Video Clip
Liên kết website
Thống kê truy cập

1

Kinh nghiệm của các nền dân chủ phương Tây trong việc giải quyết vai trò pháp lý của các giáo hội và cộng đồng tôn giáo. Bài viết của Rik Torfs, tại Hội thảo Quốc tế: Tôn giáo và pháp quyền ở Đông Nam Á 9/2006 tại Hà Nội.

19/03/2018

1. Mô hình hai cấp độ của Châu Âu về tự do tôn giáo

Mặc dầu đa số các quốc gia trong Liên hiệp Châu Âu có những quy ước riêng về mối liên hệ giữa tôn giáo và chính quyền, có thể dễ dàng xác định một mô hình chung giữa các nước. Mô hình này về căn bản có hai cấp độ riêng biệt liên quan đến pháp luật và tôn giáo.

Cấp độ A bao gồm quyền tự do tôn giáo theo đúng nghĩa của nó. Con người có thể tự chọn tôn giáo cho mình được không? Còn về những điều kiện căn bản như quyền tư hữu, tự do nhóm họp, hay chuyển đổi tôn giáo thì sao? Cấp độ A cũng giải quyết những mối quan tâm nan giải hơn như truyền đạo và các phong trào tôn giáo mới.

Cấp độ B nhằm vào cấu trúc thượng tầng của hệ thống. Nó cũng có bao hàm những vấn đề đặt ra ở Cấp độ A. Khi mà quyền tự do tôn giáo cho mọi giới được thực thi nghiêm chỉnh thì các mối quan hệ giữa giáo hội và nhà nước cũng được thiết lập cụ thể hơn. Ở cấp độ này, chính quyền cho phép một số lợi thế và đặc quyền nhất định cho một số ít cá nhân hay các nhóm tôn giáo, hoặc đề ra các thỏa thuận và giao ước với một số ít được lựa chọn.

Rõ ràng rằng mô hình 2 cấp này là tiêu biểu cho Châu Âu và có khác biệt đáng kể với  cách tiếp cận của Hoa Kỳ. Ở Hoa Kỳ, quyền tự do tôn giáo được đảm bảo nhưng sự hợp tác với các nhóm tôn giáo không ăn khớp với những gì ghi trong Hiến pháp. Dĩ nhiên là mô hình Châu Âu này về sơ bộ có vẻ khá dễ dãi, nhưng nó cũng đi kèm với một số rủi ro đáng kể. Cách thức ưu đãi một số lợi thế và đặc quyền có vẻ tốt đẹp thật, nhưng nó chỉ đáp ứng những tiêu chuẩn quốc tế về tự do tôn giáo khi mà quyền tự do tôn giáo ở Cấp độ A được thật sự đảm bảo. Điều đó có nghĩa là, việc quyền tự do tôn giáo trong Cấp độ A được bảo vệ toàn vẹn là một yếu tố sống còn cho việc thực thi các thỏa thuận và lợi thế được nêu ra ở Cấp độ B. Chính vì lý do này, trước hết tôi sẽ trình bày một số vấn đề và thách thức có liên quan đến Cấp độ A. Sau đó tôi mới xin được mạn phép chuyển sang một vài vấn đề liên quan đến cấu trúc thượng tầng của Cấp độ B.

2. Những vấn đề ở cấp độ A

Nhìn chung, vấn đề bảo vệ quyền tự do tôn giáo tại Châu Âu không phải là quá khó khăn. Nguyên tắc chung vẫn là tinh thần khoan dung. Tuy vậy, một lần nữa, thỉnh thoảng có một số vấn đề nảy sinh, có thể được quy lại trong các vấn đề chính được liệt kê dưới đây.

* Các phong trào tôn giáo mới

Các phong trào tôn giáo mới đã trở thành một vấn đề nóng bỏng vào những năm 90 của thế ký 20. Lý do? Có nhiều nhân tố xảy ra đồng thời với nhau. Một vài sự kiện chấn động liên quan đến các giáo phái (cults) xảy ra ở cả Châu Âu lẫn Hoa Kỳ (vụ Temple Solaire, David Koresh nổ súng tại Waco, bang Texas). Song song với nó, khuynh hướng thế tục hóa tôn giáo nhanh chóng diễn ra trên nhiều nước Châu Âu làm gia tăng thái độ hoài nghi đối với các hiện tượng tôn giáo như vậy. Ở một vài quốc gia như Pháp, Bỉ và Bulgaria, các bản báo cáo quốc hội và/ hay các bộ luật phán quyết từ tòa án thường có cái nhìn khá cực đoan đối với các phong trào tôn giáo mới nói chung, và nhóm Chứng nhân Jehova hay nhóm Khoa học luận (Scientology) nói riêng. Ngày nay một cách tiếp cận ôn hòa hơn dần chiếm ưu thế.

