dân sự và chính trị -Điều khoản III, Mục 7 Hiến pháp năm 1987.
- Không được chiếm đoạt, đề nghị cung cấp, hay sử dụng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tài sản công cho việc hỗ trợ, làm lợi hay ủng hộ đối với bất kỳ một giáo phái, một giáo hội, một hệ phái, một môn phái, hay một hệ thống tôn giáo nào, hoặc hỗ trợ hay làm lợi cho bất kỳ một linh mục, một người truyền giáo, một mục sư, thầy giảng giáo lý hay một chức sắc tôn giáo nào trừ khi vị linh mục, nhà truyền giáo, mục sư, thầy giảng giáo lý hay chức sắc tôn giáo được giao nhiệm vụ phục vụ trong các lực lượng vũ trang hay trong cơ sở hình sự, trại trẻ mồi côi hay trại hủi. - Điều khoản VI, Mục 29 (2), Hiến pháp 1987.
- Các nhà tế bần, các nhà thờ, các nơi ở của cha xứ hay các nhà tu kín, thánh đường Islam giáo, các nghĩa trang không thu phí và tất cả đất đai, các tòa nhà và các công trình được nâng cấp, được sử dụng trực tiếp và riêng cho mục đích tôn giáo hay từ thiện đều sẽ được miễn thuế - Điều khoản VI, Mục 298, đoạn 3.
- Khi có sự lựa chọn được thể hiện bằng chữ viết của bố mẹ hay của người bảo trợ thì sẽ được phép dạy về tôn giáo cho trẻ em hay cho người bảo trợ ở các trường sơ cấp và trung học ngay trong các giờ học chính thức do những người hướng dẫn được các nhà chức trách tôn giáo của tôn giáo đứa trẻ hay người bảo trợ chỉ định hoặc phê chuẩn mà không phải chi thêm một khoản phí nào cho Chính phủ - Điều khoản XIV, Mục 3 đoạn 3.
* Bộ luật bầu cử gồm nhiều mục của Philippines:
- Việc đăng ký. - Bất kỳ một nhóm người có tổ chức nào tìm cách đăng ký hoạt động như một đảng dân tộc hay chính trị địa phương đều có thể nộp hồ sơ lên Ủy ban một đơn được xác nhận kèm theo cơ cấu tổ chức, những luật lệ, lập trường hay chương trình quản lý và những thông tin thích hợp khác mà Ủy bản có thể yêu cầu. Sau khi tiếp nhận và lắng nghe, Ủy bản sẽ giải quyết hồ sơ trong vòng 10 kể từ ngày hồ sơ được đệ trình xin quyết định.
- Không một giáo phái tôn giáo nào được đăng ký với tư cách một đảng chính trị và không công nhận một đảng chính trị nào vốn tìm cách thực hiện được mục đích của mình thông qua bạo lực – Điều khoản VIII, Mục 61.
- Cấm các ứng cử viên, các thủ quỹ của các đảng hay đại diện của họ tặng quà. Không một ứng cử viên nào, vợ hoặc chồng hay họ hàng bên vợ hoặc chồng, người giúp đỡ hay người đại diện trong giai đoạn chiến dịch tranh cử, vào ngày trước và sau bầu cử dù là trực tiếp hay gián tiếp được phép đóng góp, ủng hộ hay tặng quà tiền mặt hay hiện vật nhằm tiến hành hay hỗ trợ việc xây dựng hay sửa chữa đường sá, cầu cống, xe buýt chở học sinh, các trung tâm văn hóa dành cho trẻ nhỏ, phòng chữa bệnh, bệnh viện, nhà thờ hay nơi cầu nguyện, lát đường hay bất kỳ một công trình công cộng cho việc sử dụng chung hay cho việc sử dụng của bất kỳ một tổ chức tôn giáo hay tổ chức dân sự nào. Các hội phí tôn giáo bình thường và theo kỳ hạn hay những đóng góp như lương, thuế thập phân hay sự quyên góp tôn giáo vào các ngày chủ nhật hay trong các ngày quyên góp định trước khác cũng như số tiền định kỳ được chi trả cho các học bổng đã được thiết lập và cho các đóng góp thường được thực hiện trước thời kỳ cấm đoán thì sẽ không bị cấm.
- Sự cấm đoán tương tự cũng sẽ được áp dụng cho các thủ quỹ, các nhân viên hay các đại diện của bất kỳ đảng phái chính trị nào. – Điều khoản XI, Mục 104.
* Bộ luật hành chính
- Mục 26. Những ngày nghỉ thường lệ và những ngày đặc biệt trong cả nước. - (1) nếu chưa được pháp luật, nội quy hay tuyên ngôn thay đổi, thì các ngày nghỉ thường lệ và những ngày nghỉ đặc biệt dưới đây sẽ được diễn ra ở đất nước này:
(A) Những ngày nghỉ thường lệ
Ngày Tết - 1 tháng 1
Ngày thứ Năm trước lễ Phục sinh - có thể linh hoạt chuyển dịch
Ngày thứ Sáu - (kỷ niệm Đức Chúa Giêxu bị đóng đinh, thứ sáu tuần thánh) - có thể linh hoạt dịch chuyển.
Arawng Kagitingan (Bataan - ngày 9 tháng 4 và Ngày Chánh án)
Ngày quốc tế Lao động 1 tháng 5
Ngày Độc lập – 12 tháng 6
Ngày kỷ niệm các Anh hùng Dân tộc - Ngày Chủ nhật cuối cùng của tháng 8
Ngày Bonifacio – 30 tháng 11
Ngày lễ Nô en – 25 tháng 12
Ngày Rizal - 30 tháng 12
B. Những ngày đặc biệt trên toàn quốc
Ngày lễ các Thánh - 1 tháng 11
Ngày cuối cùng của năm – 31 tháng 12
* Luật đánh thuế bất động sản
- Miễn thuế bất động sản thực tế. – Việc miện thuế là như sau:
XXX XXX XXX
(c) Các nhà tế bần, các nhà thờ, các nơi ở của cha xứ hay các nhà tu kín, thánh đường Islam giáo, và tất cả đất đai, các tòa nhà và những công trình nâng cấp, trực tiếp dùng riêng vào mục đích tôn giáo hay từ thiện đều sẽ được miễn thuế. - Chương IV, Mục 40 đoạn c.
Explicit Religiosity and the Secular State: Dilemmas of a Transplanted Constitutionalism
by Professor Raul C. Pangalangan University of the Philippines
Summary
The Philippines borrowed American doctrine on the separation of Church and State, and codified the Free Exercise and Establishment clauses into its constitution. Yet this hundred-year old constitutional experiment has yielded different results, because these doctrines, born out of a religiously pluralistic community, were being applied to a nation that is predominantly Roman Catholic, whose hierarchy has close ties to a feudal-minded elite, and which historically has played a decisive role in its secular politics.
At the same, there has been some backlash from competing groups: a forty-year Islamic rebellion in the southern island of Mindanao; a tightly knit indigenous Christian group that commands block voting among its flock; and an assertive community of evangelical Christians.
Hence a highly politicized Church-State doctrine. Despite the separation clause, Catholic rituals are held routinely in government offices, and politicians shamelessly seek the blessings of religious leaders. At the same time, the constitution has carved out exceptions to recognize the Islamic minority. From all directions, therefore, Church-State doctrine is under assault in the Philippines from the assertive explicitness of competing religiosities.
I. The Separation Clause in Philippine Constitutional History
The separation of Church and States holds a special place in Philippine history. (The Philippines was a Spanish colony for 350 years, and an American colony for the next 50 years – or as it is commonly said, 350 years in a convent, and 50 years in Hollywood).
The 1898 revolution for independence against Spain was, in the popular imagination, an “Anti-Monastic” revolution, a rebellion against the abuses by the friar orders under a “unity of Church and State.” By the end of the 19th century, the Spanish empire was crumbling. In the colonial metropolis in Madrid, liberal ideas had begun to take hold. In the periphery, in the colonies, however, the state remained authoritarian; the irony was that, in the Philippines, Spain maintained its conquest “by the Sword and the Cross”, and enlisted the help of the friar orders both for indoctrinating the natives and, having so succeeded, in controlling them.
The irony is that at the moment of triumph, the revolutionaries enshrined the separation doctrine into their brand-new constitution (the Malolos Constitution), and proceeded to write it inside a church – apparently the only building big and solemn enough for the occasion (and which I call the “original sin” of Church-State doctrine in Philippine legal history).
The next irony is that the separation clause won by a very slim minority, despite the near unanimity of the revolutionary cause, and that the President of the new Republic (Emilio Aguinaldo) proceeded to suspend the effectivity of the clause, upon advice by his legal adviser, widely acknowledge to be liberal and progressive (Apolinario Mabini).
The reason was historically compelling: the Spanish-American war had broken out, Admiral Dewey had defeated the Spanish Armada at Manila Bay, and the fledgling Philippine Republic was again at war. The reasoning was that the government could ill afford the “divisive effect” of separation clause.
The Philippine-American war ensued, and Philippines became the first, and only, American colony, and remained so until the US gave it independence on the 4th of July 1946.