* An ninh

Câu hỏi chính yếu ở đây là: Những sự kiện như sự kiện 9/11/2001 có thể tác động đến tầm mức của quyền tự do tôn giáo như thế nào? Các chuyên gia về tự do tôn giáo cho rằng câu hỏi này khá là hóc búa vì ngay từ đầu tôn giáo đã ở trong thế phòng thủ. Giới lãnh đạo bên ngoài thì lại ít khi quan tâm đến những kinh nghiệm sâu sắc mà các nhóm tôn giáo phải trải qua. Mối quan tâm chính của họ chỉ là làm sao bảo vệ công dân mình khỏi mọi hình thức bạo động, bao gồm cả những sự khích động mang màu sắc tôn giáo. Các chuyên gia về tự do tôn giáo sẽ cần những luận cứ thật vững chắc để có thể thuyết phục chính quyền cùng các chính trị gia.

Cách tốt nhất để có thể thiết lập một cân bằng mới giữa các đòi hỏi an ninh và quyền tự do tôn giáo có lẽ là bằng cách tiếp cận đi kèm với sự phân tích tỉ mỉ và chi tiết. Thật vậy, quyền tự do tôn giáo không phải là một quyền cơ bản tương tự như những quyền khác. Nó là một tổng thể của khá nhiều quyền hợp lại với nhau tạo nên một ý niệm phổ quát hơn về tự do tôn giáo. Các yếu tố nằm trong cấu thể này bao gồm: quyền tự do tín ngưỡng, tự do về giáo lý, tự do nhóm họp, tự do diễn đạt, tự do liên kết và tự do tổ chức nội bộ. Sáu thành tố này sẽ chịu những ảnh hưởng khác nhau từ các biện pháp an ninh. Ví dụ như, quyền tự do tín ngưỡng và giáo điều sẽ mảy may không thay đổi, trong khi đó quyền tự do diễn đạt hay tự do liên hiệp có thể sẽ bị giới hạn trong một vài trường hợp nếu chúng hội đủ các điều kiện đề ra trong Điều 9,2 của Công ước Châu Âu về Nhân quyền (European Convention on Human Rights – ECHR).

* Việc truyền đạo

Truyền đạo là phương cách truyền ra một sứ điệp tôn giáo năng động và đôi khi hơi quyết liệt. Đây thường bị xem là vấn đề nan giải trong một số lãnh thổ Châu ÂU nhất định, đặc biệt là những vùng Chính Thống giáo. Tuy nhiên, về mặt pháp lý thì khó có thể làm được gì để ngăn trở những hoạt động trong lĩnh vực này. Quyền tự do tôn giáo phải được bảo vệ ngay cả khi người khác dùng quyền một cách cứng nhắc, thiếu quan tâm đến niềm tin truyền thống ban đầu của những người chịu theo đạo. Cho dù giả thử các giáo sĩ từ Hoa Kỳ có cố gắng truyền giáo cho những người dân nghèo ở Siberia bằng cách hứa hẹn học bổng du học hấp dẫn tại một trường Đại học Mỹ, chúng ta cũng không làm được gì. Không thể chứng minh đây là hành vi vi phạm luật pháp, vì sự cấp phát học bổng khác với việc mua chuộc bất hợp pháp.

Cách duy nhất để xử lý hiệu quả vấn đề truyền đạo tùy thuộc vào các quyết định thỏa thuận cuối cùng giữa chính các nhóm tôn giáo. Trong những thỏa thuận này, họ có thể tự do quyết định không sử dụng tất cả các khía cạnh của quyền tự do tôn giáo mà họ được hợp pháp thừa hưởng, vì họ tôn trọng các tôn giáo khác.