From 1899 onwards, religious liberty was codified into every charter of government in the Philippines. There have been three major constitutions since: the independence constitution drafted inn 1935, the Marcos constitution adopted in 1973, and the 1987 constitution adopted under Corazon Aquino. All of these constitutions contained the stock clauses to guarantee separation, as demonstrated by the current constitution.
The separation of Church and State shall be inviolable. (Article II, Declaration of Principles and State Policies, §6)
No law shall be made respecting an establishment of religion, or prohibiting the free exercise thereof. The free exercise and enjoyment of religious profession and worship, without discrimination or preference, shall forever be allowed. No religious test shall be required for the exercise of civil or political rights. (Article III, Bill of Rights, §5)
No public money or property shall be appropriated, applied, paid, or employed, directly or indirectly, for the use, benefit, or support of any sect, church, denomination, sectarian institution, or system of religion, or of any priest, preacher, minister, or other religious teacher, or dignitary as such, except when such priest, preacher, minister, or dignitary is assigned to the armed forces, or to any penal institution, or government orphanage or leprosarium. (Article VI, Legislative Department,§29.2)
Charitable institutions, churches and parsonages or convents appurtenant thereto, mosques, … and all lands, buildings, and improvements, actually, directly, and exclusively used for religious, charitable, or educational purposes shall be exempt from taxation. (Article VI, Legislative Department, §28.3)
At the option expressed in writing by the parents or guardians, religion shall be allowed to be taught to their children or wards in public elementary and high schools within the regular class hours by instructors designated or approved by the religious authorities of the religion to which the children or wards belong, without additional cost to the Government. (Article XIV §3.3)
II. Dilemmas in Transplantation
A Non-Pluralistic Milieu
When you read the separation clause in the Philippines, the first fact you must acknowledge is that Filipinos are predominantly – 85% -- Roman Catholic, and that the Muslims are barely 10% of the population, and all the rest of the Protestant Christian churches share the remaining 5%.
This pie-chart, so to speak, can be misleading. Modern anthropologists have called it a “split-level Christianity.” In the popular mind, the critique suggests nominal, non-practicing members of the faithful. More specifically, however, the critique actually assumes that the flock are bona fide believers and participants, but have segregated a part of their lives as beyond the control of Catholic doctrine, e.g., Saturday night party animals who are Sunday morning worshippers, or on the other extreme, radical Catholics whose apostolic work is waging revolution through liberation theology.
The Clergy and Business
The second fact is that the Church hierarchy in the Philippines is historically tied up to economic power. The Catholic Church came to the shores of the country aboard the ships of the Spanish conquistadores. They divided the entire archipelago in the name of the Spanish Crown, which then gave landed estates to the friar orders and the church hierarchy. Indeed, the first project of the independent Republic was to confiscate these (through a Bureau of Friar Lands). Legal doctrine recognizes the proprietary power of the parish priest through the doctrine of the “corporation sole.” Until today, the Church remains a big landowner and owns large banking interests in the country. The church hierarchy, in a way, is part of the business elite.
The Clergy and Secular Politics
The third fact is that the Church is politically influential. The late Cardinal Jaime Sin led the democratic movement that ousted President Ferdinand Marcos. He used the legitimating power of the Church to give sanctuary to human rights activists. But he also used its vast network of parish priests and community-based nuns to reach out to the people and to spread the word about torture and disappearances. That network includes the Catholic schools – in a country where the best and most expensive schools are Catholic schools. Cardinal Sin took the lead as well in ousting President Joseph Estrada in January 2001.
Today President Gloria Macapagal-Arroyo has just survived an impeachment complaint; she was caught on tape conspiring with an election commissioner to cheat in the last elections, intimidate a witness by kidnapping her family, and ensure that she won by “at least one million votes”, upon her request and as poll results would eventually show. The complaint has been thrown out on a technicality, but significantly Arroyo found solace in the statement by the Catholic bishops, who said that what she did was morally reprehensible but not legally culpable.
In Philippine politics, the litmus test of Church-State independence is the ban on family planning programs and limits on reproductive rights. The constitution sets forth a delicate balance:
The State recognizes the sanctity of family life and shall protect and strengthen the family as a basic autonomous social institution. It shall equally protect the life of the mother and the life of the unborn from conception. …. (Article II, Declaration of Principles and State Policies, §12)
The drafting history of this clause shows that its intention was to maintain the ban on abortion, which is a crime under the Revised Penal Code. At the same time, this text leaves ample room for a couple to decide how many kids they would have, and what birth control method they would follow. This is fundamentally important for the Philippines, with a population of 82 million, where unemployed couples living in squalor have 6 to 8 children. Filipino politicians steer clear of what is euphemistically called “population planning”, lest they be chastised from the pulpit of every church in their district.
The Countervailing Religiosities
The fourth fact is that the competing churches have learned their lessons, and play the same political and economic game at which the Roman Catholic clergy has so excelled, and in style.
The Islamic rebellion was begun in the 1970s by the Moro National Liberation Front (MNLF), now co-opted by government and succeeded by the Moro Islamic Liberation Front (MILF) and splinter groups. The constitution has offered autonomy to the Muslim areas of the island of Mindanao, and has in fact officially recognized the applicability of shari’ah laws and the jurisdiction of shari’ah courts. The constitution therefore expressly carves out exceptions to the principle of state neutrality to religion, in favor of the Muslim minority.
The indigenous Iglesia ni Kristo (literally, the Church of Christ) was founded by a Filipino, whose command over the loyalty of his flock translates into block voting in favor of his chosen candidate. Hence his hold over national and local politicians.
Finally, the evangelical Christian groups have emerged as genuine power brokers in Philippine politics. They have amassed wide following among disaffected Catholics, demonstrating both the failure of their baptized faith to respond to their spiritual longings, and the persistent search for a responsive religious belief (in contrast to other countries where the disaffected turn to secular beliefs instead). That following is well-organized and funded, now in the manner of the Catholic clergy: they own TV and radio stations, lease out buildings, organize cooperatives for low-income housing, etc. Presidents periodically publish their photo-ops being blessed and “prayed over” by the leaders of these groups. Even the Roman Catholic church has studiously avoided an open clash with the larger groups, despite theological debates on fine points of church doctrine.
III. The “Disjunct” between Constitutional Doctrine and Explicit Religiosity: Examples from Supreme Court Decisions
1. Gobitis in the US, Gerona in the Philippines
The best way to demonstrate the transplantation of US doctrine to the Philippines is through the parallel between Minersville School District v. Gobitis, 310 U.S. 586 (1940) and Gerona v. Secretary of Education, 106 Phil. 2 (1959). Both cases involved the power of state schools to compel school children belonging to the Jehovah’s Witnesses to take part in flag ceremonies, despite their protestations that this was contrary to their faith. Indeed in Gerona, the author of the majority opinion, a Roman Catholic, even chastised the Jehovah’s Witnesses for erroneous reading of the bible, saying that the verse about “no graven images” did not, in his considered view, cover flag ceremonies – not realizing that unless he was an ordained minister of a religion, he had no business interpreting their scripture for them. It took the Philippine Supreme Court until 1993 to reverse itself in Ebralinag v. Division Superintendent of Schools of Cebu, 219 SCRA 256 (1993).
Recently, in Marcelino C. Arias v. University of the Philippines, a law student filed suit against classroom prayer. He said that he was an evangelical Baptist, and that his professor prayed before class an ecumenical prayer that actually offended his beliefs. (The university already prohibits classroom prayer.) The case is pending before a trial court.
2. Neutrality to Catholic Beliefs
In a non-pluralistic context, it is my contention that the Court must be especially vigilant in applying the Establishment Clause, although the Philippine Supreme Court had, in one rather difficult case, actually undermined the Free Exercise clause.
In Pamil v. Teleron, 86 SCRA 413 (1978), the Court did not strike down an outright violation of the “no religious test” provision and thus the Free Exercise clause as well. The Administrative Code made ecclesiastics ineligible for any elective or appointive office. However, the Court reviewed the long history of the separation clause and recognized the dangers of allowing the “unity” of Church and State.
To allow an ecclesiastic to head the executive department of a municipality is to permit the erosion of the principle of separation of Church and State and thus open the floodgates for the violation of the cherished liberty of religion which the constitutional provision seeks to enforce and protect.
The Court did not muster enough votes to strike down the prohibition, and the law stood in the books until the new Administrative Code repealed it in 1987.
The principle of strict neutrality was tested most recently in Estrada v. Escritor, 408 SCRA 1, 116 (2003). This was an administrative disciplinary action against a court employee on the ground of immorality. She had been estranged from her husband for more than twenty years, and during that period began a new family with another man with the blessings of their church. (Divorce is not allowed Philippines.)
The Court did not in that case dismiss her from the service, lest it condemn as immoral a practice and belief by a minority religion, by using the standards of the majority religion. The Court began by looking back to history.
Before our country fell under American rule, the blanket of Catholicism covered the archipelago. There was a union of church and state and Catholicism was the state religion under the Spanish Constitution of 1876. Civil authorities exercised religious functions and the friars exercised civil powers.
The Court then proceeded to conclude:
Accommodation is distinguished from strict neutrality in that the latter holds that government should base public policy solely on secular considerations, without regard to the religious consequences of its actions.