* Chế độ tự trị của các nhóm tôn giáo

Có hai khuynh hướng khác nhau và đối lập nhau đồng thời xuất hiện.

a. Những mối liên hệ công khai giữa chính quyền và các nhóm tôn giáo lớn có vẻ đang suy yếu. Vào thế kỷ 19 và khoảng đầu của thế kỷ 20, các mối quan hệ chính thức giữa chính quyền và các nhóm tôn giáo lớn là khó có thể tránh khỏi. Ảnh hưởng từ các tư tưởng societas perfecta[1] cũ khiến tôn giáo được thừa hưởng một địa vị khá công khai, điều này thỉnh thoảng cũng dẫn đến những giao điểm bất ngờ với nền lập pháp bên ngoài. Một ví dụ tiêu biểu là chính quyền thường xuyên cam đoan đảm bảo sự tự do trong nội bộ tổ chức tôn giáo, nhưng để đổi lại thì cũng có quy ước rằng các cuộc hôn nhân tôn giáo phải có sự đồng ý cho phép hôn nhân của chính quyền bên ngoài trước. Xét về mặt chính trị thì ngày nay chính quyền ít quan tâm đến các tổ chức tôn giáo và hoạt động của chúng hơn. Vì tầm quan trọng chính trị của các nhóm tôn giáo ngày càng giảm sút, chính quyền dễ dàng bỏ mặt chúng hơn trước, điều đó càng củng cố thêm hình thức tự trị nội bộ trong tổ chức.

b. Cùng lúc đó thì sự đồng đẳng của các quyền lợi cơ bản cũng đi kèm với mối quan tâm càng lớn của chính quyền về các mối quan hệ nội bộ trong các nhóm tôn giáo. Một vài năm về đây, các thẩm phán đã thực thi sự kiểm soát xem các giáo hội hay đoàn thể tôn giáo có tuân những thủ tục nội bộ đã tự thiết lập hay không. Càng ngày các tòa án bên ngoài càng áp dụng theo kiểu phương ngôn Mỹ La-tinh cũ là patere legem quam ipse fecisti. Bên cạnh đó, trong những lĩnh vực khác thì tầm ảnh hưởng nhân rộng của các nguyên tắc pháp lý bên ngoài càng trở nên rõ nét. Luật lao động và các nguyên tắc chống phân biệt đối xử thường được áp dụng ngay trong khuôn khổ lề lối của giáo hội và cộng đồng tôn giáo. Ví dụ như một tòa án ở Hà Lan đã quyết định rằng các tòa án giáo hội phải xem xét những quy ước bên ngoài liên quan đến sự bảo vệ tính riêng tư và sự bảo mật trong nghề nghiệp của các bác sĩ y khoa.

(a) và (b) kết hợp lại cho thấy một sự tiến triển theo hai hướng khác nhau. Một mặt thì các tôn giáo ngày nay có nhiều quyền tự trị hơn lúc trước bởi vì vai trò chính trị của chúng bị giảm sút, mặt khác chúng cũng chịu sự kiểm duyệt khắt khe hơn, do tính áp dụng đồng đẳng các quyền lợi căn bản trong khuôn khổ pháp lý nhà nước hiện thời.

* Các tôn giáo “ngoại lai” và trật tự công

Về mặt lý thuyết, tất cả các quy ước ban hành trong một bối cảnh xã hội chung là dành cho tất cả mọi người. Các quy ước thường phải mang tính trung lập. Như vậy thì chúng cũng ảnh hưởng đến tất cả các tôn giáo và hệ thống tôn giáo y như nhau. Tuy nhiên, tính trung lập không hẳn là “trung tính” như vậy. Xem thử một ví dụ. Thông thường một người có thể cho rằng trật tự công cộng thường làm giới hạn quyền tự do tôn giáo. Người ta có thể tự do thực hành tôn giáo của mình chừng nào họ không có xung đột với trật tự công cộng nói chung, nghĩa là xung đột với những nguyên tắc và tư tưởng căn bản của hệ thống pháp luật đó. Mặc dầu quan điểm khách quan về trật tự công cộng này ảnh hưởng đến tất cả các nhóm tôn giáo như nhau, chúng ta không thể phủ nhận rằng trên thực tế, các nhóm đón nhận những thái độ đối xử khác nhau. Đúng là các tôn giáo theo hệ Kitô giáo khá hòa hợp với cơ cấu xã hội hiện thời. Họ không bị lúng túng trước một tổ hợp các ý niệm hòa trộn giữa quan điểm truyền thống Kitô và các tư tưởng cổ xúy vào Thời đại Khai sáng thế kỷ 18 của Châu Âu. Điều này dĩ nhiên không đúng với những tôn giáo mang đậm tính “ngoại lai” như Islam giáo hay các cộng đồng niềm tin Châu Á khác. Ví dụ như Islam giáo khó có thể ủng hộ nguyên tắc chống phân biệt đối xử, quyền bình đẳng nam-nữ và sự bảo vệ động vật. Chế độ đa thê của Islam giáo khó có thể hòa hợp với sự giải phóng thật sự cho nữ giới. Nghi thức sát sinh của họ cũng bị những quy ước khắt khe hơn đem ra chất vấn khi bàn đến sự bảo vệ động vật. Nói cách khác, quan điểm chính thức về trật tự công cộng được áp dụng đồng đều cho tất cả mọi tôn giáo. Nhưng như vậy thì một lần nữa nội dung của trật tự công cộng thường gây khó khăn khá nhiều đối với những giáo phái “ngoại lai”, không đến từ Tây phương, hơn là đối với những nhóm tôn giáo đã có một vị trí lâu dài trong nền tảng Kitô giáo.