Note however that in another marriage-related case, the Court upheld the state’s power to license persons authorized to solemnize marriages. Petitioners contended that whether the “church, sect or religion of the applicant for license to perform marriage operates in the Philippine Islands and is in good repute,” is unconstitutional on the ground that it in effect empowered the Director to enquire into the organization and doctrine of the church or sect.
The duty thus conferred is not one of inquiry into the organization or doctrine of a particular church or religion, but a duty to distinguish and discriminate between a legitimately established religion or church and one that pretends to be as such, as a prerequisite to the issuance of a certificate of authority. The law, therefore, in no sense prohibits nor impairs the free exercise of any religion. On the contrary, it purports to protect every legitimately established religion from the imposture of pseudo or spurious religious organizations which ostensibly appear to be dedicated to the practice of religion and the exercise of particular faith but which in reality are mere marriage agencies. (People v. Fabillar, 68 Phil 584 (1939)
3. Neutral Application of “Clear and Present Danger” Test
When anti-Marcos protesters wanted to demonstrate, they chose – with some mischief – to hold a protest mass in, of all places, the St. Jude Thaddeus Church, which was right next door to the Presidential Palace. In German v. Barangan, 135 SCRA 514 (1985), the Court upheld the refusal of city authorities to allow the protest, despite the constitutional guarantee of freedom of assembly. The Court relied on the religion-neutral application of the “clear and present” danger test.
More recently, the Catholic Church – this time more sympathetic to the sitting President – had asked the police to prohibit political protests at the Edsa Shrine, site of the peaceful uprising that ousted Marcos in 1986 and a favorite of political opposition groups.
Over the years, church authorities have blown hot and cold on whether the area can be used for political protests, and fully-armed police have indulged the owners’ wishes. However, the owners’ property rights are limited to the property itself, but cannot extend to the adjacent sidewalk, which is either outside the property line, or is subject to an “easement” for public use. One of those allowable uses is for freedom of assembly, in which is especially potent here because the premises surrounding the Shrine is a historic place, is actually a major thoroughfare, and is therefore a “public forum.”
But the Shrine presents a unique problem. It is not a secular emblem, but a place of religious worship. Freedom of speech is special in constitutional law, but even more special is the “free exercise” clause. Worshippers can claim that their access to their church is cramped, or that their rituals are hampered by the noise, or the solemnity desecrated by the tension outside.
Nothing trumps religious freedom in the Bill of Rights. Except, that is, when Church authorities themselves furnish the exception: they had welcomed politics before. How many times has the Shrine hosted supposedly spiritual gatherings with overt political activities? When the Shrine’s clergymen allow some speech and ban others, why lend the sword of Caesar to enforce religious caprice? Constitutional law calls it the test of “good faith belief.”
Finally, the Court has applied the “clear and present danger” test when it upheld the sanctions against the Iglesia ni Kristo for maligning the Catholic Church. (Iglesia ni Cristo v. Court of Appeals, 259 SCRA 529, 544 (1996).
4. Clergy in Politics
In Velarde v. Society for Social Justice (or SJS), several lawyers petitioned a Manila trial court to declare that when religious leaders endorse political candidates, they violate the constitutional separation of Church and State. The trial judge obliged, in a well-researched decision, and the case was elevated to the Supreme Court. (The Court remanded the case to the trial court for further findings of fact.)
What is the usual line of defense for politicized men of the cloth? The stock lawyerly answer is that the Constitution constrains only the state but not private persons from violating the individual’s freedom of belief and from favoring one organized religion over another. Government may not intercept the mandates of heaven, but religious leaders are free to take part in the affairs of the earth.
That smug answer would have been correct if we were reading the American constitution, from which we originally borrowed lock, stock and barrel our Church/State separation doctrine. In their history, the main protagonist was the state – theirs was a community of refugees fleeing religious persecution in the Old World, and their constitution is custom-tailored to guard against the danger of the state coercing non-believers or rewarding true believers.
But in Philippine history, the main protagonists have been the powerful churches (academics will say “hegemonic”), namely, at the outset, the Roman Catholic Church and, more recently, the Iglesia ni Kristo and evangelical groups that have filled the vacuum in the souls of those who have ceased to be moved by their baptized faiths. The true constitutional intent in the Philippines is to keep the modern-day friars from seizing the levers of state power and using the state for self-aggrandizement, spiritual or otherwise. The narrowly legalistic line of defense betrays that intent.
Ironically, Velarde v. Social Justice Society stood before a Supreme Court that has itself adopted what it calls an Ecumenical Prayer for the Courts. It was carefully worded to be ecumenical alright, but is sometimes recited by the overzealous who wouldn’t give it a thought if they began with the Sign of the Cross, or ended with the Our Father.