* Tư cách pháp nhân và sự thu giữ tài sản

Một vấn đề căn bản cho mọi nhóm tôn giáo có liên quan đến khả năng tham gia vào thể chế pháp lý thường nhật của họ. Ở đây những câu hỏi đặt ra là: Các nhóm tôn giáo có thể tự do thu giữ tài sản không? Họ có cần đến tư cách pháp nhân để đạt được mục đích đó không? Hay họ có được hưởng những khả năng khác, ví dụ như được điều hành trong cơ chế một tổ chức phi lợi nhuận không? Rõ ràng rằng về điểm này thì tình hình mỗi nước một khác và nó hoàn toàn gắn liền với hoạt động của tổng thể hệ thống pháp lý. Ví dụ như chuyện nhất quyết đòi hỏi các nhóm tôn giáo phải có tư cách pháp nhân hoàn toàn không hợp lý chút nào. Điều quan trọng không phải là cơ cấu tổ chức chính quy, mà là ở kết quả cụ thể. Do đó, câu hỏi chính yếu là: các nhóm tôn giáo có thể được tham gia cách thích đáng vào trong thể chế pháp lý thường nhật không? Tài sản có thể được thu gom không? Tất cả mọi người có dễ dàng tiếp cận vai trò chức năng của các nhóm tôn giáo trong xã hội thế tục không?

3. Những vấn đề với cấp độ B.

Như đã nói trên, để đảm bảo nhất quán quyền tự do tôn giáo không phải là một công việc dễ dàng. Mặc dầu các nguyên tắc cơ bản dường như được tuân thủ, nhưng một vài vấn đề vẫn chưa được giải quyết, một số sơ hở cũng khó có thể tránh khỏi.

Tuy nhiên, khi các vấn đề nêu trên được giải quyết ổn thỏa, Cấp độ B có thể được giải quyết cách êm thắm hơn. Thật ra, người Châu Âu ít trở ngại với những lợi thế và đặc quyền hơn người dân Hoa Kỳ. Vì hầu hết các nước trong Liên hiệp Châu Âu có một giáo hội chính nên họ đã quen giữ mối quan hệ phức tạp với các nhóm tôn giáo lớn.

Điều này dẫn đến câu hỏi sau. Một khi nguyên lý chung về việc đối xử ưu đãi với các tôn giáo được chấp thuận, như vậy thì có những điều kiện khách quan nào giúp phân biệt giữa các nhóm có quyền được hưởng công khai hỗ trợ và các nhóm khác không đủ điều kiện như vậy?

Nói chung, 5 tiêu chuẩn để được đối xử ưu đãi thích đáng có thể được nêu ra như sau:

a. Số lượng tín đồ. Có thể còn nhiều tranh cãi về con số thống kê, nhưng về nguyên tắc thì trong một xã hội dân chủ, đó có lẽ là một tiêu chuẩn tốt hơn hết so với các tiêu chuẩn còn lại, vì không có thành tố tư tưởng nào xen vào.

 b. Lịch sử có lẽ cũng được xem xét. Nói đúng ra thì tiêu chuẩn này được xem là khá thích hợp ở nước Áo khi mà sắc lệnh Protestantengesetz được ban hành năm 1961. Nó cũng có vai trò đáng kể tại Phần Lan, đất nước mà Chính Thống giáo chỉ chiếm một phần trăm trong dân số nhưng lại được coi là tôn giáo nhà nước. Điều này hoàn toàn là vì Phần Lan có nguồn gốc từ lãnh địa Chính Thống giáo Karelia, hiện nay thuộc về nước Nga.