This is not the first time that the Court is faced with challenges to state neutrality to religion. In Aglipay v. Ruiz, 64 Phil. 201 (1937), it allowed the postal service to issue a stamp commemorating the International Eucharistic Congress in Manila, provided the new design was adopted which excised the explicitly religious symbols. In Garces v. Estenzo, 104 SCRA 510 (1981), the Court faced the problem of a Santacruzan, a traditional village fiesta honoring Constantine’s conversion to the faith. Both religious and village authorities were fighting over a religious statute purchased from private donations. The Court found that the ritual had been sufficiently indigenized and thus shorn of its secular character.
5. Reproductive Rights
All talk of population control is taboo in Philippine politics because Filipino politicians fear the wrath of the conservative elements in the Catholic Church. The Constitutional right of “spouses to found a family in accordance with their religious convictions and the demands of responsible parenthood”, has been read narrowly: the government should leave parents alone without help, without medical advice, without access to contraceptives – and conveniently forget that the right to choose requires knowing and informed choice.
The proposed Responsible Parenthood and Population Management Act Reproductive Health Act of 2004 will give meaning to the constitution’s promise that spouses have the right to decide the size of their families, by providing for “timely, complete and accurate information and education on reproductive health as well as ready access to safe, adequate and affordable reproductive health care services.”
The Philippine Constitution guarantees “the right of spouses to found a family in accordance with their religious convictions and the demands of responsible parenthood.” The bill is the legislative implementation of that right. “Responsible parenthood” is illusory without informed choice, unless couples know the full range of options, the “natural” methods (approved of by the clergy) as well as “modern” methods (frowned upon by the clergy), because after all, the choice should be made by the couple and not by their parish priest.
Significantly, the bill expressly aims to prevent abortions, recognizing that unplanned and unwanted pregnancies are the main cause of abortions, and that global data have shown that abortion rates are lowest in countries where family planning information is most widely accessible. Reproductive health education is the best way to minimize the harm of induced abortions, estimated by the University of the Philippines’ Population Institute at close to 400,000 a year, at least 100,000 of which result in hospitalization due post-abortion complications. Studies have shown that countries with the freest access to contraceptives and reproductive health care also have the lowest abortion rates.
This places the Philippine church hierarchy in a bind. Church doctrine bans abortions (as does the Revised Penal Code), and yet the clergy now opposes a concrete measure that will demonstrably prevent that painful act of desperation.
The bill also aims to advance women’s health, and stop a callous, un-Christian practice. It penalizes hospitals that refuse to give medical care to victims of botched backstreet abortions, and turn away women suffering from bleeding caused by post-abortion complications, seen apparently as the just wages of sin. The bill punishes “health care service providers” – doctors, nurses, and health officials – who withhold information about family planning methods (say, about those “sinful” methods of birth control) or who refuse to perform “voluntary sterilization and ligation” on patients of legal age.
The “free exercise” clause of the Constitution provides that no one may be compelled to perform any act abhorrent to his religion; he is in effect coerced betray against his “free exercise” of his chosen faith.
The bill wisely includes a “conscientious objector” clause: a health professional may validly refuse to perform what for him are irreligious acts, except in medical emergencies where, say, the patient’s life is in jeopardy. Historically, conscientious objectors (COs) have belonged to pacifist religions whose members refused to fight in wars; perhaps their religion required them to be neutral in worldly conflicts, or rejected all earthly powers who purport to impose upon them its moral judgments. They were thus exempted from active military service.
Health officers may claim the CO exception if they “refuse to extend quality health care services and information.” This protects doctors and nurses who claim CO status should they refuse to perform certain medical procedure contrary to their faith. I cannot imagine though how this same privilege can be invoked by health officers who refuse to even tell couples all the medically available options. It is a deliberate breach of professional duty to withhold or distort medical information about family planning, and to pick and choose which method to discuss on the basis not of science but of religion. When it comes to non-medical biases, our good doctors and nurses are essentially on the same footing as local shamans.
IV. Explicitness, Rather than Numbers
It is the explicitness, the “in-your-face’ quality of religious expression in the Philippines today, that undermines the separation doctrine. But what has emboldened the religious groups is the failure of political movements to command that same allegiance from the Filipino people. The clout of evangelical preachers may be seen as an indictment of the established churches that have ceased to inspire but they indict as well the political movements that have ceased to lead. Religious belief is the only remaining body of thought that has endured – and given the helplessness of the Filipino poor, it is indeed faith alone that sustains many. Religious belief has triumphed by default, not by clashing with secular ideologies of liberalism or communism, but by letting each ideology fall by its own weight. In the Philippines, the rise of the religious, especially evangelical, vote is a symptom of the fall of political parties and activist movements, they who possess political machines that marshal loyalists but offer no compelling vision to match the dreams of their people.
The continuing power of religious endorsements – and conversely, the hostage-like power of clergy over aspiring politicos – shows the core dilemma of separation doctrine in the Philippines, namely, that it is a democracy. In a democracy, the choices of the majority matter. To bring the “constitution [back to] the actual human being, the actual people” will also bring it perilously close to native shamanaic impulses that cheapen the faith and degrade our politics.
Annex A
Relevant Excerpts
from Important Legal Documents
· Malolos Constitution of the Philippine Republic under General Emilio Aguinaldo.
-
The State recognizes the freedom and equality of all religions, as well as the separation of the Church and the State.” – Title III, Article V, Malolos Constitution.
-
Treaty of Peace between the United States and Spain on December 10, 1898:
-
Art X: “The inhabitants of the territories over which Spain relinquishes or cedes her sovereignty shall be secured in the free exercise of religion.”
-
President McKinley’s Instructions to the Second Philippine Commission, created to take over the civil government of the Philippines.
-
“That no law shall be made respecting the establishment of religion or prohibiting the free exercise thereof, and that the free exercise and enjoyment of religious profession and worship without discrimination or preference shall forever be allowed…that no form of religion and no minister of religion shall be forced upon the community or upon any citizen of the Islands, that, on the other hand, no minister or religion shall be interfered with or molested in following his calling.”
-
The Philippine Bill of 1902:
-
That no law shall be made respecting an establishment of religion or prohibiting the free exercise thereof, and that the free exercise and enjoyment of religious profession and worship, without discrimination or preference, shall forever be allowed. – Sec. 5, Philippine Bill of July 1, 1902
-
That no law shall be made respecting an establishment of religion or prohibiting the free exercise thereof, and that the free exercise and enjoyment of religious profession and worship without discrimination or preference shall forever be allowed; (Expansion) – and no religious test shall be required for the exercise of civil or political rights. No Public money or property shall ever be appropriated, applied, donated, or used, directly or indirectly, for the use, benefit, or support of any sect, church, denomination, sectarian institution, or system of religion, or for the use, benefit or support of any priest, preacher, minister, or other religious teachers or dignitary as such. – Section 3
-
No public money or property shall ever be appropriated, applied, donated, or used, directly or indirectly, for the use, benefit, or support of any sect, church, denomination, sectarian institution, or system of religion, or for the use, benefit, or support of any priest, preacher, minister, or other religious teacher or dignitary as such. Contracting of polygamous or plural marriages hereafter is prohibited. That no law shall be construed to permit polygamous or plural marriages. – Section 3
-
Tydings-McDuffie Law of 1934:
-
“absolute toleration of religious sentiment shall be secured and no inhabitant or religious organization shall be molested in person or property on account of religious belief or mode of worship.” – Public Law No. 127 sec. 2(a), 73rd Congress (1934).
-
No law shall be made respecting an establishment of religion, or prohibiting the free exercise thereof, and the free exercise and enjoyment of religious profession and worship, without discrimination or preference, shall forever be allowed. No religious test shall be required for the exercise of civil or political rights. - Article IV, Section 7, 1935 Constitution.
-
Cemeteries, churches, and parsonages or convents appurtenant thereto, and all lands, buildings, and improvements used exclusively for religious, charitable, or educational purposes shall be exempt from taxation. – Article VI, Section 22, par. 3(b)
-
No public money, or property shall ever be appropriated, applied, or used, directly or indirectly, for the use, benefit, or support of any sect, church, denomination, sectarian institution or system of religion, for the use, benefit, or support of any priest, preacher, ministers, or other religious teacher or dignitary as such except when such priest, preacher, minister, or dignitary is assigned to the armed forces or to any penal institution, orphanage or leprosarium. – Article VI, Section 23, par. 3
-
All educational institutions shall be under the supervision of and subject to regulation by the State. The Government shall establish and maintain a complete and adequate system of public education, and shall provide at least free public primary instruction, and citizenship training to adult citizens. All schools shall aim to develop moral character, personal discipline, civic conscience, and vocational efficiency, and to teach the duties of citizenship. Optional religious instruction shall be maintained in the public schools as now authorized by law. Universities established by the State shall enjoy academic freedom. The State shall create scholarships in arts, science, and letters for specially gifted citizens.- Article XIV, Section 5.
-
No law shall be made respecting an establishment of religion, or prohibiting the free exercise thereof. The free exercise and enjoyment of religious profession and worship, without discrimination or preference, shall forever be allowed. No religious test shall be required for the exercise of civil or political rights. – Article IV, Section 8, 1973 Constitution.