c. Không liên quan đến các hoạt động tội phạm. Giới lãnh đạo thế tục thường coi trọng điều này, vốn cũng là điều dễ hiểu. Nhưng như vậy thì các hoạt động phi pháp nào nên được xem xét? Rõ ràng rằng chính kiến của các nhà lãnh đạo tôn giáo đại diện cho nhóm của họ có thể nằm trong số đó. Nhưng còn các vụ việc phạm pháp khác do các thành viên riêng lẻ thì sao? Chúng có dính dấp đến cả một cộng đồng tôn giáo không? Hay là chúng chỉ là do những khuynh hướng phạm pháp lôi kéo các cá nhân vào? Dù thế nào đi nữa, việc quyết định xem có mối liên hệ nào giữa hành động cá nhân và hệ tư tưởng hay giáo điều của các nhóm tôn giáo không thật là một vấn đề khá nan giải.

d. Khoảng thời gian hiện diện của các nhóm tôn giáo trong nước. Chính quyền thế tục có thể đòi hỏi các nhóm tôn giáo phải hoạt động liên tục hay không? Cũng không hẳn như vậy. Trong khi sự bình ổn tối thiểu trong cơ chế là đòi hỏi chính đáng để được chính quyền hỗ trợ, các điều kiện này còn đặt ra nhiều nghi vấn hơn nữa. Có thể chúng còn che đậy một niềm ưu ái dành cho các nhóm tôn giáo cũ không được năng động cho lắm, dẫn đến thái độ tiêu cực ngấm ngầm đối với các phong trào tôn giáo mới.

e. Các nhóm tôn giáo được ưu ái có nên chấp thuận hệ tư tưởng dân chủ hay không? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời. Có lẽ chính quyền có thể yêu cầu họ nhìn nhận thể chế dân chủ cũng như nguyên tắc pháp luật làm nguyên tắc hướng dẫn. Tuy vậy, việc đòi hỏi sự tùng phục hoàn toàn với các quyền căn bản có thể làm nguy hại đến quyền tự trị của một vài nhóm tôn giáo. Một ví dụ ở đây như: việc áp dụng vô hạn quyền bình đẳng và các nguyên tắc chống phân biệt đối xử có thể khiến Giáo hội Công giáo La Mã gặp khó khăn nghiêm trọng khi muốn bác bỏ việc phong chức cho nữ giới để tuân theo quy định trong Kinh Thánh.

Tất cả những điều này đặt ra cho chúng ta một câu hỏi cuối khá thú vị: vậy thì tương lai của Cấp độ B sẽ như thế nào? Về cơ bản, có 2 lựa chọn được đưa ra, đó là le nivellement vers le haut, và le nivellement vers le bas. Nghĩa là, theo như 2 lựa chọn đã đưa ra, liệu những đặc quyền hiện tại dành cho các tôn giáo lớn có được dành cho những nhóm thiểu số nhỏ hơn, hay liệu các đặc quyền xưa cũ có dần dần biến mất và thay vào đó là một sự công nhận quyền tự do tôn giáo về mặt pháp lý chung cho tất cả, không có bất kỳ đặc quyền nào?

Khuynh hướng chính hiện nay hướng về lựa chọn le nivellement vers le haut hơn. Đó là chuyện xảy ra tại các quốc gia như Tây Ban Nha, Ý và Bỉ, nơi mà các tôn giáo nhỏ hơn cũng dần đuợc hưởng những đặc quyền ban đầu chỉ được dành cho các nhóm tôn giáo đa số.

Tuy nhiên, hướng đi ngược lại cũng vẫn đáng được xét đến. Theo cơ chế đó thì các tôn giáo cũ sẽ phải chịu mất đi vị trí độc tôn đặc quyền của mình. Việc Giáo hội xứ Wales và Giáo hội Thụy Điển bị bãi bỏ là một minh họa sống động cho nguyên lý đó. Đầu thập niên 80 tại Hà Lan, chính quyền quyết định ngưng tất cả những hỗ trợ vật chất trong tương lai cho các giáo hội bằng cách đưa ra chỉ một khoản bồi thường tài chánh cuối cùng.

Tóm lại, mặc dù cả hai phương cách nêu trên đều khả thi, phương cách le nivellement vers le haut hóa ra lại là cách tiếp cận dễ tán thành và khả thi hơn về mặt chính trị.

4. Kết luận

Kết luận có thể ngắn gọn như sau.

Trước hết, Châu Âu có một mô hình 2 Cấp độ điển hình về quyền tự do tôn giáo. Cấp độ A đảm bảo quyền tự do tôn giáo theo đúng nghĩa của nó. Trong khi đó tại cấp độ B, mặc dù quyền tự do tôn giáo vẫn được đảm bảo chắc chắn, các lợi thế và đặc quyền dành cho một số những nhóm tôn giáo nhất định lại bị đe dọa.

Thêm vào đó, ở Cấp độ B này, có thể thấy hai khuynh hướng rõ ràng ở đây đó là: các tiêu chuẩn để được ưu đãi về cơ sở vật chất cho chỉ một số nhóm tôn giáo ngày càng trở nên khách quan, và xu hướng chung trong chính sách nhà nước là mở rộng các đặc quyền này cho số đông các giáo hội và các cộng đồng tôn giáo đang ngày càng nhiều lên.


 

Experiences of western democracies in dealing with the legal position of churches and religious communities

Rik Torfs

1. The European two level model with regard to religious freedom

Although most European Union countries have their specific tradition concerning Church and State relationships, a model common to most of them can be identified rather easily. This model is characterised by the existence of two clearly distinguished levels with regard to law and religion.

Level A covers religious freedom as such. Can people freely chose their religion? What about basic facilities about acquiring property, gathering freely, changing religion? Level A also deals with somewhat more problematic concerns including proselytism and new religious movements.

Level B deals with the superstructure of the system. It presupposes the realisation of level A. Once religious freedom for all is solidly implemented, more specific Church and State relationships can be elaborated. On this level the state grants certain advantages or privileges to a limited number or religious groups, or concludes agreements and concordats with a selected number of them.

Clearly, this two level model is typical for Europe and seriously differs from the approach in the United States of America, where religious freedom is guaranteed but where cooperation with religious groups is not compatible with the constitution. Of course, the European model, that looks rather generous at first glance, entails considerable risks. Granting advantages, attributing privileges, seems nice but is only compatible with international religious freedom standards in cases when religious freedom on level A is adequately guaranteed. In other words, the full protection of religious freedom on level A is a conditio sine qua non for the implementation of the agreements and advantages as covered by level B. For this reason, I shall first describe some problems and challenges connected with level A. Only later I shall focus on some problems linked to the superstructure of level B.

2. Problems on lelve A

Generally speaking the protection of religious freedom in Europe is not so much of a problem. Tolerance is the general rule. But then again, problems do emerge occasionally and can be brought together under some major issues as the following list illustrates.

  • New religious movements

New religious movements became a hot issue in the nineties of last century. Why? Several elements emerged simultaneously. Some dramatic events connected with so-called cults occurred in both Europe and the United States (Temple Solaire, David Koresh shooting from his bunker in Waco, Texas). At the same time the fast secularisation taking place in many European countries increased scepticism towards the religious phenomenon as such. In some countries, including France, Belgium and Bulgaria, parliamentary reports and/or case law tended to be rather radical vis-à-vis new religious movements in general and Jehovah witnesses or Scientology in particular. Today, a more moderate approach becomes dominant.

  • Security

Here the key question is: To what extent can the events of 11 September 2001 influence the scope of religious freedom? From the standpoint of experts in religious freedom, this question is rather challenging as religion finds itself from the beginning onwards in a defensive position. Secular leaders hardly show any interest in the deepest feelings experienced by religious groups. Their main concern is the protection of their citizens against all forms of violence, including that which has been possibly religiously inspired. Religious freedom experts will need solid arguments in order to convince governments and politicians.

The best approach with regard to the establishment of a new equilibrium between security concerns on one hand and religious freedom on the other hand, is probably the approach of careful and detailed analysis. Indeed, religious freedom in not a fundamental right similar to others. It is a sum of quite a number of rights which together constitute the more general notion of religious freedom. The elements being part of this construction are: freedom of conscience, freedom of creed, freedom of worshipping, freedom of expression, freedom of association and freedom of internal organisation. The six components will be affected differently by the confrontation with security measures. For instance, freedom of conscience and freedom of creed will remain intact, whereas freedom of expression or freedom of association might be slightly limited in cases where the conditions as set forward by article 9,2 of the ECHR are fulfilled.