-
Charitable institutions, churches, personages or convents appurtenant thereto, mosques and non-profit cemeteries, and all lands, buildings and improvements actually, directly, and exclusively used for religious or charitable purposes shall be exempt from taxation.- Article VIII, Section 17, Par. 3
-
No public money, or property shall ever be appropriated, applied, or used, directly or indirectly, for the use, benefit, or support of any sect, church, denomination, sectarian institution or system of religion, for the use, benefit, or support of any priest, preacher, ministers, or other religious teacher or dignitary as such except when such priest, preacher, minister, or dignitary is assigned to the armed forces or to any penal institution, orphanage or leprosarium.- Article VI, Section 23, par. 3.
-
At the option expressed in writing by the parents or guardians, and without cost to them and the government, religion shall be taught to their children or wards in public elementary and high schools as may be provided by law.- Article XV, Section 8, par. 8.
-
The separation of the Church and the State shall be inviolable.- Article XV, Section 15
-
The separation of Church and State shall be inviolable. – Article II, Section 6, 1987 Constitution
-
No law shall be made respecting an establishment of religion, or prohibiting the free exercise thereof. The free exercise and enjoyment of religious profession and worship, without discrimination or preference, shall forever be allowed. No religious test shall be required for the exercise of civil or political rights. – Article III, Section 5, 1987 Constitution
-
No public money or property shall be appropriated, applied, paid, or employed, directly or indirectly, for the use, benefit, or support of any sect, church, denomination, sectarian institution, or system of religion, or of any priest, preacher, minister, other religious teacher, or dignitary as such, except when such priest, preacher, minister, or dignitary is assigned to the armed forces, or to any penal institution, or government orphanage or leprosarium. – Article VI, Section 29 (2), 1987 Constitution
-
Charitable institutions, churches and parsonages or convents appurtenant thereto, mosques, non-profit cemeteries, and all lands, buildings, and improvements, actually, directly, and exclusively used for religious, charitable, or educational purposes shall be exempt from taxation – Article VI, Section 289, par. 3.
-
At the option expressed in writing by the parents or guardians, religion shall be allowed to be taught to their children or wards in public elementary and high schools within the regular class hours by instructors designated or approved by the religious authorities of the religion to which the children or wards belong, without additional cost to the Government. – Article XIV, Section 3, par. 3.
-
Omnibus Election Code of the Philippines
-
Registration. - Any organized group of persons seeking registration as a national or regional political party may file with the Commission a verified petition attaching thereto its constitution and by-laws, platform or program of government and such other relevant information as may be required by the Commission. The Commission shall, after due notice and hearing, resolve the petition within ten days from the date it is submitted for decision.
No religious sect shall be registered as a political party and no political party which seeks to achieve its goal through violence shall be entitled to accreditation. – Article VIII, Section 61
-
Prohibited donations by candidates, treasurers of parties or their agents. - No candidate, his or her spouse or any relative within the second civil degree of consanguinity or affinity, or his campaign manager, agent or representative shall during the campaign period, on the day before and on the day of the election, directly or indirectly, make any donation, contribution or gift in cash or in kind, or undertake or contribute to the construction or repair of roads, bridges, school buses, puericulture centers, medical clinics and hospitals, churches or chapels cement pavements, or any structure for public use or for the use of any religious or civic organization: Provided, That normal and customary religious dues or contributions, such as religious stipends, tithes or collections on Sundays or other designated collection days, as well as periodic payments for legitimate scholarships established and school contributions habitually made before the prohibited period, are excluded from the prohibition.
The same prohibition applies to treasurers, agents or representatives of any political party. – Article XI, Section 104
-
Sec. 26. Regular Holidays and Nationwide Special Days. - (1) Unless otherwise modified by law, order or proclamation, the following regular holidays and special days shall be observed in this country:
(A) Regular Holidays
New Year's Day - January 1
Maundy Thursday - Movable date
Good Friday - Movable date
Araw ng Kagitingan (Bataan - April 9 and Corregidor Day)
Labor Day - May 1
Independence Day - June 12
National Heroes Day - Last Sunday of August
Bonifacio Day - November 30
Christmas Day - December 25
Rizal Day - December 30
(B) Nationwide Special Days
All Saints Day - November 1
Last Day of the Year - December 31
-
Exemptions from Real Property Tax. — The exemption shall be as follows:
XXX XXX XXX
(c) Charitable institutions, churches, personages or convents appurtenant thereto, mosques, and all land, buildings, and improvements actually, directly and exclusively used for religious or charitable purposes. – Chapter IV, Section 40, par. c