  • Proselytism

Proselytism, the active and sometimes slightly aggressive spreading of a religious message, is often felt as somewhat problematic in a certain number of European states, especially the Orthodox ones. And yet, from a legal perspective little can be done to curtail activities in this field. Religious freedom is protected even if it is exercised in a rather unsympathetic way, with little concern for the traditional religion of those who are proselytised. Even if evangelical missionaries coming from the United States try to convert poor people in Siberia by promising them attractive scholarships for an American university, nothing can be done. No crime can be proven, granting scholarships is different from illegal bribery.

The only way to adequately tackle the proselytism problem lies in the conclusion of agreements between religious groups themselves. In these agreements they can freely decide, out of respect for other religions, not to exercise all aspects of the religious freedom they legally enjoy.

  • Autonomy of religious groups

Two different and conflicting trends emerge simultaneously.

  1. The formal ties between the state and dominating religious groups tend to weaken. In the nineteenth and the earlier part of the twentieth century, formal relationships between the state and major religious groups could hardly be avoided. The heritage of the old societas perfecta ideas meant that religions enjoyed a rather official status, which sometimes led to unexpected cross-connections with secular legislation. A typical example: the state quite often guaranteed a high degree of free internal organisation by religions, but in exchange the norm was introduced that religious marriages had to be preceded by the secular conclusion of marriage. Today the state is, from a political perspective, less interested in religious organisations and their action. As a result of the decreasing political importance of religious groups, the state leaves them alone more easily than before, which increases their internal autonomy.
  2. At the same time, the horizontalisation of fundamental rights entails a growing interest by the secular government with regard to internal relationships in religious groups. For some years now secular judges have exercised control in areas concerning whether churches and religious groups follow their self established internal procedures. Increasingly, secular courts apply the old Latin maxim patere legem quam ipse fecisti. Also in other fields the growing influence of secular legal principles becomes visible. Labour law and non-discrimination principles tend to be applied within the legal framework of churches and religious communities. For instance, a Dutch tribunal decided that church courts had to take into account secular norms with regard to the protection of privacy and to the professional secrecy of medical doctors.

The combination of (a) and (b) shows an evolution in two different directions. Whereas religions enjoy more autonomy today than they did in the past as a result of their weakening political importance, they find themselves at the same time more strictly scrutinised, as a consequence of the ongoing horizontal application of fundamental rights within the current secular legal framework.

  •  ‘Exotic’ religions and public order

In theory all norms promulgated in a secular context are applicable to all. Norms are supposed to be neutral. Consequently, they influence all religions and religious systems in exactly the same way. Yet, neutrality is not as neutral as it seems. Just one example. Generally speaking one can say that public order is a traditional limit to religious freedom. People can exercise their religion completely freely as long as they do not enter into a conflict with public order in a continental sense, which means the basic principles and main ideas of the legal system they are operating in. Whereas this objective notion of public order affects all religious groups in the same way, one cannot deny that in practice some groups are treated differently. Indeed, Christian religions fit well in the existing system. They feel at ease within a framework which is highly coloured by a combination of ideas coming from a mix of the Christian legacy and the ideas fostered by Enlightenment. The latter is not true of course for more exotic religions such as Islam or Asian faith communities. Islam for instance finds itself at odds with the non-discrimination principle, equality between men and women and animal protection. Polygamy can be hardly reconciled with true emancipation of women. Ritual slaughtering finds itself structurally questioned by always stricter norms with regard to animal protection. In other words: the formal notion public order is equally applicable to all. But then again, the content of public order tends to be more burdensome for exotic, non-western denominations than it is for religious groups with a long standing Christian tradition.

  • Legal personality and acquisition of goods

A basic problem for all religious groups is linked up with their ability to participate in daily legal life. Here, we meet with some questions such as: Can religious groups freely acquire goods? Do they need legal personality in order to achieve that aim? Or do they enjoy other possibilities, including their operating within the structures of a non-profit organisation? It is clear that in this field the situation differs from country to country and that it is thoroughly connected with the functioning of the legal system as a whole. For instance, it does not make any sense to claim legal personality for religious groups as an absolute requirement. What matters is not formal organisation, but concrete results. Consequently, the key question is: can religious groups adequately participate in daily legal life? Can goods be acquired? Is the functioning of religious groups within secular society easily accessible to all?

3. Problems on level B

As the previous description shows, guaranteeing religious freedom in a consistent way is not an easy task. Although the general principles seem to be adequately safeguarded, some questions remain unresolved, some loopholes hardly can be avoided.

Yet, in case the problems described above are settled in a satisfactory way, level B can be tackled with a quiet mood. Indeed, Europeans have fewer problems with advantages and privileges than Americans do have. As almost all countries of the European Union have a majority church, they are used to maintain an elaborated relationship with major religious groups.

This leads to the following question. Once the general principle of preferential treatment given to some religions is accepted, which are then the objective criteria adequately distinguishing between groups qualifying for official support and others not finding themselves in such a position?

Generally speaking five criteria leading to legitimate preferential treatment can be distinguished.

  1. The number of the faithful. Statistics may be debatable on a technical level. Yet, as a principle, within a democratic society, they are probably a better criterion than any other one, as no ideological components are involved.
  2. History might also be taken into account. As a matter of fact it was perceived as relevant in Austria when the Protestantengesetz was issued in 1961. It also played a part in Finland, where the Orthodox do only represent one percent of the population, but are nonetheless recognised as a state religion. This in entirely due to the fact that the roots of Finland are situated in the Orthodox territory of Karelia, currently a part of Russia.
  3. Absence of criminal activities tends to be important in the eyes of secular leaders, which is of course understandable. But then, which criminal activities should be taken into account? Official viewpoints of religious leaders representing their groups obviously do qualify. But what about criminal acts committed by individual members? Do they bind the community as a whole? Or are they just a result of criminal inclinations resting with the individuals involved? In any case, the establishment of the link between the individual act and the ideology or the creed of the group is far from being unproblematic.
  4. Duration of the presence of religious groups in the country … Can secular authorities require any continuity with regard to the presence of religious groups in the country? Some hesitation is possible. Whereas a minimal structural stability is an acceptable requirement for state support, conditions connected with historical presence are more questionable. Indeed, they could hide a preference for old, possibly not very dynamic, religious groups, leading to an implicit negative attitude towards new religious movements.
  5. Should ‘privileged’ religious groups accept democratic values? This is a very difficult question. Probably the state can ask for an overall acceptance of democracy as a system and of the rule of law as a guiding principle. Yet, requiring full compliance with all fundamental rights could endanger the autonomy of certain religious groups. Just one example: the limitless application of the equality and non-discrimination principles can entail severe difficulties for the Roman Catholic Church refusing for reasons of divine law the ordination of women to the priesthood.

All this leads us to one final intriguing question: what about the future of level B? Basically, two options are conceivable, namely le nivellement vers le haut and le nivellement vers le bas. In other words, will the existing privileges granted to the major religions be extended to smaller, minoritarian groups or, other option, will the ancient privileges slowly disappear and give way to a general acceptance of religious freedom for all in a legal context without privileges?

The main tendency goes into the direction of le nivellement vers le haut. That is what happens in countries such as Spain, Italy and Belgium where smaller religions gradually enjoy privileges which in the past were strictly reserved to the dominate religious groups.

Yet, the opposite move is also thinkable. In that configuration, old religions lose part of their privileged position. The disestablishment of the Church of Wales and of the Church of Sweden deliver an illustration of that principle. And in the Netherlands, in the early eighties of last century, the government decided to discontinue any future material support to churches by offering them one final financial compensation.

To sum up, although both techniques described above are possible, le nivellement vers le haut turns out to be both the more sympathetic and the politically more feasible approach.

4. Conclusions

The conclusions can be brief.

Firstly, Europe is characterised by a two level model with regard to religious freedom. Level A guarantees religious freedom as such. Where the latter is effectively guaranteed, room is given to level B where advantages and privileges granted to just a limited number of religious groups are at stake.

Secondly, with regard to this level B, two clear trends can be identified: the criteria leading to material advantages for just some religious groups tend to become more objective; and the general trend in state policy goes into the direction of extending advantages to an increasing number of churches and religious communities.

 


[1] Là các tư tưởng cho rằng Giáo hội luôn có đủ các phương tiện cần thiết trong tay để làm điều họ muốn, và sự tự do của Giáo hội không phụ thuộc vào các chính thể thế tục, nhưng phụ thuộc vào phẩm giá cuả con người và niềm tin đi kèm với nó.

 

Các tin đã đưa ngày: