Luật pháp của Pháp quản lí mối quan hệ giữa nhà nước và các tổ chức tôn giáo là khá phức tạp. Nó bị giải thích sai theo nhiều cách khác nhau cả bên trong và bên ngoài nước Pháp bởi người ta tin là cách đối xử của nó với các tôn giáo là theo nguyên tắc phân li tuyệt đối và không phân biệt trong đối xử. Nhưng thực tế của luật pháp của Pháp thì lại rất khác biệt.
Mặc dầu không thể giới thiệu toàn bộ luật tôn giáo của Pháp, tôi sẽ cố gắng đưa ra một cái nhìn tổng quan, bằng cách lần lượt nói về một số dữ liệu xã hội học, các văn bản hiến pháp, các đặc tính chung của hệ thống, và các nguyên tắc quản lí tổ chức của các cơ sở tôn giáo, vị trí của các chức sắc tôn giáo (ministers) và người lao động làm thuê trong các cơ sở tôn giáo, các hình thức tài chính công của các tổ chức tôn giáo và hoạt động của chúng, hệ thống giáo dục và sau cùng là vị thế của các tôn giáo thiểu số.
1. Dữ liệu Xã hội học
Về mặt xã hội học, Pháp thường được mô tả là một xã hội thế tục rất sâu sắc. Nhưng còn có thực tế là Pháp vẫn thấm đầy văn hoá và các truyền thống Công giáo. Các chiều kích Công giáo này đôi khi dễ thấy ở mức độ các cơ quan chính trị, chẳng hạn khi các nghi lễ tôn giáo lớn được tổ chức tại Nhà thờ Đức Bà Paris cho đám tang của người đứng đầu nhà nước.
Theo khảo sát của cơ quan thống kê CSA năm 2004, 64% người Pháp tuyên bố bản thân họ là tín đồ Công giáo, 27% là vô thần, bất khả tri hay không quan tâm, và 9% nói họ thuộc về các tôn giáo thiểu số. Trong số 9% đó, một nửa theo Islam giáo. Còn lại 22% là tín đồ Tin Lành và 7% là Do Thái giáo. Tín đồ Phật giáo chỉ chiếm chừng 1% dân số Pháp (B. Etienne & R. Liogier, Etre bouddhiste en France aujourd’hui, Paris, Hachette, 1997). Thực hành tôn giáo không thực sự mạnh mẽ. Chỉ 10% người Pháp dự các nghi lễ tôn giáo hàng tuần trong khi đó 60.4% cho biết không bao giờ dự nghi lễ tôn giáo nào cả (Khảo sát các giá trị Châu Âu - European Values Survey, 1990; và Y. Lambert, Religion : L’Europe à un tournant, Paris, Futuribles, juillet-août 2002).
2. Các văn bản Hiến pháp
Không như các quốc gia khác ở Liên hiệp Châu Âu, Pháp chỉ có một vài văn bản hiến pháp về vấn đề tôn giáo. Đó là bản thân Hiến pháp năm 1958 và những gì kèm theo từ các văn bản trước đó (chẳng hạn như Lời nói đầu của văn bản Hiến pháp 1946), và “Các nguyên tắc cơ bản do Luật pháp của nền Cộng hoà công nhận ("Principes fondamentaux reconnus par les lois de la République", sau đây gọi là PFRLR). Cũng có những văn bản bổ sung, nhưng chưa được khẳng định về mặt pháp lí. Chúng thường được nhắc tới với mục đích hỗ trợ tranh luận về “thế tục trung lập” mang tính triết học.
Các văn bản cơ sở được thừa nhận của Hiến pháp Pháp về Tôn giáo là:
- Điều khoản đầu tiên của Hiến pháp 4/10/1958: "Pháp là một nước cộng hoà không thể chia tách, thế tục, dân chủ và xã hội, đảm bảo sự công bằng trước luật pháp cho tất cả các công dân của mình không phân biệt nguồn gốc, sắc tộc hay tôn giáo" ("La France est une République indivisible, laïque, démocratique et sociale. Elle assure l’égalité devant la loi de tous les citoyens sans distinction d’origine, de race ou de religion").
- Điều số 10 của Tuyên bố về các quyền của con người và của công dân ("Déclaration des droits de l’homme et du citoyen"): "Không ai bị bắt giữ vì ý kiến của mình, kể cả tín đồ tôn giáo, miễn là sự biểu đạt của họ không vi phạm trật tự do luật pháp quy định" ("Nul ne doit être inquiété pour ses opinions mêmes religieuses, pourvu que leur manifestation ne trouble l’ordre établi par la loi").
- Lời nói đầu của Hiến pháp 3/10/1946: "...Không ai bị phân biệt đối xử trong công việc trên cơ sở nguồn gốc, ý kiến hay tín ngưỡng... Việc tổ chức một hệ thống giáo dục công miễn phí và thế tục ở mọi cấp độ là trách nhiệm của Nhà nước" ("…Nul ne peut être lésé dans son travail ou son emploi en raison de ses origines, de ses opinions et de ses croyances… L’organisation de l’enseignement public gratuit et laïque à tous les degrés est un devoir de l’Etat").
Hơn nữa, Hội đồng Hiến pháp ("Conseil Constitutionnel") có trách nhiệm về việc định nghĩa một số PFRLR vốn có giá trị hiến pháp. Các nguyên tắc này là kết quả của một truyền thống pháp lí đồng nhất và phải được nhắc đến trước tiên trong một bộ luật của chế độ cộng hoà từ trước năm 1946. Hội đồng Hiến pháp đã xác định 5 PRFLR ít hay nhiều gắn với luật tôn giáo: tự do học hành, tự do lương tâm, tôn trọng đời tư, tự do lập hội và tự do trao đổi ý kiến.
Đối với Hội đồng quốc gia ("Conseil d’Etat"), hội đồng này đã thiết lập vai trò quản lí của mình vào 6/4/2001 (SNES) một PFRLR khác, nguyên lí “thế tục trung lập” ("laïcité"), để khẳng định tính ổn định của luật tôn giáo địa phương vùng Alsace‑Moselle, đã được duy trì bởi luật từ thời điểm 1/6/1924. Nguyên lí “thế tục trung lập” ("laïcité") đã có giá trị hợp hiến trước khi nó được đưa vào Hiến pháp 1946, và đã có hiệu lực khi luật tôn giáo địa phương được quyền lực lập pháp khẳng định.
Nguyên lí “thế tục trung lập", được nói rõ ở điều 2 của luật 9/12/1905, đôi khi được giải thích rộng ra để ủng hộ ý kiến cho rằng việc hỗ trợ tài chính công đối với các tôn giáo là bất hợp pháp. Nhưng lập trường như thế không được bảo vệ, miễn là luật cũng cung cấp cho một loạt những ngoại lệ đối với quy tắc chung. Nếu cách lí giải mở rộng là đúng đắn, thì các ngoại lệ sẽ trở nên vi hiến, trong khi hệ thống hỗ trợ tài chính công đối với các tổ chức tôn giáo của Pháp dựa vào việc công nhận những ngoại lệ này.
Các văn bản hiến pháp và Hội đồng Hiến pháp không định nghĩa về “thế tục trung lập”. Tuy thế, vẫn có những yếu tố của một định nghĩa có thể được suy ra từ một sự kiểm tra về luật pháp ở mức ngôn từ đơn giản, và cụ thể hơn là lập pháp tôn giáo. Nguyên tắc hiến pháp thiết lập sự chia tách giữa quyền lực chính trị và tôn giáo. Nhà nước là trung lập trước các vấn đề tôn giáo, và các dịch vụ công là phi tôn giáo. Tuy thế, tính trung lập không hàm ý là Nhà nước không quan tâm các tôn giáo. Luật Phân li Nhà nước và Giáo hội năm 1905 đi ngược với ý kiến như thế, bởi vì là một bộ luật, nó phải vượt lên tất cả để đảm bảo tự do thực hành thờ cúng tôn giáo và tổ chức các cơ sở tôn giáo; nó không có ý định tạo ra sự thờ ơ của Nhà nước đối với các tôn giáo. “Thế tục trung lập” kiểu Pháp nghĩa là thiết lập một nguyên tắc về tính trung lập tích cực về phần Nhà nước, vốn tôn trọng mọi tôn giáo và chấp thuận đa nguyên tôn giáo. Chủ tịch của Uỷ ban Hiến pháp tuyên bố năm 1946: "Thế tục trung lập không phải là một triết lí hay một học thuyết, nó có nghĩa là sự đồng tồn của mọi triết học và học thuyết, và tôn trọng mọi tín ngưỡng" ("La laïcité n’est pas une philosophie ou une doctrine, mais la coexistence de toutes les philosophies et de toutes les doctrines, le respect de toutes les croyances").
Trong quyết định ngày 19/11/ 2004 (số 2004-505 DC) về tính tương thích của Hiến pháp của Pháp với Hiệp ước xây dựng Hiến pháp Châu Âu, Hội đồng Hiến pháp quyết định rằng đoạn đầu tiên của điều II-70 công nhận quyền thể hiện tôn giáo tín ngưỡng của một cá nhân bằng cách thực hành ở nơi công cộng một cách cá nhân hay tập thể, không mâu thuẫn với điều khoản đầu tiên của Hiến pháp nước Pháp. Điều khoản này đã nói Pháp là một nước cộng hoà thế tục "không cho phép bất cứ ai lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để xem bản thân mình không chịu sự chi phối bởi các quy định chung quản lí các mối quan hệ giữa các cơ quan công cộng với cá nhân các công dân" ("qui interdit à quiconque de se prévaloir de ses croyances religieuses pour s’affranchir des règles communes régissant les relations entre les collectivités publiques et les particuliers").
3) Các đặc tính chung của hệ thống
Như nói ở trên, Pháp so với bất cứ thành viên nào khác thuộc Liên hiệp Châu Âu, có ít hơn các văn bản hiến pháp hay pháp lí về việc thiết lập vị thế hay một hệ thống cho các tôn giáo. Sự khan hiếm văn bản này đã dẫn đến sự thiết lập một loạt các hệ thống nằm trong luật tôn giáo của Pháp. Luật tôn giáo Pháp thực sự khác nhiều khái niệm nhất nguyên; nó đa nguyên, bởi các chính sách thực dụng đã tạo ra truyền thống về các hệ thống không cân xứng được hợp pháp hoá bởi các khác biệt về địa lí và văn hoá, và bởi các sự kiện lịch sử.
- Yếu tố đầu tiên của sự đa dạng là luật 9/12/1905, gọi là Luật Phân li. Nó áp dụng cho tất cả các khu vực hành chính của Pháp, nhưng với vài ngoại lệ: các khu vực hành chính Guyane (Ordonnance du 27 août 1828), Bas‑Rhin, Haut‑Rhin và Moselle (Loi du 18 germinal an X -1802, et Ordonnance de 1844), và các lãnh địa hải ngoại của Pháp gọi là "Territoires et collectivités d’Outre-Mer" (Décret-loi" modifié du 16 janvier 1939).
- Yếu tố có ý nghĩa thứ hai của tính đa dạng độc đáo này của Pháp nảy sinh từ "gallicanisme", là cái nói về sự liên kết của vua Pháp với giới tăng lữ Pháp nhằm hạn chế quyền lực của Toà Thánh. Chính sách này một phần bị Cách mạng Pháp phá bỏ, nhưng đến nay vẫn tồn tại, dưới dạng ngầm ẩn, trong các chính sách tôn giáo của các chính phủ Pháp và các hình thức quản lí hành chính công. Nó được định tính cách bởi các nỗ lực kiểm soát các cơ sở và các hoạt động tôn giáo được coi là đáng ngờ.
- Yếu tố thứ 3 là các văn bản của Cách mạng Pháp ứng xử với tự do tôn giáo có một cách tiếp cận mang tính chủ nghĩa cá nhân. Các văn bản này quan tâm đến tự do các cá nhân, chứ không quan tâm đến các thành viên của các mạng lưới của các quan hệ xã hội có tính chất truyền thống. Kết qủa là, theo nguyên lí, không thể có sự trao quyền riêng biệt nào đó cho các nhóm xã hội. Tuy nhiên, bất kể hệ thống pháp lí Pháp phản đối ý kiến rằng tính tự quản của một tổ chức xã hội có thể được luật pháp công nhận, tự do của các tổ chức tôn giáo trong việc tự tổ chức đã được ngành luật học chấp nhận. Theo Jacques Robert, cựu thành viên của Hội đồng Hiến pháp: "Tự do tôn giáo vượt lên tự do đơn thuần về ý kiến, bởi niềm tin tôn giáo có thể phát triển chỉ khi các giáo hội hoàn toàn tự do hoạt động. Tự do tôn giáo ngụ ý rằng các giáo hội cần phải có quyền tự do tổ chức..." ("…la liberté religieuse dépasse la liberté d’opinion en ce sens que la foi ne peut s’épanouir que si les Eglises sont totalement libres de leur activité. La liberté religieuse exige donc pour elles le droit de s’organiser librement…").
- Thứ tư, Pháp đã thiết lập một hệ thống rất có chọn lọc về sự hợp tác giữa Nhà nước và các tôn giáo. Các tôn giáo được coi là chấp nhận được trên cơ sở triết lí "thế tục trung lập” là những tôn giáo đã được phép nhận một số hình thức hỗ trợ của Nhà nước. Ngược lại, các nhóm tôn giáo còn gây tranh luận của xã hội, hay có thực hành tôn giáo mà bị coi là vượt ra ngoài quy định cụ thể của luật pháp, như hai luật sau đây: luật 12/6/2001, gồm các biện pháp ngăn chặn hay áp chế mạnh mẽ hơn đối với các phong trào thờ cúng vốn vi phạm nhân quyền và các quyền tự do cơ bản; và luật 15/3/2004, áp dụng nguyên lí “thế tục trung lập”, điều chỉnh cách trưng diện các biểu hiện bên ngoài hoặc quần áo thể hiện là thành viên của tôn giáo trong các trường học tiểu học và trung học công lập. Khi có tối thiểu 60 thành viên yêu cầu, các luật còn gây tranh cãi có thể được đệ trình lên Hội đồng Hiến pháp để kiểm tra thêm. Nhưng điều này đã không xảy ra đối với cả hai luật này, và điều này gợi ý rằng các cơ quan lập pháp không nghi ngờ chúng là vi hiến.
4) Tổ chức của các cơ sở tôn giáo
Ở Pháp, không có cơ quan công cộng chịu trách nhiệm cụ thể trong việc xem xét mong muốn của người dân về các vấn đề tôn giáo. Các cá nhân hay các hiệp hội riêng tư chỉ có thể đến các cơ quan quản lí hành chính có thẩm quyền trong các lĩnh vực có liên quan đến những mong muốn như sau: các cơ quan có quyền hạn giáo dục trong khu vực hoặc các trường học địa phương quan ngại về các giáo sĩ phục vụ ở trường phổ thông, các cơ quan có quyền lực liên quan đến giáo sĩ phục vụ ở nhà tù, cơ quan y tế có giáo sĩ phục vụ ở bệnh viện,…
Việc giám sát các nhóm tôn giáo nằm trong trách nhiệm của hai đơn vị hành chính: Văn phòng Trung ương về các nhóm tôn giáo ("Bureau central des cultes") ở Paris, và Văn phòng về các nhóm tôn giáo ("Bureau des cultes") của các khu vực Bas-Rhin, Haut-Rhin và Moselle. Hai văn phòng này dưới thẩm quyền của quản lí hành chính trung ương của Nhà nước, cụ thể hơn là Ban tổng giám đốc quản lí hành chính ("Direction générale de l'administration") và Ban Giám đốc quản lí hành chính lãnh thổ và các sự vụ chính trị – đơn vị dưới Ban giám đốc về các sự vụ chính trị và các đoàn thể riêng tư ("Direction de l'administration territoriale et des affaires politiques – sous-direction des affaires politiques et de la vie associative") của Bộ Nội vụ.
Văn phòng Trung ương về các nhóm tôn giáo (đặt tại Paris) thi hành giám sát hành chính đối với các nhóm phái tôn giáo được thừa nhận trong khuôn khổ luật pháp quốc gia và địa phương (Alsace‑Moselle, Guyane và các thuộc địa nước ngoài). Văn phòng này cũng can thiệp vào thủ tục phê chuẩn về quà tặng và tài sản ủng hộ của các nhóm tôn giáo, đặc biệt khi các thủ tục này bị chính những người được thừa hưởng cản trở.
Thẩm quyền hành chính của Văn phòng Trung ương về các nhóm tôn giáo là có hạn. Nó chỉ có một số vai trò khác, chẳng hạn như đưa ra lời khuyên về mặt pháp lí đối với các cơ quan công quyền hay tổ chức tôn giáo có vấn đề liên quan đến luật tôn giáo; gần đây Văn phòng này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức cho Islam giáo ở Pháp, đáng kể là giai đoạn thành lập Hội đồng Pháp về Islam giáo ("Conseil français du culte musulman").
Văn phòng các nhóm tôn giáo ở các khu vực Bas-Rhin, Haut-Rhin và Moselle là bộ phận của quản lí hành chính trung ương nhưng đặt ở Strasbourg. Nó chịu trách nhiệm quản lí hành chính và tài chính cơ quan đầu não của các tôn giáo đã được công nhận. Nó cũng chịu trách nhiệm quản lí và giám sát các cơ sở tôn giáo công cộng và các khu vực tôn giáo lãnh thổ.
Hai cơ quan trên không có ngân sách riêng. Đôi khi nếu thấy cần thiết, Bộ Nội vụ sẽ chỉ định trong nội các của mình một tư vấn về kĩ thuật cho các vụ việc tôn giáo. Những năm qua, cơ sở tư vấn này đã tập trung giải đáp các câu hỏi liên quan đến Islam giáo.
a) Trong luật chung
Ngược với cái người ta hay tin, luật 9/12/1905 không đưa ra nguyên tắc Nhà nước hoàn toàn không quan tâm đến các tôn giáo. Một cách tự nhiên, các cơ quan công quyền không lờ đi các nhóm tôn giáo có tổ chức, bởi các nhóm tôn giáo là các nhóm xã hội, chẳng hạn như các công đoàn hay các hiệp hội của người dân cùng mục đích. Và với các nhóm như thế, luật cho phép một khung pháp lí để hỗ trợ tổ chức của chúng và sự ủng hộ chúng có thể nhận được. Sau đây là ví dụ về luật 1/7/1901 về các đoàn thể và luật 21/3/1884 về các công đoàn, luật 9/12/1905 trao tự do công cộng cho các nhóm phái tôn giáo, bằng cách chủ yếu là tạo cho chúng một cấu trúc đoàn thể thích ứng với mục đích hoạt động. Theo tinh thần này, luật 1905 với tên là “Luật về sự phân li giữa Giáo hội và Nhà nước”, là một công thức đã lạc hậu. Nó cũng thiếu chính xác, bởi luật 1905 do hủy bỏ vị thế của các tổ chức tôn giáo với tư cách các cơ sở công cộng (cái mà luật 18 germinal an X – 1802 đã cho phép) đã thay thế sự hủy bỏ đó bằng cách trao cho các tổ chức tôn giáo vị thế của các hội đoàn riêng tư, công nhận về mặt lí thuyết rằng mọi tổ chức đều bình đẳng như nhau trong khi chúng đều hưởng lợi từ một hệ thống các hỗ trợ công cộng có lựa chọn. Do đó, ngày nay luật 1905 và các văn bản bổ sung cần phải được xem như là cơ sở cho một hệ thống bảo đảm cho mọi hình thức thực hành tôn giáo một cách tự do và tiến hành tổ chức các cơ sở và hoạt động tôn giáo.
Luật 9/12/1905 thành ra là một luật đặc biệt, bên cạnh luật 1/7/1901 cái thiết lập hệ thống tổng thể của các hội đoàn. Nó tạo ra một loại hình hội đoàn mới được xác định bằng mục tiêu cụ thể. Theo các điều 18 và 19 của luật 1905, mục tiêu và tính cách của các hội đoàn tôn giáo phải thuần túy là tôn giáo. Nói cách khác, Nhà nước không đảm bảo cho loại hình hội đoàn này tự do xác định mục đích riêng. Tư cách thành viên của các hội đoàn cũng được quy định: Các thành viên cần phải là dân định cư tại các địa hạt thuộc phạm vi hội đoàn đó (Décret du 16 Mars 1906); và hội đoàn đó phải có số thành viên tối thiểu từ 7 đến 25 phụ thuộc vào số dân định cư của địa hạt nơi hội đoàn đó đăng kí hoạt động. Hội đồng Nhà nước xem xét rằng có 3 điều kiện cần thiết để một hội đoàn có thể có vị thế của một hội đoàn tôn giáo: Hội đoàn phải giới thiệu một nhóm người mà có đối tượng tôn giáo là siêu nhiên (Conseil d’Etat, 17 juin 1988, Union des Athées), mục đích của nó phải thuần túy là tôn giáo, và các hoạt động của nó không được phép gây rối trật tự công cộng (Conseil d’Etat, avis, 24/10/1997, n 187122).
Tuy thế, luật 1905 vẫn còn mơ hồ khi xem xét mục đích tôn giáo cụ thể của các hội đoàn tôn giáo. Theo các điều 18 và 19 của luật, các hội đoàn tôn giáo được lập ra để cung cấp tài chính, duy trì và thực hiện các nghi lễ thờ cúng nơi công cộng. Do đó, thờ cúng tôn giáo gồm cả hai phương diện vật chất và tinh thần. Điều này dẫn đến việc giáo hội Công giáo chỉ trích luật 1905, bởi vì trong cách nhìn của Giáo hội Công giáo, luật lờ đi vai trò trung tâm của uy quyền quản lí trong giáo hội, bằng cách gán việc quản lí hành chính và giám sát thờ cúng đối vào một hội đoàn của giới tu hành (Vehementer Nos Encyclical, 11 February 1906). Nói cách khác, Giáo hội Công giáo vốn không được cấu thành bởi sự kết hợp của các tín đồ sùng đạo, biến thành một hội đoàn, nhưng được cấu thành bởi sự hiện diện của một người kế vị của một giám mục. Theo tinh thần này, luật 1905 trở thành một thất bại cay đắng đối với nền Cộng hoà và đối với các người ủng hộ nền cộng hoà có xuất thân từ quân đội, bởi tiêu đề số IV về các hội đoàn tôn giáo chưa bao giờ có hiệu lực đối với Giáo hội Công giáo - tôn giáo được đa số dân Pháp thực hành. Sự phản đối của Công giáo dẫn đến một vài khó khăn như sau.
Khó khăn trước tiên liên quan đến tổ chức thực hành thờ cúng nơi công cộng được giải quyết trong thời gian ngắn. Trước năm 1907, các hội đoàn riêng tư không có tính chất tôn giáo phải công khai với các cơ quan công quyền bất cứ cuộc họp mở nào mà họ chuẩn bị tổ chức; chỉ các hội đoàn tôn giáo là được miễn việc này. Luật 28/3/1907 huỷ bỏ quy định bắt buộc trên, có nghĩa là các xứ đạo Công giáo và các giáo phận cũng được miễn nghĩa vụ này mà không cần phải trở thành các hội đoàn tôn giáo. Luật tương tự cũng cho phép các cơ quan công quyền có sở hữu các công trình tôn giáo cho thuê không lấy tiền cho các chức sắc đại diện tôn giáo để thực hành thờ cúng.
Khó khăn thứ hai là, không như các tôn giáo từng được công nhận khác (Tin Lành hay Do Thái), Giáo hội Công giáo từ chối tuân theo luật 1905 và tái cấu trúc bản thân nó thành các hội đoàn tôn giáo, điều có nghĩa là Giáo hội Công giáo ở Pháp vẫn tồn tại nhưng không có vị trí pháp lí. Giải pháp cho sự bế tắc này là cho phép Giáo hội Công giáo tự tạo lập cho nó các hội đoàn tôn giáo phù hợp với quy định của luật 1905 và đồng thời tương thích với các định chế đặc biệt của Giáo hội Công giáo, bằng cách công nhận và bảo đảm quyền hành của giám mục. Các quy chế cho các hội đoàn Công giáo ở cấp độ cơ sở theo mô hình này được chính phủ Pháp vạch ra và xin tư vấn của 3 vị luật gia. Vào 7/4/1923, các vị đó đã phán quyết rằng chúng phù hợp với luật 1905. Một cuộc họp của Hội đồng Nhà nước đã tuyên bố chính thức về tính phù hợp được ban bố vào ngày 13/12/1923. Sau đó là sự phê chuẩn của Toà thánh qua Sắc chỉ Maximam Gravissimamque Encyclical 18/1/1924 và các thương thuyết với chính phủ Pháp và dựa vào modus vivendi do giáo hội Công giáo định nghĩa như là một thoả thuận quốc tế ở dạng đơn giản hoá. Một hội đoàn cơ sở có các mục đích bị hạn chế hơn một hội đoàn tôn giáo đơn giản. Mục đích của nó là "hỗ trợ tài chính và duy trì thờ cúng Công giáo dưới sự cho phép của giám mục, đồng thuận với Toà thánh và phù hợp với hiến chế của Giáo hội Công giáo" ("de subvenir aux frais et à l’entretien du culte catholique sous l’autorité de l’évêque, en communion avec le Saint-Siège et conformément à la constitution de l’Eglise catholique"). Cũng có thêm điều kiện là nên có một hội đoàn cơ sở cho mỗi xứ đạo Công giáo Pháp, lập ra chỉ dựa vào sáng kiến của giám mục.
b) Trong luật địa phương của Alsace-Moselle
Trong luật địa phương của Alsace-Moselle có 4 tôn giáo được tuyên bố chính thức thừa nhận: Công giáo (Catholic), Lutheran (Lu - thơ), Reformed (Canh tân), và Jewish ((Do Thái). Các tôn giáo này được tổ chức trong khuôn khổ luật công, trong khi tôn trọng các hiến chế riêng của mỗi tôn giáo đó. Các nhóm tôn giáo tổ chức chúng một cách tự do trong khuôn khổ của luật tư pháp.
Các xứ đạo Công giáo ở Metz và Strasbourg, Giáo hội Canh Tân ở Alsace-Lorraine, giáo hội Lu-thơ của Alsace-Lorraine ("Eglise de la Confession d’Augsbourg d’Alsace et de Lorraine") và Do Thái giáo được tổ chức bởi các cơ quan công quyền trong khuôn khổ giáo khu và các cơ sở tôn giáo công cộng như được quy định trong luật 18 Germinal an X -1802 (Concordat and Organic Articles) và trong pháp lệnh 25/5/1844. Các xứ đạo Công giáo và Tin Lành và các khu vực Do Thái do các cơ quan công cộng điều hành ("établissements publics du culte"): các "fabriques" của Công giáo, Các hội đồng trưởng lão của Tin Lành, và các giáo khu của Do Thái giáo. Các cơ quan tôn giáo công cộng như thế đồng thời là các cơ quan sui generis (độc nhất về đặc tính). Bởi bản chất tôn giáo, việc truyền giáo và quyền tự do tổ chức, họ không thể được định nghĩa là các cơ quan nhà nước. Và bởi các nguyên lí “thế tục trung lập”, giám sát nhà nước đối với các cơ quan này chỉ thực thi với mục đích bảo vệ trật tự công cộng hay lợi ích thiết thân của mỗi cơ quan đó (Tribunal administratif de Strasbourg, 27 juin 1996). Các đơn vị ra quyết định của các cơ quan này có vị thế của các bộ phận quản lí hành chính và các quyết định của họ phải tuân theo mọi quy định của luật hành chính như bất cứ tổ chức hành chính nào khác. Họ có thể bị đưa ra trước toàn án xử hành chính.
Các nhóm tôn giáo không được thừa nhận hoặc không có vị thế pháp lí được tổ chức trong phạm vi luật tư pháp, cụ thể hơn là trong khuôn khổ các hội đoàn thành lập theo luật địa phương ("association de droit local") (Articles 21 à 79, Code civil local). Loại hình hội đoàn này được trao cho pháp nhân với khả năng nới rộng, một khi nó đã vào danh sách đăng kí các hội đoàn.
c) Trong luật địa phương của các lãnh thổ ở nước ngoài
Luật 9/12/1905 chưa bao giờ được giới thiệu trong khu vực Guyane hoặc trong các "Territoires et collectivités d’Outre-Mer", nơi các tổ chức tôn giáo được quản lí bởi các biện pháp đặc biệt.
Luật của Guyane (Điều 26, Ordonnance du 27 août 1828) chỉ cho phép hỗ trợ đối với Công giáo, tôn giáo được tổ chức cả trong khuôn khổ các cơ quan công cộng (the "fabriques") và các cơ quan riêng tư (các hội đồng truyền giáo). Các hội đồng truyền giáo được thiết lập vào năm 1939 (Décret-loi modifié du 16 janvier 1939), và cũng được thiết lập trong "Territoires et collectivités d’Outre-Mer". Chúng được bảo đảm một khả năng mở rộng và những tài sản tích luỹ được không bị hạn chế bởi nguyên tắc đặc biệt.
d) Các giáo đoàn
Các giáo đoàn là các nhóm tự nguyện thuộc về một tôn giáo nhất định và sinh hoạt tôn giáo theo nhóm và có một cam kết lấy cảm hứng từ một nguyên tắc của đời sống. Các giáo đoàn có thể được Nhà nước công nhận theo một thủ tục quy định bởi luật chung (Loi du 1er juillet 1901, titre III, modifié) hay bởi luật địa phương của vùng Alsace-Moselle (Loi du 2 janvier 1817, et Décret du 31 janvier 1852). Ngày nay, giữa hai hệ thống không còn có khác biệt. Đơn để xin được công nhận cần phải được viết bởi người lãnh đạo của cộng đồng gửi tới Bộ Nội vụ, cùng với các quy chế của giáo đoàn và chứng nhận từ cơ quan có thẩm quyền về tôn giáo đứng trên các giáo đoàn. Trong Giáo hội Công giáo, đó là Giám mục. Các giáo đoàn được công nhận được nới rộng khả năng và họ có thể thực hiện các hành động của đời sống công dân mà người có tư cách pháp nhân có thể tiếp cận được.
Vì thế, để kết luận cho phần này: ở Pháp, các tổ chức tôn giáo được tổ chức hoặc như các đoàn thể riêng tư, theo luật 1905; hoặc theo khuôn khổ của các cơ quan công cộng tương ứng, trong khi đó phải đảm bảo những đặc điểm đặc biệt xuất phát từ các hiến pháp và các quy định nội bộ của mỗi nhóm tôn giáo, theo luật địa phương Alsace-Moselle.
5) Vị thế của các chức sắc tôn giáo và của người làm thuê cho các tổ chức tôn giáo
a) Các chức sắc tôn giáo
- Việc chỉ định các chức sắc tôn giáo
Theo nguyên tắc trung lập, Nhà nước không can thiệp vào việc chọn chức sắc tôn giáo. Cơ quan có thẩm quyền trong nhiều các giáo hội khác nhau và các nhóm tôn giáo tự do bổ nhiệm người đứng đầu tôn giáo và các chức sắc. Tuy nhiên, ở Pháp có tồn tại một số ngoại lệ đối với quy tắc này. Các ngoại lệ này liên quan đến giám mục và giáo sĩ mà vị thế của họ do luật 9/12/1905 quy định, các chức sắc của giáo hội Công giáo ở vùng Guyane, và các chức sắc của bốn tôn giáo được công nhận ở các khu vực Bas-Rhin, Haut-Rhin và Moselle.
Trước tiên, Nhà nước phải được tư vấn về việc bổ nhiệm các giám mục ở xứ đạo thuộc Giáo hội Công giáo, theo luật Phân li 9/12/1905. Giáo hội Công giáo đồng ý trao đặc quyền này cho Nhà nước trong một thông báo vào tháng Năm 1921 từ tay Hồng y giáo chủ đến vị đại diện đặc biệt của chính phủ Pháp đối với Toà thánh. Thông báo này nói rằng Hồng y giáo chủ có trách nhiệm tham vấn đại sứ Pháp nếu như chính phủ Pháp có nói điều gì, từ quan điểm chính trị, bất lợi cho tu sĩ mà Toà thánh đã chọn làm giám mục giáo xứ tại Pháp. Hiện tại, văn phòng ngoại giao (Papal nunce) ở Paris sẽ tham vấn Bộ ngoại giao Pháp. Điều này không có nghĩa là chính phủ Pháp có quyền phủ quyết với việc bổ nhiệm; nó chỉ có ý nghĩa là chính phủ Pháp cần phải được tư vấn, và Toà Thánh không bị bó buộc bởi những câu trả lời nhận được.
Thứ hai, việc bổ nhiệm linh mục trong các nhà tù, bệnh viện, quân đội hay các trường học phổ thông, theo luật Phân li, chỉ có thể diễn ra theo sự đồng thuận giữa các cơ quan tôn giáo và cơ quan công cộng. Không thể duy trì việc chỉ định nếu sự đồng thuận không còn. Các thủ tục thuê lao động khác nhau được áp dụng cho các phân loại linh mục khác nhau. Các linh mục trong quân đội được bổ nhiệm bởi một quyết định của Bộ Quốc phòng, sau khi có đề nghị từ người đứng đầu các linh mục của tôn giáo có liên quan; bản thân vị đứng đầu các linh mục này do Bộ trưởng bộ Quốc phòng bổ nhiệm trong số các ứng viên do các nhóm tôn giáo đệ trình theo các nguyên tắc tổ chức của riêng các nhóm ấy (Décret du 16 Mars 2005). Cũng có các vị trí cho các chức sắc của Islam giáo trong các bệnh viện, nhà tù và quân đội.
Các chức sắc và các nhân viên hành chính của các tôn giáo đã được công nhận (các xứ đạo Công giáo, Canh Tân, Lu-thơ, Do Thái) trong luật của Alsace‑Moselle trực tiếp do Tổng thống Pháp bổ nhiệm (các giám mục giáo xứ thuộc Công giáo) hay do Thủ tướng (vị chủ tịch của giáo hội Lu-thơ – the EPCAAL), hoặc bởi quyết định bộ trưởng sau bổ nhiệm của các chức sắc tôn giáo (các linh mục Công giáo, mục sư Tin Lành, giáo sĩ Do Thái), hoặc do chính các cơ quan tôn giáo tự do chỉ định (giáo chức đại diện Công giáo (vicars), nhân viên hành chính, chủ tịch của Giáo hội Canh Tân (the EPRAL)).
- Vai trò của chức sắc tôn giáo trong luật chung
Hợp đồng lao động có thể được tiến hành giữa các chức sắc tôn giáo và người thực hành các hoạt động tôn giáo. Trong trường hợp như thế, mã số lao động sẽ được đưa vào đơn xin việc. Giáo hội Công giáo và Do Thái giáo đã chọn giải pháp này cho việc tìm người tu hành để làm những công việc về tôn giáo.
Khi quan hệ pháp lí giữa bên được thuê (một chức sắc tôn giáo) và một cơ quan tôn giáo không được định nghĩa một cách chính thức, luật học cho rằng hoạt động tôn giáo dựa trên cam kết tinh thần không thể coi là một hợp đồng lao động. Một mục sư, hay một linh mục không kí kết một hợp đồng thuê lao động chính thức với hoặc một hội đoàn tôn giáo hay với một giám mục để thực hiện các chức năng tâm linh của họ (Arrêt Cour de Cassation, Ch civ 23 avril 1913 et 24 décembre 1912). Trong trường hợp này, một thẩm phán vốn tôn trọng nguyên tắc trung lập sẽ không định nghĩa các mối quan hệ lao động như là kết quả của hiến chương của tôn giáo liên quan, bởi các yếu tố khách thể và chủ thể của một hợp đồng lao động vẫn thiếu: vị chức sắc tôn giáo không phải là một nhân vật phụ, hoạt động của ông ta không phải thuộc về nghề nghiệp đó, ông ta không được trả tiền tính theo khối lượng công việc, và sau cùng, ông ta và người thuê lao động muốn xác định hoạt động của ông ta dưới các khái niệm khác chứ không phải là một hợp đồng lao động, do bản chất tâm linh của công việc.
- Vị trí của chức sắc tôn giáo trong luật của Alsace-Moselle
Trong luật riêng của khu vực Alsace-Moselle, các chức sắc tôn giáo được Nhà nước trả lương. Luật địa phương 15/11/1909 xác định vị trí của họ; họ không được coi như cán bộ nhà nước ("fonctionnaires") nhưng là các đại diện công của nhà nước.
b) “Cơ sở kinh doanh dựa trên cam kết"
Người tu hành được các tổ chức tôn giáo thuê và trả lương được xác định trong lí thuyết luật pháp như là những người làm thuê cho “một cơ sở kinh doanh dựa trên cam kết" ("entreprise de tendance", "entreprise affinitaire"). Mệnh đề này được sử dụng hầu hết trong các lí luận về luật pháp, và nó xuất hiện dưới hình thức này chẳng có trong luật lao động mà cũng chẳng có trong văn bản pháp lí, trừ luật ban hành 31/12/1959 nhằm vào “bản chất đặc biệt” của các trường học tư thục có hợp đồng với nhà nước. Về phương diện luật học, nó nói: "cơ sở kinh doanh với cam kết về tư tưởng" và sự thực là các cơ sở kinh doanh có thể có một mục đích đặc biệt. Mục đích của các cơ sở này là bảo vệ và khuyến khích một học thuyết hay đạo đức mang tính triết học, chính trị hay tôn giáo. Một số đơn vị thương mại có thể nằm trong danh mục này, chẳng hạn như các cửa hàng bán đồ tôn giáo hay nhà hàng tôn giáo. “Các cơ sở kinh doanh dựa trên thiện chí" khuyến khích những thứ phù hợp với các mục tiêu tư tưởng của họ.
Luật học về các vấn đề trên đã tiến triển trong những năm qua. Năm 1978, trong trường hợp của Dame Roy, liên quan đến một giáo viên trong một trường tư của Công giáo bị thải hồi bởi bên thuê lao động (Hiệp hội Sainte-Marthe) do tình trạng hôn nhân của cô không phù hợp với giáo lí của Công giáo về hôn nhân. Phiên họp toàn thể của Toà Phúc thẩm (Court of Appeal) phán quyết rằng "Khi Hiệp hội Sainte-Marthe kết thúc hợp đồng với Dame Roy, sự vi phạm về mặt tôn giáo của cô cũng được xem xét và yếu tố này trong hợp đồng, vốn thường nằm ngoài các quan hệ lao động, được đưa một cách cố ý vào trong hợp đồng, và nó đã trở thành một phần thiết yếu và mang tính chất quyết định" ("lors de la conclusion du contrat par lequel l'Association Sainte-Marthe s'était liée à Dame Roy, les convictions religieuses de cette dernière avaient été prises en considération et cet élément de l'accord, habituellement en dehors des rapports de travail, avait été incorporé volontairement dans le contrat, dont il était devenu partie essentielle et déterminante") (Cass. ass. plén. 19 mai 1978 : D. 1978, p.541, concl. R. Schmelk note Ph. Ardant).
Nghĩa vụ bắt buộc riêng biệt này cũng được nhắc lại vào năm 1986 trong trường hợp của Fischer, một nữ giảng viên bị thải hồi khỏi một khoa thần học thuộc Tin Lành. Trong trường hợp này, Phòng Xã hội của Toà Phúc thẩm cho rằng người khiếu kiện đã được đưa vào làm việc để “thực hiện một nhiệm vụ có hàm ý rằng cô ấy nên đồng cảm với tư tưởng và niềm tin tôn giáo với người thuê cô làm việc, và đã không xem xét đến các nghĩa vụ phát xuất từ cam kết này " ("pour accomplir une tâche impliquant qu'il soit en communion de pensée et de foi avec son employeur, méconnaît les obligations résultant de cet engagement") (Cass. soc., 20 novembre 1986, Delle Fischer c/ Unacerf JPCG, 1987, II, 20798, note T. Revet).
Nghĩa vụ này bị chỉ trích rất mạnh mẽ bởi các lí thuyết về luật, chủ yếu bởi nó áp đặt lên người lao động những nghĩa vụ nằm ngoài nơi làm việc, chẳng hạn như khi người lao động bị cấm ở cùng nhau nếu không có hôn nhân, hay tiến hành đám cưới lại sau khi đã có li dị, hoặc có quan hệ đồng tính. Một quyết định của Phòng Xã hội của Toàn Phúc thẩm vào 17/4/1991 (Painsecq c/Assoc. Fraternité Saint Pie X) có xu hướng bảo vệ mạnh hơn đời sống riêng tư của người lao động trong các "cơ sở kinh doanh dựa trên cam kết". Nó nói rằng khi một người lao động ứng xử nơi riêng tư theo cách ngược với “cam kết” của cơ sở kinh doanh, cụ thể là các quy định của một nhóm tôn giáo, đây không phải là một cơ sở đủ mạnh để quyết định việc thải hồi người lao động. Chỉ những ứng xử rõ ràng gây ra những rắc rối nghiêm trọng trong lòng cơ sở kinh doanh có thể trở thành một cơ sở để thải hồi. Toà Phúc thẩm có thiên hướng không xem xét thêm hành vi của một lao động trên phương diện đời tư như một cơ sở có giá trị để thải hồi một người lao động.
Bên cạnh đó, luật học thiết lập một trật tự giữa người lao động và cơ sở kinh doanh dựa theo “cam kết”; các chức năng của một số người làm thuê không yêu cầu họ chia sẻ tư tưởng và tín ngưỡng của bên thuê lao động. Đây là trường hợp người làm thuê mà nhiệm vụ chỉ là về vật chất, và không có quan hệ trực tiếp với sự sùng đạo của nhóm tôn giáo, và cũng không thể gây ảnh hưởng với nhóm đó.
6) Vấn đề hỗ trợ tài chính cho các tổ chức tôn giáo và các hoạt động của chúng
a) Trong luật chung
Nói về hỗ trợ tài chính cho các tổ chức tôn giáo, điều 2 luật 9/12/1905 nói rằng "Nền Cộng hoà không công nhận hay hỗ trợ (tài chính) cho bất cứ tôn giáo nào, cũng không trả tiền cho bất cứ chức sắc của tôn giáo nào… " ("La République ne reconnaît, ne salarie ni ne subventionne aucun culte... "). Điều này đi ngược lại với luật 18 germinal an X – 1802 trước đó nói sẽ hỗ trợ cho các cơ sở tôn giáo.
Nhà nước không được phép trả lương cho các chức sắc và người đứng đầu tôn giáo. Các chức sắc như linh mục Công giáo, mục sư Tin Lành, giáo sĩ Do Thái và imâm của Islam giáo, cũng như những người lãnh đạo như là giám mục Công giáo, Chủ tịch của các giáo hội Tin Lành, chủ tịch của hội đồng giáo chủ của Do Thái giáo và imâm đứng đầu trong Islam giáo không nhận lương từ nhà nước bất kể vì hoạt động tôn giáo gì, trong vũng lãnh thổ chịu chi phối của luật Phân li Nhà nước và Giáo hội. Luật sẽ khác đi trong trường hợp các khu vực Bas-Rhin, Haut-Rhin và Moselle, các khu vực hải ngoại của Guyane, và các khu vực thuộc địa khác ở nước ngoài.
Tuy nhiên, toà án hành chính tối cao của Pháp, Hội đồng Nhà nước ("Conseil d'Etat") không xem xét việc cấm Nhà nước hỗ trợ các nhóm tôn giáo có giá trị luật hiến pháp. Trong lí luận về luật của mình, Hội đồng Nhà nước đã quy định rằng "nguyên tắc hiến pháp về 'thế tục trung lập', về phía Nhà nước và các cơ quan công quyền khu vực hoặc địa phương hàm ý một thái độ trung lập đối với các tôn giáo, và một sự đối xử công bằng với các nhóm tôn giáo, trong bản thân nó không cấm một số hình thức hỗ trợ công cộng cho các nhóm tôn giáo, vì lợi ích chung hoặc vì lợi ích của các khu vực chịu sự quản lí của cơ quan công quyền khu vực hoặc địa phương, miễn là điều này được thực hiện theo các điều kiện do luật định ra" (Conseil d’Etat, 16 mars 2005, Ministre de l’Outre-mer c/ Gouvernement de la Polynésie française).
Hơn nữa, nguyên tắc không hỗ trợ nói trong luật 1905 bao chứa vài ngoại lệ. Một số nằm ngay trong luật 1905. Đoạn 2 của điều 2 nêu trên nói rằng Nhà sẽ hỗ trợ chi phí cho các giáo sĩ: "sẽ có khả năng tính cả [trong ngân sách công] chi phí liên quan đến nghi lễ do các giáo sĩ tiến hành và có mục đích đẩy xa hơn tự do thực hành tôn giáo ở các cơ quan công cộng như trường trung học phổ thông (Décret n° 60-391, 22 avril 1960) trường tiểu học, bệnh viện (Circulaire ministérielle du 19 janvier 1976), dưỡng trí viện và nhà tù (Code de procédure pénale, art. D 433)" ("pourront être inscrites les dépenses relatives à des services d'aumônerie et destinées à assurer le libre exercice des cultes dans les établissements publics tels que lycées, collèges, écoles, hospices, asiles et prisons", Loi du 9 décembre 1905, Article 2, Paragraphe 2). Các giáo sĩ phục vụ trong quân đội còn được cung cấp những văn bản đặc biệt (Décret modifié n° 64-498 du 1er juin 1964, et Instruction du Ministre de la Défense du 9 mars 1981).
Hơn nữa, điều 19 luật 1905 nói rằng "các khoản cấp cho việc tu sửa các công trình lịch sử không được coi như là các khoản tiền hỗ trợ" ("ne sont pas considérées comme subventions les sommes allouées pour réparation aux monuments classés"). Luật ngày 13/4/1908 thêm một đoạn vào điều 13 luật 1905: "Nhà nước, các khu vực lãnh thổ và các cơ quan công quyền địa phương được tự do đáp ứng các khoản chi phí cho bảo dưỡng và duy trì các công trình kiến trúc tôn giáo nếu họ là các chủ sở hữu hợp pháp" ("L'État, les départements et les communes pourront engager les dépenses nécessaires pour l'entretien et la conservation des édifices du culte dont la propriété leur est reconnue par la loi").
Một luật khác, luật 25/12/1924, cho phép hỗ trợ công với công việc về các công trình tôn giáo thuộc về các hội đoàn tôn giáo, bất kể các công trình này đã được đăng kí như các công trình lịch sử hay không.
Hơn nữa, đơn vị sở hữu công cộng của một công trình tôn giáo đã bị phá huỷ hoặc bị hư hại có thể dẫn tới việc đơn vị này tham gia vào việc xây dựng lại. Các cơ quan công quyền địa phương có nghĩa vụ xây dựng lại một nhà thờ nếu bị phá huỷ do hoả hoạn, một khi nó đã nhận tiền bồi hoàn từ công ti bảo hiểm, và tiền bồi hoàn này không thể được sử dụng cho các dự án khác (CE, 19 juin 1914, Vital-Pichon: Rec. CE 1914, p. 726). Trong thời chiến, các cơ quan công quyền địa phương cũng nhận tiền bồi hoàn chiến tranh và các cơ quan này có nghĩa vụ xây lại các công trình tôn giáo bị phá huỷ (L. 20 févr. 1932: DP 1932, 4, p. 136). Bênh cạnh các trường hợp trên khi mà các cơ quan công quyền buộc phải hỗ trợ cho việc tái xây dựng công trình tôn giáo, các cơ quan này hoặc tự thân hoặc hợp tác với người đi lễ nhà thờ hay với cơ sở kinh doanh tôn giáo được tự do tham gia vào hoạt động tài chính cho việc tái xây dựng một công trình tôn giáo vốn đã trở nên vô chủ sau một thảm hoạ hoặc thiếu sự bảo trì. Nhưng công việc xây dựng lại này chỉ được coi là công việc sửa chữa theo kiểu cụ thể. Theo cách đó, không thể nói nó là một công trình xây dựng mới đang được chuyển nhượng thành nơi thờ tự tôn giáo; mà nó là một bộ phận của di sản địa phương đơn giản là được phục hồi, và trong trường hợp như thế, hỗ trợ tài chính công cộng là không vi phạm pháp luật.
Một cơ quan công quyền địa phương thực tế là tự do tham gia về mặt tài chính trong việc xây dựng một nhà thờ mới, dưới dạng đối tác với tín đồ, nhưng chỉ trong phạm vi hữu hạn của cái mà luật quy định về việc khôi phục công trình cũ (CE ass., 22 janvier 1937, Ville de Condé-sur-Noireau: Rec. CE 1937, p.87).
Bên cạnh những ví dụ về xây dựng lại, còn có văn bản pháp lí khác cho phép các cơ quan công quyền tham gia vào việc hỗ trợ tài chính cho việc xây dựng những công trình tôn giáo mới. Văn bản đó có tên là "Cardinal's Building Works" ("Chantiers du Cardinal") và nó cho phép các cơ quan công quyền cho các hội đoàn tôn giáo thuê công trình xây dựng nơi họ có thể bố trí cơ sở thờ tự. Kế hoạch này mang nhiều lợi thế cho các hội đoàn tôn giáo: nó kéo dài 99 năm, chỉ cần thanh toán 1 frăng/năm (trước khi có đồng Euro), và mảnh đất và các công trình xây dựng được trả lại cho các cơ quan công quyền khi thời hạn cho thuê kết thúc. Vị trí của công trình xây dựng vào cuối thời kì cho thuê thì hơi thiếu chắn. Nếu công trình được xây sau khi có luật 1905, nó sẽ không được tự động quy vào luật đối với các mục đích tôn giáo. Nhưng nó cũng không thể được tích hợp vào tài sản công cộng của cơ quan công quyền địa phương (F. Messner, P.-H. Prélot, J.-M. Woehrling, dir., Traité de droit français des religions, préc. n° 2017 à 2024).
Nhiều văn bản khác nhau cho phép các cơ quan công quyền địa phương đáp ứng một số khoản chi phí cho việc thờ tự tôn giáo. Chức sắc có thể nhận từ cơ quan công quyền địa phương một khoản tài chính nào đó để bảo dưỡng công trình tôn giáo nơi anh ta phục vụ, bởi làm điều này ông ta phục vụ lợi ích của cơ quan công quyền địa phương vốn sở hữu công trình đó (Cire. min. int., 3 mars 2003). Theo cách tương tự, các cơ quan công quyền địa phương có thể trả tiền cho các nghi lễ tôn giáo mà Thị trưởng yêu cầu. Nơi nghỉ ngơi của chức sắc các tôn giáo được công nhận, mà theo luật chung thì là một phần của tài sản riêng thuộc các khu tự trị, không có vị thế pháp lí cụ thể kể từ luật 1905 ra đời. Trong một vài trường hợp, vẫn có chỗ ở riêng cho các linh mục vốn được coi là người thuê nhà ở theo trong luật chung ban hành năm 1905. Thường thì linh mục trả khoản tiền thuê nhỏ cho cơ quan công quyền địa phương vốn là chủ sở hữu (JO Sénat Q, 11 octobre 1984, p.1651). Sau cùng, bởi quỹ bảo hiểm y tế, quỹ bà mẹ, quỹ cho người khuyết tật và quỹ lương hưu cho người cao tuổi của các chức sắc tôn giáo và thành viên của các giáo đoàn (quy định trong luật 2/1/1978) luôn phải chịu sự thiếu hụt, luật 30/7/1987 (điều L. 381-17) quy định rằng chi phí có thể được đáp ứng bởi sự đóng góp tài chính từ hệ thống y tế chung và bảo hiểm sinh nở. Nguyên tắc của bồi hoàn theo nhân khẩu đã được áp dụng từ 1978 đối với quỹ lương hưu cho người cao tuổi.
b) Trong luật địa phương
Trong khu vực Guyane, các chức sắc của Công giáo (giám mục và linh mục) được trả lương dựa vào ngân sách của khu vực, cũng như các chi phí cho việc duy trì bảo dưỡng nhà thờ và khu nhà ở của hội đồng trưởng lão, theo điều 36 trong pháp lệnh 27/8/1828. Theo cách tương tự, các vị chức sắc của bốn tôn giáo được công nhận (Công giáo, Canh Tân, Lutheran, Do Thái) của các khu vực Bas-Rhin, Haut-Rhin và Moselle nhận một khoản lương từ Nhà nước. Một sắc lệnh được sửa đổi ban hành ngày 10/7/1948 định nghĩa bậc và tỉ lệ lương của họ. Lương và các khoản chi phí phụ thêm do Bộ Nội vụ trả; tổng số tiền trả năm 2002 lên tới 32 528 677 euros. Trong các lãnh thổ hải ngoại của Pháp, nơi Luật 9/12/1905 chưa từng được phổ biến, các cơ quan công quyền nơi này có thể trả lương cho các chức sắc tôn giáo. Đây là trường hợp ví dụ ở St-Pierre et Miquelon.
Hơn nữa, chính quyền các khu vực tự trị, theo luật địa phương của Alsace-Moselle, có nhiệm vụ cung cấp nơi ở cho các chức sắc tôn giáo và bù đắp những thiếu hụt ngân sách của các cơ sở tôn giáo công cộng ở phạm vi địa phương hay xứ đạo ("fabriques" của Công giáo, Hội đồng trưởng lão của Lu-thơ và Canh Tân, và giáo khu của Do Thái).
Bởi luật 9/12/1905, bao gồm cả điều 2, chưa từng được phổ biến ở các khu vực Bas-Rhin, Haut-Rhin và Moselle, không có lệnh cấm hợp pháp đối với việc lập quỹ công cho các nhóm tôn giáo. Vì thế, các cơ quan công quyền địa phương, và trong một số trường hợp là Nhà nước, có thể hỗ trợ về kinh tế cho các nhóm tôn giáo, bất kể các nhóm đó là hợp theo luật định (trong trường hợp đó là việc lập quỹ không bắt buộc và đến để thêm vào quỹ bắt buộc) hay không theo luật định, được tổ chức như các hội đoàn theo khuôn khổ luật tư pháp.
c) Việc hỗ trợ các hoạt động nhân đạo, văn hoá và giáo dục
Việc hỗ trợ các hoạt động nhân đạo, văn hoá và giáo dục tiến hành dưới sự bảo hộ hay trách nhiệm của các tổ chức tôn giáo không được xem xét đến trong các văn bản luật của Pháp như là một phần của cái xác định một cơ sở tôn giáo hay hoạt động tôn giáo. Các xứ đạo Công giáo và Tin Lành, các giáo khu Do Thái, và thậm chí các nhóm phát sinh từ những cơ sở như thế, đã tạo ra khá nhiều các đoàn thể nhân đạo, văn hoá, giáo dục và thể thao mà các cơ quan công quyền được phép hỗ trợ một cách hợp pháp, như là họ làm với các đoàn thể phi tôn giáo mưu cầu những mục tiêu chung. Các hội đoàn tôn giáo cũng điều hành các đội xướng ca, hội âm nhạc, hội thể thao, các quỹ cho goá phụ, các trại hè, thư viện, trung tâm chăm sóc ban ngày, các trường học xứ đạo, các quỹ khẩn cấp, nhà ở cho những người vô gia cư. Tất cả những hình thức này đều được các cơ quan công quyền hỗ trợ một cách hợp pháp. Xứ đạo cơ sở hay các hội đoàn tôn giáo khác cũng có thể có lợi ích từ việc miễn giảm nhiều loại thuế và chiết khấu thuế (như thuế doanh thu, thuế bất động sản, thuế định cư, thuế hành nghề, VAT, phí đăng kí bán nhà cửa, các quyền chuyển giao, tài trợ). Các cơ quan công quyền thậm chí còn có thể trợ cấp hỗ trợ đầu tư cho giáo dục tư nhân (90% do Giáo hội Công giáo Roma điều hành). Các khoản hỗ trợ đó là miễn phí và không giới hạn đối với việc giảng dạy về kĩ thuật và nông nghiệp và với đào tạo sau bậc Phổ thông.
7) Giáo dục
a) Giáo dục tôn giáo trong hệ thống giáo dục công cộng
Giáo dục tôn giáo với phương diện tôn giáo là một trong những thành tố của tự do niềm tôn giáo và của việc thực hành tôn giáo của cá nhân, là một nguyên tắc mang giá trị hiến pháp trong luật của Pháp. Nguyên tắc hiến pháp về "thế tục trung lập" (Article premier, Constitution du 4 octobre 1958) không cấm các cơ quan công quyền hỗ trợ giáo dục tôn giáo trong khuôn khổ hệ thống giáo dục công cộng. Theo Jacques Robert et Jean Duffar, "tôn trọng nguyên tắc (thế tục) hàm ý rằng giáo dục công nên cho phép học sinh tự do thực hành các nghĩa vụ tôn giáo của chúng" (« … le respect du principe implique que l’enseignement public se prête au libre exercice par les élèves de leurs obligations religieuses » (Jacques Robert et Jean Duffar, Droits de l’homme et libertés fondamentales, Paris, Montchrestien, 1996, p. 588). Theo cách tương tự, nhiệm vụ của Nhà nước cung cấp giáo dục thế tục ở mọi cấp học, như được khẳng định trong lời nói đầu của Hiến pháp 1946, "Tự do tổ chức và giáo dục công cộng thế tục ở mọi cấp học là nhiệm vụ của Nhà nước" (« … L’organisation de l’enseignement public gratuit et laïque à tous les degrés est un devoir de l’Etat », Constitution du 27 octobre 1946, Préambule) không hàm ý là một sự ngăn cấm việc tổ chức các hoạt động tôn giáo trong các cơ sở giáo dục công. Trên phương diện này, các trường tiểu học công lập của Pháp theo luật chung là một tình trạng ngoại lệ không còn được chứng minh là đúng nữa.
- Trong luật chung
Giáo dục tôn giáo cho học sinh tiểu học không được thực hiện trong khuôn viên trường học. Điều này hàm ý một contrario (mâu thuẫn) từ các cách hiểu khác nhau về điều 2 của luật 28/3/1882: "Bên cạnh ngày Chủ nhật, các trường tiểu học công lập sẽ được đóng cửa vào một ngày khác nữa trong tuần, vì thế các phụ huynh nếu muốn có thể cho con cái học các bài học về tôn giáo ở các cơ sở ngoài trường học".
Tuy thế, vị thế pháp lí của các giáo sĩ tại trường tiểu học tự do hơn. Dựa vào điều khoản đầu tiên của Luật 31/12/1959, cho rằng "Nhà nước nên dùng mọi biện pháp cần thiết để bảo đảm tự do thờ cúng và giáo dục tôn giáo cho học sinh ở hệ thống trường công lập". Một sắc lệnh ngày 22/4/1960, một quyết định ngày 28/8/1960, và một thông báo hành chính ngày 22/4/1988 xác định các điều kiện và thủ tục cho việc bố trí và chức năng của giáo sĩ tại trường học.
Việc bố trí giáo sĩ trong trường phổ thông thường được đề đạt trước bằng một yêu cầu của các phụ huynh đối với ông hiệu trưởng. Yêu cầu này là bắt buộc với trường học nội trú và là tuỳ chọn với các loại hình trường học khác. Trong trường hợp sau, việc bố trí giáo sĩ nằm ở nhiệm vụ của vị chức trách của sở giáo dục ("recteur d'académie"), trên cơ sở yêu cầu của phụ huynh chuyển tới ông ta qua hiệu trưởng, cùng với ý kiến của hội đồng nhà trường. Nếu vị chức trách kia từ chối yêu cầu, ông ta phải nói rõ cơ sở tại sao.
Theo điều 2 của sắc lệnh 8/8/1960, một người đã được cơ quan có quyền hạn tôn giáo bổ nhiệm và do vị chức trách của sở giáo dục phê chuẩn mới có thể trao cho trách nhiệm giáo dục tôn giáo. Hội giáo sĩ tự do tổ chức các hoạt động của mình và không gắn kết hữu cơ với trường công lập.
- Trong luật của khu vực Alsace-Moselle
Khác với luật chung, luật của các khu vực như Alsace-Moselle, giáo dục tôn giáo có sẵn trong các trường tiểu học và phổ thông công lập cho các học sinh thuộc một trong các tôn giáo đã được công nhận (Công giáo, Tin Lành, Do Thái), theo điều 23 của luật 15/3/1850 (cho trường tiểu học) và pháp lệnh 13 /7/ 1873 được viết lại trong pháp lệnh 16/10/1887 (cho các trường phổ thông). (Các quy định này rõ ràng được bảo đảm bởi điều L. 481-1 của Luật Giáo dục). Giáo dục tôn giáo ở Alsace-Moselle là một bộ phận của chương trình học ở trường. Các cơ quan công quyền có trách nhiệm tổ chức các lớp dạy về tôn giáo. Tuy nhiên, học sinh được phép không theo các lớp học này: sách giáo khoa chính thức tạo điều kiện cho học sinh trên 18 tuổi và cho phụ huynh (hay người có trách nhiệm nuôi dưỡng) của học sinh dưới 18 tuổi yêu cầu miễn tham gia các lớp học tôn giáo. Sự miễn học này được tự động trao cho học sinh. Trong thực tiễn, vào thời điểm khởi đầu của năm học, mỗi học sinh nhận một lá đơn, ở đó học sinh đó (trên 18 tuổi), hoặc bố mẹ hoặc người có trách nhiệm nuôi dưỡng của học sinh (dưới 18 tuổi), có thể đề nghị được gia nhập lớp học tôn giáo hay miễn không phải gia nhập. Thủ tục này đảm bảo tính công bằng giữa các bậc phụ huynh muốn dự do quyết định việc trẻ con của họ sẽ theo hay không theo các lớp học tôn giáo.
Bên cạnh đó, Trường Sư phạm Pháp (IUFM - Instituts universitaires de formation des maîtres) ở các khu vực Bas-Rhin, Haut-Rhin và Moselle tiến hành đào tạo sơ giản về tôn giáo cho giáo viên tương lai của các trường tiểu học, và cho giáo viên dạy về tôn giáo ở các trường trung học phổ thông.
Sau cùng, trong khuôn khổ của Đại học Marc Bloch of Strasbourg, Nhà nước duy trì một Khoa về thần học Tin Lành, một Khoa thần học Công giáo, và một trung tâm tự quản cho việc dạy thần học Công giáo tại Đại học Metz.
- Giảng dạy về tôn giáo
Tiếp sau Báo cáo Debray về "Giảng dạy về hiện tượng tôn giáo trong khuôn khổ hệ thống trường học công lập" (Rapport Debray sur « L’enseignement du fait religieux dans l’école laïque », gửi đến Bộ trưởng Bộ Giáo dục năm 2002, khoá đào tạo đặc biệt đã được thiết lập ở các khoa của IUFM cho giáo viên lịch sử, triết học và văn học, về chủ đề giảng dạy về tôn giáo như là một thực tế, trên một phương diện phi tôn giáo. Như có thể quan sát, việc nghiên cứu tôn giáo là không được xem xét như là một môn học đặc biệt trong chương trình học, và không có giáo viên chuyên về môn học này; nó chỉ được xem xét như là thông tin phụ thêm được giảng dạy trong các lớp học lịch sử, triết học hay văn học đã có sẵn.
b) Trường hợp giáo dục tư thục
Giáo dục tư thục, bất kể thuộc tôn giáo hay không, được tổ chức theo Luật giáo dục. Luật này được xây dựng trên cơ sở thay đổi luật số 59-1557 ngày 31/12/1959 về các mối quan hệ giữa Nhà nước và các cơ quan giáo dục tư thục, cũng như các văn bản tiếp theo đó.
Theo Luật giáo dục, các trường tiểu học và phổ thông trung học tư thục theo một hợp đồng đơn giản hoặc một hợp đồng của hội đoàn đối với Nhà nước có thể được lợi từ hỗ trợ công cộng. Lương cho các giáo viên của trường tư thục theo hợp đồng với Nhà nước và do Nhà nước chi trả. Các trường tư thục theo hợp đồng của các hội đoàn với nhà nước sẽ nhận thêm hỗ trợ để trả cho các chi phí điều hành.
Tuy nhiên, theo luật chung, chi phí đầu tư cho các trường tiểu học tư thục chỉ có thể được thanh toán bởi chính các trường đó chứ không phải bởi Nhà nước, theo luật từ năm 1886. Các trường phổ thông trung học có thể được hỗ trợ tài chính từ Nhà nước để thanh toán tới 10% (không hơn) trong số chi phí đầu tư dự kiến (Article 69, Loi du 15 mars 1850).
Điều 2 của luật 1886 không được đưa vào luật địa phương ở Alsace-Moselle (Conseil d’Etat, 28 mai 1937). Điều này cho phép các cơ quan công quyền ở khu vực lãnh thổ ở Alsace-Moselle hỗ trợ chi phí đầu tư không giới hạn cho các trường tiểu học tư thục. Tuy nhiên, nguyên tắc quy định trong điều 69 của luật 1850 gọi là "Loi Falloux" phải được áp dụng (Avis de Conseil d’Etat du 16 octobre 1956) liên quan đến các trường phổ thông trung học và các trường của giáo hội Công giáo ("petits séminaires"). Hiện tại, không còn tồn tại các trường tư thục Islam giáo theo hợp đồng với Nhà nước ở nước Pháp chính quốc.
8) Các cộng đồng tôn giáo thiểu số
Khái niệm "thiểu số" không tồn tại trong luật của Pháp. Chính phủ Pháp thường xuyên từ chối việc công nhận các nhóm “thiểu số”. Vị trí này rõ ràng được diễn đạt trong tuyên bố của chính phủ Pháp trong điều 27 của Công ước quốc tế của Liên Hiệp quốc về các quyền dân sự và chính trị, cái bảo đảm sự bảo hộ cho các cộng đồng thiểu số về dân tộc, tôn giáo và ngôn ngữ: "xem xét điều 2 (nay đã trở thành điều 1) của Hiến pháp Cộng hoà Pháp…, điều 27 không áp dụng trong Cộng hoà Pháp".
Vị thế này được khẳng định lại bởi Hội đồng Nhà nước, mà trong phiên họp toàn thể năm 1995 đã tuyên bố rằng luật nguồn của nước Pháp từ chối việc công nhận bất cứ nhóm phân loại nào ngoài người Pháp, không có sự phân biệt về nguồn gốc, giống nòi hay tôn giáo giữa các cá nhân (Section des finances n° 357/466, 10 juillet 1995, EDCE). Đây là một thông báo như là một lời khuyên liên quan tới Công ước về Bảo vệ các nhóm thiểu số quốc gia do Hội đồng EU lập ra). Theo cách tương tự, Hội đồng Hiến pháp, theo quyết định của nó liên quan đến Hiến chương EU về các ngôn ngữ khu vực và thiểu số, chỉ rõ rằng các nguyên tắc cơ bản của sự thống nhất nền Cộng hoà và của tính đơn nhất của người Pháp "phản đối việc công nhận các quyền tập thể đối với bất cứ nhóm nào xác định bởi nguồn gốc, văn hoá, ngôn ngữ hay tín ngưỡng" (Quyết định số 2004-505 DC, ngày 19/11/2004). Lập trường này được khẳng định bởi một quyết định gần đây nữa của Hội đồng Hiến pháp về Hiệp ước về thiết lập một Hiến pháp chung cho Châu Âu: quyết định này nói rằng các nguyên tắc bao gồm điều đầu tiên của Hiến pháp, bằng cách khẳng định rằng nước Pháp là một nước cộng hoà thế tục trung lập ("laïque"), cấm “bất cứ ai lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo của mình vào mục đích tránh tuân thủ các quy định chung chi phối mối quan hệ giữa các cơ quan công quyền và các cá nhân" (Quyết định số 99-412 DC, ngày 15/6/1999).
Về nguyên tắc, luật của Pháp chỉ công nhận tự do cá nhân. Các quyền của nhóm xã hội, trong đó có các nhóm thiểu số, không chỉ được xem là không cần thiết, mà còn là đi ngược với tự do cá nhân. Chính quan điểm về mặt lí thuyết này lại phần nào mâu thuẫn với các nội dung hiệu lực của Luật của Pháp áp dụng cho các cộng đồng thiểu số tôn giáo. Tự do tôn giáo, và nổi bật là phương diện tự do thờ cúng, có một chiều kích tập thể được luật pháp thừa nhận. Bản thân các cá nhân có thể thành lập các hội đoàn, một số có thể trở thành khung cơ sở cho việc tổ chức của các cộng đồng thiểu số tôn giáo. Trên phương diện này, luật 9/12/1905 thậm chí tạo ra một phân loại cụ thể hơn cho các hội đoàn: các hội đoàn với mục đích tôn giáo ("associations cultuelles"), có các quy chế và quyền của riêng họ.
Hơn nữa, các cơ quan đại diện cho các nhóm thiểu số tôn giáo quan trọng nhất hầu như có vị thế chính thức trước các cơ quan công quyền (Hội đồng Pháp về Islam giáo -Conseil français du culte musulman; Trung ương giáo hội Do Thái Pháp- Consistoire central des israélites de France; Hiệp hội Phật giáo Pháp - Union bouddhiste de France; Liên hiệp Tin Lành Pháp - Fédération protestante de France). Và sau cùng, các cộng đồng thiểu số này được cấp các loại giấy phép nhằm vào việc tạo điều kiện cho các thực hành tôn giáo của họ (liên quan đến nghi lễ hiến sinh, các lễ hội tôn giáo…).
Tài liệu tham khảo:
F. Messner, « Chronique de droit local des cultes alsacien-mosellan », dans chaque numéro de la Revue européenne des relations Eglises-Etat.
P.-H. Prélot, « Chronique de droit français des religions », dans chaque numéro de la Revue européenne des relations Eglises-Etat.
Liberté religieuse et régime des cultes en droit français. Textes, pratique administrative, jurisprudence, Paris, Cerf, 2005, 1853 p.
Traité de droit français des religions, F. Messner, P.-H. Prélot, J.-M. Woehrling (dir.), Paris, Litec, 2003, 1317 p.
Les sectes et le droit en France, F. Messner (dir.), Paris, PUF, 1999.
State and Religion in France
Pr Francis Messner, Strasbourg
French law governing the relations between the State and religious bodies is complex. In many ways it is misrepresented both inside and outside France, as it is believed to base its treatment towards religions on principles of absolute separation and indifference. But the reality of French law is actually quite different.
Although it is impossible to present the whole of French religious law, I will nevertheless attempt to give an overview of it, by successively presenting some sociological data, the constitutional texts, the general characteristics of the system, the principles governing the organization of religious institutions, the status of religious ministers and of people employed by religious institutions, the modes of public financing of religious bodies and activities, the education system and finally the status of religious minorities.
1) Sociological data
Sociologically, France is often described as a deeply secularized country. But it is also a fact that France is still permeated with Catholic culture and traditions. This Catholic dimension is sometimes visible at the level of political institutions, for instance when great religious ceremonies are organized at Notre Dame Cathedral in Paris for the funerals of deceased heads of state.
According to a survey by the polling institute CSA in 2004, 64% of French people declare themselves as being Catholic, 27% as being atheist, agnostic or indifferent, and 9% say that they belong to religious minorities. Out of those 9%, half are Muslim, 22% are Protestant and 7% are Jewish. Buddhists may amount to 1% of the French population (B. Etienne & R. Liogier, Etre bouddhiste en France aujourd’hui, Paris, Hachette, 1997). Religious practice is not very strong. Only 10% of French people attend religious services every week, while 60.4% of French people say that they never attend religious services or ceremonies at all (European Values Survey, 1990; and Y. Lambert, Religion : L’Europe à un tournant, Paris, Futuribles, juillet-août 2002).
2) Constitutional texts
Unlike other countries in the European Union, France has only a few constitutional texts dealing with religion. These texts are the 1958 Constitution itself and what has been included in it from former documents (for example the Preamble to the 1946 Constitution), and the "Fundamental principles recognized by the laws of the Republic ("Principes fondamentaux reconnus par les lois de la République", hereafter PFRLR). There are also subsidiary texts, but these have not received jurisprudential confirmation. They are often referred to with the aim of backing the case for philosophical "laïcité".
The undisputed foundational texts of French constitutional law on religion are:
- The first article of the Constitution of 4 October 1958: "France is an indivisible, secular, democratic and social republic, securing equality before the law for all its citizens without distinction of origin, race or religion" ("La France est une République indivisible, laïque, démocratique et sociale. Elle assure l’égalité devant la loi de tous les citoyens sans distinction d’origine, de race ou de religion").
- Article 10 of the Declaration of the rights of man and of the citizen ("Déclaration des droits de l’homme et du citoyen"): "Nobody is to be held accountable for his his/her opinions, even religious ones, provided that their manifestation does not upset the order established by law" ("Nul ne doit être inquiété pour ses opinions mêmes religieuses, pourvu que leur manifestation ne trouble l’ordre établi par la loi").
- The Preamble to the Constitution of 3 October 1946: "...Nobody is to be discriminated against in his/her work or employment on the basis of his/her origin, opinions and beliefs... The organization of a free and secular public education system at all levels is a duty of the State" ("…Nul ne peut être lésé dans son travail ou son emploi en raison de ses origines, de ses opinions et de ses croyances… L’organisation de l’enseignement public gratuit et laïque à tous les degrés est un devoir de l’Etat").
Moreover, the Constitutional Council ("Conseil Constitutionnel") has the responsibility of defining some PFRLR which have constitutional value. These principles are the result of a homogeneous juridical tradition and have to be already mentioned in a republican law dating back before 1946. The Constitutional Council has defined five PRFLR more or less closely linked to religious law: freedom of education, freedom of conscience, respect for private life, freedom of association, freedom to communicate ideas.
As for the State Council ("Conseil d’Etat"), it has established in its ruling of 6 April 2001 (SNES) another PFRLR, the principle of "laïcité", in order to confirm the stability of the local religious law of Alsace‑Moselle, which had been maintained by a law dated 1 June 1924. The principle of "laïcité" already had constitutional value before its inclusion in the Constitution of 1946, and was already in force when the local religious law was confirmed by the legislative power.
The principle of "laïcité", which is mentioned notably in article 2 of the law of 9 December 1905, is sometimes interpreted extensively to support the idea that the public financing of religions is illegal. But such a position is untenable, in so far as the law also provides for a whole series exceptions to the general rule. If the extensive interpretation was correct, then the exceptions would become unconstitutional, while the French system of public financing of religious bodies is precisely based on the recognition of exceptions.
The constitutional texts and the Constitutional Council give no definition of "laïcité". Still, some elements of a definition can be deduced from an examination of positive law, and more precisely of religious legislation. The constitutional principle establishes the separation between the political power and religion. The State is neutral in religious matters, and the public services are non‑religious. However, neutrality does not imply that the State ignores all religions. The law of separation between Church and State of 1905 goes against such an idea, because as a law it is meant above all to guarantee the free exercise of religious worship and to organize religious institutions; it is not meant to establish the indifference of the State towards religions. French "laïcité" establishes a principle of positive neutrality on the part of the State, which respects all religions and recognizes religious pluralism. The chairman of the Constitutional Commission declared in 1946: "Laïcité is not a philosophy or a doctrine, it means the coexistence of all philosophies and doctrines, and respect for all beliefs" ("La laïcité n’est pas une philosophie ou une doctrine, mais la coexistence de toutes les philosophies et de toutes les doctrines, le respect de toutes les croyances").
In its ruling of 19 November 2004 (n° 2004-505 DC) on the compatibility of the French Constitution with the Treaty establishing a European Constitution, the Constitutional Council ruled that the first paragraph of article II-70 recognizing the right to manifest one's religious belief by practising it in public individually or collectively, does not contradict the first article of the French Constitution, which says that France is a secular ("laïque") republic "which forbids anyone to take advantage of their religious beliefs to consider themselves as not bound by the common rules that govern the relations between public institutions and individual citizens" ("qui interdit à quiconque de se prévaloir de ses croyances religieuses pour s’affranchir des règles communes régissant les relations entre les collectivités publiques et les particuliers").
3) The general characteristics of the system
As said above, France has much fewer constitutional or legislative texts establishing a status or a system for religions than other member-states of the European Union. This scarcity of texts has led to the establishment of a variety of systems in French religious law. French religious law is indeed far from monolithic; it is rather plural, because of pragmatic policies that have created a tradition of asymmetrical systems legitimized by geographical and cultural differences, and by historical contingencies.
- A first element of diversity is the law of 9 December 1905, called the law of separation. It applies to all the French "départements", but with some exceptions: the département of Guyane (Ordonnance du 27 août 1828), the départements of Bas‑Rhin, Haut‑Rhin and Moselle (Loi du 18 germinal an X -1802, et Ordonnance de 1844), and the French overseas territories called "Territoires et collectivités d’Outre-Mer" (Décret-loi" modifié du 16 janvier 1939).
- A second significant element of this particular French diversity derives from "gallicanisme", that is to say, the alliance between the French king and the French clergy with the aim of limiting the power of the Holy See. This policy was partly upset by the laws of the French Revolution, but it still survives today, in a watered-down form, in the religious policies of French governments and public administrations. It is characterized by attempts at controlling religious institutions and activities, which are considered with distrust.
- A third element is that the texts of the French Revolution dealing with religious freedom have an individualistic approach. They are concerned with the freedom of individuals as such, and not as members of networks of traditional social ties. As a consequence, in principle it is impossible to grant specific rights to social groups. However, even though the French juridical system rejects the idea that the autonomy of a social group can be recognized by law, the freedom of religious bodies to organize themselves has been accepted by jurisprudence. According to Jacques Robert, a former member of the Constitutional Council: "Religious freedom goes beyond mere freedom of opinion, because religious faith can thrive only if churches are totally free of their activities. Religious freedom implies that churches should have the right to organize themselves freely..." ("…la liberté religieuse dépasse la liberté d’opinion en ce sens que la foi ne peut s’épanouir que si les Eglises sont totalement libres de leur activité. La liberté religieuse exige donc pour elles le droit de s’organiser librement…").
- Fourthly, France has set up a very selective system of cooperation between the State and religions. The religions that are considered acceptable by philosophical "laïcité" are the only ones who are allowed to receive some support from the State. Conversely, religious groups who are socially controversial or whose religious practice is considered excessive fall within the scope of specific laws, such as the following two: the law of 12 June 2001, which contains stronger preventive and repressive measures against cultic movements which violate human rights and fundamental liberties; and the law of 15 March 2004, which, applying the principle of "laïcité", regulates the wearing of external signs or clothes expressing religious membership in public primary and secondary schools. Controversial laws can be submitted to the Constitutional Council for further examination, if a minimum of sixty deputies or senators request it. But this has happened to neither of these two laws, which suggests they were not suspected of being unconstitutional among the legislature.
4) The organization of religious institutions
In France there is no public institution specifically responsible for treating the wishes of the population in religious matters. Individuals and private associations can only turn to the administrations whose fields of competence bear a relation to these wishes: regional educational authorities and local school authorities concerning secondary school chaplaincies, prison authorities concerning prison chaplaincies, health authorities for hospital chaplaincies, …
The supervision of religious groups lies within the responsibility of two administrations: the Central office for religious groups ("Bureau central des cultes") in Paris, and the Office for religious groups ("Bureau des cultes") of the départements of Bas-Rhin, Haut-Rhin and Moselle. Those two offices are under the authority of the central administration of the State, more precisely the General directorate of the administration ("Direction générale de l'administration") and the Directorate of territorial administration and political affairs – sub-directorate of political affairs and private associations ("Direction de l'administration territoriale et des affaires politiques – sous-direction des affaires politiques et de la vie associative") of the Ministry of the Interior.
The Central office for religious groups (based in Paris) exercises administrative supervision over religious groups which are recognized within the framework of national law and local law (Alsace‑Moselle, Guyane and other overseas dependencies). It also intervenes in the procedures of approval for gifts and legacies made in favour of religious groups, especially when these procedures have been blocked by inheritors.
The administrative competences of the Central office for religious groups are limited. It has only a few other roles, like giving juridical advice to public and religious authorities concerning religious law; it has also recently played an important role in organizing the Muslim religion in France, notably at the time of the setting up of the French council of the Muslim religion ("Conseil français du culte musulman").
The Office for religious groups of the départements of Bas-Rhin, Haut-Rhin and Moselle is part of the central administration but is situated in Strasbourg. It is responsible for the administrative and financial management of the ministers of recognized religions. It is also responsible for the management and supervision of public religious institutions and of religious territorial constituencies.
Those two institutions do not run their own budgets. From time to time, the Ministry of the Interior appoints in his cabinet a technical adviser for religious affairs, if this is needed. These last years, this adviser has been specialised in questions dealing with Islam.
a) In general law
Contrary to what is often believed, the law of 9 December 1905 does not establish a principle of total indifference of the State towards religions. Public authorities, quite naturally, do not ignore organized religious groups, since religious groups are social groups, like trade unions or other associations of people pursuing common goals. And for all such groups the law provides for a juridical framework in order to facilitate their organization and the support they may receive. Following the example of the law of 1 July 1901 on associations and the law of 21 March 1884 on trade unions, the law of 9 December 1905 grants a public freedom to religious groups, by notably creating for them an associative structure adapted to their goals. In that sense, the name given to the law of 1905, "law of separation between Church and State", is an outdated formula. It is also incorrect, as the law of 1905, abolishing the status of religious bodies as public institutions (which had been granted by the law of 18 germinal an X - 1802), replaced this by giving religious bodies the status of private associations, theoretically considered all equal while at the same time benefiting from a system of selective public support. Therefore today the law of 1905 and its subsequent texts must be considered as establishing a system guaranteeing above all the free exercise of religion, and organizing religious institutions and activities.
The law of 9 December 1905 appears as a special law, beside the law of 1 July 1901 which establishes the general system of associations. It creates a new type of association defined by its specific goal. According to articles 18 and 19 of the law of 1905, the purpose and character of religious associations must be solely religious. In other words, the State does not grant this type of association the freedom to define its own purpose. Membership of the association is also regulated: members must be residents of the religious district covered by the association (Décret du 16 Mars 1906); and the association must have a minimum number of members, between and 7 and 25 depending on the number of inhabitants of the municipal district where the association is registered. The State Council considers that there are three necessary conditions for an association to be granted the status of a religious association: the association must represent a community of people whose object of belief is supernatural (Conseil d’Etat, 17 juin 1988, Union des Athées), its purpose must be solely religious, and its activities must not upset public order (Conseil d’Etat, avis, 24 octobre 1997, n 187122).
However, the law of 1905 remains ambiguous as regards the specific religious purpose of religious associations. According to articles 18 and 19 of the law, religious associations are set up in order to provide for the financing, the maintenance and the exercise of public worship. Thus, religious worship comprises both a material dimension and a spiritual dimension. This led to a condemnation of the law of 1905 by the Catholic church, because in the eyes of the Catholic church the law ignored the central role of episcopal authority in the Church, by attributing the administration and the supervision of worship to an association of lay people (Vehementer Nos Encyclical, 11 February 1906). In other words, the Catholic church is not constituted by the assembly of the faithful turned into an association, but by the presence of a successor of the apostles, a bishop. In that sense the law of 1905 became a bitter failure for the Republic and for militant republicans, because its title IV on religious associations was never enforced upon the Catholic church, the religion practised by the majority of French people. This rejection by the Catholic church led to several difficulties.
The first difficulty, concerning the organization of the public exercise of worship, was solved in a short time. Prior to 1907, non-religious private associations had to declare to the public authorities any public meeting that they were about to hold; only religious associations were exempted from this. The law of 28 March 1907 abolished this compulsory declaration, which meant that Catholic parishes and dioceses were also freed from this obligation without having to become religious associations. The same law allowed public authorities who owned religious buildings to lend those buildings free of charge to religious ministers for worship.
The second difficulty was that, unlike the other formerly recognized religions (Protestant and Jewish), the Catholic church refused to obey the 1905 law and to restructure itself into religious associations, which meant that the Catholic church in France remained without any juridical status. The solution to this deadlock was to allow the Catholic church to create for itself religious associations that were in accordance with the law of 1905 and at the same time compatible with the special constitution of the Catholic church, by recognizing and guaranteeing the authority of the bishop. Statutes for Catholic diocesan associations on this model were drawn up by the French government and submitted to the advice of three jurisconsults, who on 7 April 1923 judged them to be in conformity with the law of 1905. An official declaration of conformity was issued by the general assembly of the State Council on 13 December 1923. Then came the approval by the Holy See, through the Maximam Gravissimamque Encyclical of 18 January 1924, following negotiations with the French government and on the basis of a modus vivendi defined by the Catholic church as an international agreement in a simplified form. A diocesan association has a more limited purpose than a simple religious association. Its purposes is "to provide for the financing and the maintenance of Catholic worship under the authority of the bishop, in communion with the Holy See and in conformity with the constitution of the Catholic church" ("de subvenir aux frais et à l’entretien du culte catholique sous l’autorité de l’évêque, en communion avec le Saint-Siège et conformément à la constitution de l’Eglise catholique"). It was provided that there should be one diocesan association for each French Catholic diocese, created on the sole initiative of the bishop.
b) In the local law of Alsace-Moselle
In the local law of Alsace-Moselle there are four officially recognized religious confessions (Catholic, Lutheran, Reformed, Jewish), which are organized within the framework of public law, while respecting the particular constitution of each confession. Other religious groups organize themselves freely within the framework of private law.
The Catholic dioceses of Metz and Strasbourg, the Reformed Church of Alsace-Lorraine, the Lutheran Church of Alsace-Lorraine ("Eglise de la Confession d’Augsbourg d’Alsace et de Lorraine") and the Jewish religion are organized by the public authorities within the framework of religious districts and public religious institutions as established by the law of 18 Germinal an X -1802 (Concordat and Organic Articles) and by the ordinance of 25 May 1844. Catholic and Protestant parishes and Jewish departmental consistories are run by public religious institutions ("établissements publics du culte"): the Catholic "fabriques", the Protestant presbyteral councils, and the Jewish consistories. Those public religious institutions are at the same time sui generis institutions. Because of their religious nature, their pastoral mission and their freedom to organize themselves, they cannot be defined as State institutions. And because of the principle of "laïcité", State supervision can be exercised over these institutions only with the aim of preserving public order or the proper interests of each of them (Tribunal administratif de Strasbourg, 27 juin 1996). The decision-making organs of those institutions have the status of administrative authorities and their decisions must follow all the rules of administrative law just like any other administrative body. They can be brought before the administrative courts.
Non-recognized or non-statutory religious groups are organized within the framework of private law, more precisely within the framework of the associations established by local law ("association de droit local") (Articles 21 à 79, Code civil local). This type of association is granted legal personality with an enlarged capacity, once it has been entered in the register of associations.
c) In the local law of overseas territories
The law of 9 December 1905 has never been introduced in the département of Guyane or in the "Territoires et collectivités d’Outre-Mer", where religious bodies are governed by specific measures.
The local law of Guyane (Article 26, Ordonnance du 27 août 1828) provides only for the support of the Catholic religion, which is organized both within the framework of public institutions (the "fabriques") and of private institutions (the councils of mission). The councils of mission were created in 1939 (Décret-loi modifié du 16 janvier 1939), and are also found in the "Territoires et collectivités d’Outre-Mer". They are granted an extended capacity and their acquisitions are not limited by the principle of speciality.
d) Religious congregations
Religious congregations are voluntary groupings of people belonging to a certain religious confession and who wish to live a communal life and a commitment inspired by a rule of life. Congregations can be recognized by the State according to a procedure established by general law (Loi du 1er juillet 1901, titre III, modifié) or by the local law of Alsace-Moselle (Loi du 2 janvier 1817, et Décret du 31 janvier 1852). Today there are no differences any more between the two systems. The applications to obtain recognition must be addressed by the leader of the community the Ministry of the Interior, along with the statutes of the congregation and a certificate from the religious authority that stands above the congregation. In the Catholic church, it is the bishop. Recognized congregations are granted an extended capacity and they can perform the acts of civil life accessible to juristic persons.
So, as a conclusion to this part: in France, religious bodies are organized either as private associations, under the law of 1905; or within the framework of the relevant public institutions, while taking into account the special features derived from the constitutions and internal rules of each religious group, under the local law of Alsace-Moselle.
5) The status of religious ministers and of people employed by religious bodies
a) Religious ministers
- The appointment of religious ministers
According to the principle of neutrality, the State does not intervene in the choosing of religious ministers. The competent authorities within the various churches and religious groups freely appoint their leaders and ministers. However, in France there exist a number of exceptions to this rule. These exceptions concern the bishops and chaplains whose status is defined by the law of 9 December 1905, the ministers of the Catholic church in the département of Guyane, and the ministers of the four recognized religions of the départements of Bas-Rhin, Haut-Rhin and Moselle.
Firstly, the State must be consulted concerning the appointment of the diocesan bishops of the Catholic church, which is under the law of separation of Church and State of 9 December 1905. The Catholic church agreed to grant this prerogative to the French State in a notice handed in May 1921 by the Cardinal secretary of state to the special representative of the French government to the Holy See. This notice states that the Cardinal secretary of state has the responsibility of asking the French ambassador if the French government has anything to say, from a political point of view, against the clerics that the Holy See has chosen to become diocesan bishops in France. Currently, the question is asked by the papal nunce in Paris to the French Ministry of Foreign Affairs. This does not mean that the French government has a right of veto on appointments; it only means the French government must be consulted, and the Holy See is not bound by the answer it receives.
Secondly, the appointment of chaplains in prisons, hospitals, the army and secondary schools, under the law of separation, can only take place after an agreement between religious authorities and public authorities. The appointment cannot be maintained if the agreement ceases. Different hiring procedures are applied to the different categories of chaplains. Military chaplains are appointed by a decision of the Minister of Defence, after a proposal from the head chaplain of the concerned religion; the head chaplain is himself appointed by the Minister of Defence among candidates put forward by each religious group, in accordance with the group's internal rules of organization (Décret du 16 Mars 2005). There are posts for Muslim chaplains in hospitals, prisons and the army.
The ministers and the administrative staff of recognized religions (Catholic dioceses, Reformed, Lutherans, Jews) in the local law of Alsace‑Moselle are either directly appointed by the French President (Catholic diocesan bishops) or by the Prime Minister (the chairperson of the Lutheran church – the EPCAAL), or approved by a ministerial decision following an appointment by religious authorities (Catholic priests, Protestant pastors, Jewish rabbis), or freely appointed by religious authorities (Catholic vicars, administrative staff, the chairperson of the Reformed church – the EPRAL).
- The status of religious ministers in general law
A labour contract can be formally concluded between religious authorities and people exercising religious activities. In such a case, the labour code comes into application. The Catholic church and the Jewish religion have chosen this solution for the employment respectively of lay people exercising pastoral duties and of rabbis.
When the juridical relation between an employee (namely a religious minister) and a religious authority is not formally defined, jurisprudence considers that religious activity based on spiritual commitment cannot as such be regarded as a labour contract. A pastor or a priest do not conclude a formal contract of employment with respectively a religious association or a bishop to perform their spiritual functions (Arrêt Cour de Cassation, Ch civ 23 avril 1913 et 24 décembre 1912). In this case a judge who respects the principle of neutrality will not define the labour relations resulting from the constitution of the concerned religion, since the objective and subjective elements of a work contract are lacking: the minister is not a subordinate, his activity is not that of a profession, he is not paid for a measurable amount of work, and finally he and his employer themselves wish to define his activity in terms other than a labour contract, because of the spiritual nature of the employment.
- Their status of religious ministers in the local law of Alsace-Moselle
In the local law of Alsace-Moselle, religious ministers are paid by the State. A local law of 15 November 1909 has defined their status; they are not considered as State officials ("fonctionnaires") but as public agents of the State.
b) "Enterprises based on commitment"
The lay people who are employed and paid by religious bodies are defined by legal doctrine as employees of an "enterprise based on commitment" ("entreprise de tendance", "entreprise affinitaire"). This phrase is used mostly in legal doctrine, and it appears in this form neither in the labour code nor in legislative or statutory texts, except in the codified law of 31 December 1959, which deals with the "particular nature" of private schools which are under contract with the State. As for jurisprudence, it mentions "enterprises with an ideological commitment" and the fact that enterprises can have a special purpose. The purpose of committed enterprises is to defend and promote a philosophical, political or religious doctrine or ethic. Some commercial firms can also fall within this category, such as shops selling religious articles or religious restaurants. "Enterprises based on commitment" promote things that are in accordance with their ideological goals.
Jurisprudence in those matters has been evolving in recent years. In 1978, in the Dame Roy case, concerning a teacher in a Catholic private school who had been dismissed by her employer (the Association Sainte-Marthe) because her marital status was not in accordance with the Catholic doctrine of marriage, the plenary assembly of the Court of Appeal ruled that "when the Association Sainte-Marthe concluded a contract with Dame Roy, her religious convictions had been taken into consideration and this element of the contract, which usually remains outside labour relations, was intentionally included into the contract, of which it became an essential and determining part" ("lors de la conclusion du contrat par lequel l'Association Sainte-Marthe s'était liée à Dame Roy, les convictions religieuses de cette dernière avaient été prises en considération et cet élément de l'accord, habituellement en dehors des rapports de travail, avait été incorporé volontairement dans le contrat, dont il était devenu partie essentielle et déterminante") (Cass. ass. plén. 19 mai 1978 : D. 1978, p.541, concl. R. Schmelk note Ph. Ardant).
This particular obligation was also restated in 1986 in the Fischer case, involving a woman lecturer who had been dismissed from a protestant theology faculty. On this occasion, the Social Chamber of the Court of Appeal considered that the litigant had been taken in employment "to perform a task implying that she should be in communion of thought and belief with her employer, and had not taken into account the obligations resulting from this commitment" ("pour accomplir une tâche impliquant qu'il soit en communion de pensée et de foi avec son employeur, méconnaît les obligations résultant de cet engagement") (Cass. soc., 20 novembre 1986, Delle Fischer c/ Unacerf JPCG, 1987, II, 20798, note T. Revet).
This obligation has been strongly criticized by legal doctrine, notably because it imposes on employees some duties outside their workplace, for instance when employees are forbidden to cohabit without being married, or to remarry after a divorce, or to have a homosexual lifestyle. A ruling by the Social Chamber of the Court of Appeal of 17 April 1991 (Painsecq c/Assoc. Fraternité Saint Pie X) tends to protect more the private lives of the employees of "enterprises based on commitment". It states that when an employee behaves in private in a way that is contrary to the "commitment" of the enterprise, namely the regulations of a religious group, this is not necessarily a sufficiently strong basis to justify the dismissal of the employee. Only clearly obvious behaviour creating a serious disturbance within the enterprise can become a basis for dismissal. The Court of Appeal tends not to consider any more the behaviour of an employee in his/her private life as a valuable ground for firing him/her.
Besides, jurisprudence establishes a hierarchy between the employees of a committed enterprise; the functions of some employees do not justify that they should share the thought and beliefs of their employer. This is the case of employees whose tasks are only material, and who thus have no direct contact with the faithful of the religious group, and so cannot influence them.
6) The financing of religious bodies and activities
a) In general law
As regards the financing of religious bodies, article 2 of the law of 9 December 1905 states that "the Republic does not recognize or subsidize any religion, nor does it pay the ministers of any religion… " ("La République ne reconnaît, ne salarie ni ne subventionne aucun culte... "). This goes directly against the former law of 18 germinal an X - 1802, which provided for public subsidies for religious institutions.
The State is forbidden to pay salaries to religious ministers and leaders. Ministers such as Catholic priests, Protestant pastors, Jewish rabbis and Muslim imams, as well as leaders such as Catholic bishops, the chairpersons of the Protestant churches, the chairman of the Jewish central consistory and head imams in Islam receive no salary whatever from the State for their religious activities, in the territory that is under the law of separation between Church and State. The law is different concerning the départments of Bas-Rhin, Haut-Rhin and Moselle, the overseas department of Guyane, and other overseas dependencies.
However, France's highest administrative court, the Council of State ("Conseil d'Etat") does not consider that the ban on State subsidies for religious groups has the value of a constitutional law. In its jurisprudence, the Council of State has ruled that "the constitutional principle of 'laïcité', which implies, on the part of the State and of regional and local authorities, a neutral attitude towards religions, and equal treatment for religious groups, in itself does not ban some public subsidizing of religious groups, for the general interest or for the interests of territories under regional or local authorities, provided that this be done respecting the conditions defined by law" (Conseil d’Etat, 16 mars 2005, Ministre de l’Outre-mer c/ Gouvernement de la Polynésie française).
The principle of no subsidizing, stated in the law of 1905, contains some exceptions. Some of these are provided for in the law of 1905 itself. Paragraph 2 of the above-mentioned article 2 says that the State shall provide for the expenses of chaplaincies: "there will be the possibility of including [in the public budget] the expenses related to services of chaplaincy and aimed at furthering the free exercise of religious practice in public institutions such as lycées, secondary schools (Décret n° 60-391, 22 avril 1960) and primary schools, hospitals (Circulaire ministérielle du 19 janvier 1976), asylums and prisons (Code de procédure pénale, art. D 433)" ("pourront être inscrites les dépenses relatives à des services d'aumônerie et destinées à assurer le libre exercice des cultes dans les établissements publics tels que lycées, collèges, écoles, hospices, asiles et prisons", Loi du 9 décembre 1905, Article 2, Paragraphe 2). Army chaplains are provided for by specific texts (Décret modifié n° 64-498 du 1er juin 1964, et Instruction du Ministre de la Défense du 9 mars 1981).
Moreover, article 19 of the law of 1905 states that "the sums allocated for the repairing of historical monuments are not considered as subsidies" ("ne sont pas considérées comme subventions les sommes allouées pour réparation aux monuments classés"). The law of 13 April 1908 adds a new sub-paragraph to article 13 of the 1905 law: "The State, the départements and the local authorities will be free to meet the expenses for the upkeep and the conservation of the religious buildings of which they are the lawful owners" ("L'État, les départements et les communes pourront engager les dépenses nécessaires pour l'entretien et la conservation des édifices du culte dont la propriété leur est reconnue par la loi").
Another law, the law of 25 December 1942, allows public subsidizing of work done on religious buildings belonging to religious associations, whether these buildings are registered as historical monuments or not.
What is more, the public owner of a religious building that has been destroyed or damaged can be led to participate in its reconstruction. Local authorities are under the obligation to rebuild a church building that has been destroyed by a fire, if it has received compensation from an insurance, and this compensation cannot be used for other projects (CE, 19 juin 1914, Vital-Pichon: Rec. CE 1914, p. 726). In wartime, local authorities also received war damages which they had the duty to use for the rebuilding of destroyed religious buildings (L. 20 févr. 1932: DP 1932, 4, p. 136). Beside those cases when it is compulsory for public authorities to provide for reconstruction, public authorities are free to participate, on their own or in partnership with churchgoers or with religious trusts, in the financing of the reconstruction of a religious building that has become derelict following a disaster or due to lack of maintenance. Those works of reconstruction are just considered as repair works of a more thorough kind. In that way it cannot be said that a new building is being put at the disposal of religious worship; rather, a part of the local heritage has simply been restored, and in such a case public financing is not illegal.
A local authority is in fact free to participate financially in the construction of a new church building, in partnership with the believers, but only within the limits of what the authority would have been required to give by law for the restoration of the former building (CE ass., 22 janvier 1937, Ville de Condé-sur-Noireau: Rec. CE 1937, p.87).
Beside those instances of reconstruction, there is another legal instrument which allows public authorities to participate in financing the setting up of new religious buildings. It is called the "Cardinal's Building Works" ("Chantiers du Cardinal") and it makes it possible for public authorities to lease to religious associations building sites where they can set up worship places. This scheme brings many advantages to religious associations: it lasts for 99 years, for a payment of one French franc per annum (before the adoption of the Euro), and the piece of land and the buildings are returned to the public authorities at the end of the leasing period. The status of this building at the end of the lease will be somewhat uncertain. If it was built after the law of 1905, it will not be automatically attributed by law to religious purposes. But neither will it be possible to integrate it into the public property of the local authority (F. Messner, P.-H. Prélot, J.-M. Woehrling, dir., Traité de droit français des religions, préc. n° 2017 à 2024).
Various texts allow local authorities to meet some of the expenses of religious worship. The minister can receive from the local authority some financial compensation for the upkeep of the religious buildings that he performs, because in doing this he serves the interests of the local authority who owns the building (Cire. min. int., 3 mars 2003). In the same way, local authorities can pay for religious services that have been requested by the mayor. The lodgings of the ministers of the formerly recognized religions, which according to general law are part of the private property of the municipalities, have not had a specific juridical status since the law of 1905. In some cases, they are still set apart as lodgings for the priests, who have been considered as common law tenants since 1905. Usually the priests pay a small rent to the local authority who is the owner (JO Sénat Q, 11 octobre 1984, p.1651). Finally, because the health insurance funds, maternity funds, disability funds and old age pension funds of religious ministers and members of religious congregations (established by the law of 2 January 1978) suffer constant deficit, the law of 30 July 1987 (art. L. 381-17) provides that the expenses can be met by a financial contribution from the general system of health and maternity insurance. The principle of demographic compensation had already been adopted in 1978 for old age pension funds.
b) In local law
In the département of Guyane, the ministers of the Catholic religion (bishops and priests) are paid on the département's budget, as well as the expenses for the upkeep of church buildings and presbyteries, in accordance with article 36 of the ordinance of 27 August 1828. In the same way, the ministers of the four recognized confessions (Catholic, Reformed, Lutheran, Jewish) of the départements of Bas-Rhin, Haut-Rhin and Moselle receive a salary from the State. A modified decree of 10 July 1948 defines their grades and salary scale. The salaries and additional expenses are paid by the Ministry of the Interior; the sum total paid in 2002 amounted to 32 528 677 euros. In the French overseas territories, where the law of 9 December 1905 has never been introduced, the territorial authorities can pay the salaries of religious ministers. This is the case for instance in St-Pierre et Miquelon.
Moreover, municipal authorities in the local law of Alsace-Moselle have a duty to provide lodgings for religious ministers and to make up for possible deficits in the budgets of public religious institutions at local or parish levels (Catholic "fabriques", Lutheran and Reformed presbyteral councils, and Jewish consistories).
Since the law of 9 December 1905, including its article 2, has never been introduced in the départements of Bas-Rhin, Haut-Rhin and Moselle, there is no legal ban against public funding for religious groups. So, local public authorities, and in some cases the State, can offer economic support to religious confessions, whether these are statutory (in that case the funding is not compulsory and comes in addition to compulsory funding) or non-statutory, that is, organized as associations within the framework of private law.
c) The subsidizing of humanitarian, cultural and educational activities
The subsidizing of humanitarian, cultural and educational activities performed under the aegis or the responsibility of religious organizations is not considered by French legal texts as being part of what defines a religious institution or activity. Catholic and Protestant parishes, and Jewish consistories, and even more often groups stemming from those institutions, have created hosts of humanitarian, cultural, educational and sports associations which public authorities are legally entitled to subsidize, just as they do with non-religious associations pursuing the same goals. Religious associations also run choirs, musical societies, sports unions, funds for widowed people, holiday camps, libraries, day-care centres, parish schools, emergency funds, homes for the homeless. All these can be legally subsidized by public authorities. Diocesan or other religious associations can also benefit from a whole range of financial exemptions and tax allowances (as regards turnover tax, property tax, residence tax, professional tax, VAT, registration fees for the sale of buildings, transfer rights, sponsorship). Public authorities can moreover grant investment subsidies to private education (90% of which is run by the Roman Catholic church). Those subsidies are free and unlimited for technical and agricultural teaching and for general higher education.
7) Education
a) Religious education in the public education system
Religious education with a confessional dimension is one of the components of freedom of belief and of practising one's religion, which is a principle carrying constitutional value in French law. The constitutional principle of "laïcité" (Article premier, Constitution du 4 octobre 1958) does not ban public authorities from facilitating religious education within the framework of the public education system. According to Jacques Robert et Jean Duffar, "respecting the principle implies that public education should allow the pupils to freely practise their religious obligations" (« … le respect du principe implique que l’enseignement public se prête au libre exercice par les élèves de leurs obligations religieuses » (Jacques Robert et Jean Duffar, Droits de l’homme et libertés fondamentales, Paris, Montchrestien, 1996, p. 588). In the same way, the duty of the State to provide a secular education at all levels, as reaffirmed in the preamble to the Constitution of 1946, "Organizing free and secular public education at all levels is a duty of the State" (« … L’organisation de l’enseignement public gratuit et laïque à tous les degrés est un devoir de l’Etat », Constitution du 27 octobre 1946, Préambule) does not imply a ban on the organizing of religious activities in public educational institutions. In this respect, French public primary schools under general law are subjected to a state of exception that can no longer be justified.
- In general law
Religious education for primary school children cannot be given inside school buildings. This is implied a contrario from the dispositions of article 2 of the law of 28 March 1882 : "In addition to Sunday, public primary schools will be closed on another day of the week, so that parents, if such is their wish, can have their children be given religious lessons outside school buildings".
However, the juridical status of secondary school chaplaincies is more liberal. It is based on the first article of the law of 31 December 1959, which says that "the State shall take all necessary measures to guarantee freedom of worship and religious education for pupils in the public school system". A decree dated 22 April 1960, a decision dated 28 August 1960, and an administrative notice dated 22 April 1988 define the conditions and procedures for the setting up and the functioning of school chaplaincies.
The setting up of a chaplaincy in a secondary school is always preceded by a request from parents addressed to the school head. This request is compulsory in boarding schools, and optional in other schools. In the latter case, the setting up of a chaplaincy falls within the competence of the rector of the education district ("recteur d'académie"), on the basis of the parental requests transmitted to him by the school head, accompanied by the opinion of the school council. If the rector turns down the request, he must state the grounds for his refusal.
According to article 2 of the decree of 8 August 1960, religious education must be given by a person who has been appointed by a religious authority and approved by the rector of the education district. The chaplaincy is free to organize its own activities and has no organic link with the public school.
- In the local law of Alsace-Moselle
Unlike what happens under general law, in the local law of Alsace-Moselle, religious education is available in public primary and secondary schools for the pupils belonging to one of the recognized religious confessions (Catholic, Protestant, Jewish), following article 23 of the law of 15 March 1850 (for the primary schools) and the ordinance of 13 July 1873 as rewritten in the ordinance of 16 November 1887 (for the secondary schools). (Those rules are clearly maintained by article L. 481-1 of the Code of Education). Religious education in Alsace-Moselle is part of the school curriculum. Public authorities have a duty to organize religious education classes. However, the pupils are allowed not to follow these classes: official texts make it possible for pupils who are over the majority age of 18, and to the parents (or people bearing parental responsibility) of pupils who are under 18, to ask for an exemption from religious education classes. This exemption is granted automatically. In practice, at the beginning of the year each pupil receives an application form, on which he/she (for the over 18's), or his/her parents or people with parental authority (for the under 18's), can express the wish to follow religious education classes or to be exempted from them. This procedure ensures complete equality between parents to freely decide whether their child will follow or not the religious education classes.
Besides, the French teacher training colleges (IUFM - Instituts universitaires de formation des maîtres) in the départements of Bas-Rhin, Haut-Rhin and Moselle give some training in religious education to future primary school teachers, and to the religious education teachers of secondary schools.
Finally, within the framework of the Université Marc Bloch of Strasbourg, the State maintains a Faculty of protestant theology, a Faculty of Catholic theology, and an autonomous centre for teaching Catholic theology at the University of Metz.
- Teaching about religion
Following the Debray Report on "Teaching about the phenomenon of religion in the framework of the secular school system" (Rapport Debray sur « L’enseignement du fait religieux dans l’école laïque », handed to the Minister of Education in 2002, special training has been set up in the IUFM's for history, philosophy and literature teachers, on the subject of teaching about religion as a fact, in a non-confessional perspective. As can be seen, the study of religion is not considered as a specific subject in the curriculum, and there are no specialized teachers on this subject; it is only considered as additional information to be taught within existing history, philosophy or literature classes.
b) The case of private education
Private education, whether confessional or not, is organized under the Code of education, which has codified the modified law n° 59-1557 of 31 December 1959 on the relations between the State and private education institutions, as well as the subsequent texts.
According to the Code of education, private primary and secondary schools under a simple contract or under a contract of association with the State can benefit from public subsidies. The salaries of all the teachers of private schools that are under a contract with the State are paid by the State. Private schools that are under a contract of association with the State receive extra subsidies to pay for their running expenses.
However, under general law investment expenses of private primary schools can only be paid by the schools themselves and not by the State, according to a law dating back to 1886. Private secondary schools may receive financial support from the State to pay for up to 10% (and no more) of their planned investment expenses (Article 69, Loi du 15 mars 1850).
Article 2 of the law of 1886 has not been introduced into the local law of Alsace-Moselle (Conseil d’Etat, 28 mai 1937). This allows territorial authorities in Alsace-Moselle to subidize the investment expenses of private primary schools with no limitation. However, the rule established by article 69 of the law of 1850 called "Loi Falloux" must be applied (Avis de Conseil d’Etat du 16 octobre 1956) concerning private secondary schools and Catholic ecclesiastical schools ("petits séminaires"). For the time being, there exist no private Muslim schools under contract with the State in metropolitan France.
8) Religious minorities
The concept of "minority" does not exist in French law. The French government has constantly refused to recognize minorities. This position is clearly expressed in the declaration of the French government concerning article 27 of the United Nations' International Convention on Civil and Political Rights, which guarantees protection for ethnic, religious and linguistic minorities: "taking into account article 2 (that has become article 1 in the meantime) of the Constitution of the French Republic…, article 27 does not apply in the French Republic".
This position was reaffirmed by the Council of State, whose general assembly in 1995 stated that the French fundamental law refuses to recognize any category other than the French people, with no distinction of origin, race or religion between individuals (Section des finances n° 357/466, 10 juillet 1995, EDCE. This is a notice of advice given in relation with the Convention for the Protection of National Minorities drawn up by the Council of Europe). In the same way, the Constitutional Council, in its ruling concerning the European Charter of Regional or Minority Languages, made clear that the fundamental principles of the unity of the Republic and of the unicity of the French people "stand against the recognition of collective rights to any group defined by its origin, culture, language or belief" (Décision n° 2004-505 DC du 19 novembre 2004). This position was confirmed by a more recent decision of the Constitutional Council about the Treaty establishing a Constitution for Europe: this decision states that the principles contained in the first article of the Constitution, by affirming that France is a secular ("laïque") republic, forbid "anybody to put forward his religious beliefs with the aim of avoiding to obey the common rules governing the relations between public authorities and individuals" (Décision n° 99-412 DC du 15 juin 1999).
In principle, French law only recognizes individual freedom. The rights of social groups, among which minorities, is not only considered superfluous, but also considered as opposed to individual freedom. This very theoretical position is partly contradicted by the effective contents of French law applying to religious minorities. Religious freedom, and notably one of its aspects, freedom of worship, possesses a collective dimension which is recognized by law. Individual citizens can set up associations, some of which can become frameworks for the organization of religious minorities. In this respect, the law of 9 December 1905 even created a specific category of associations: associations with a religious purpose ("associations cultuelles"), with have their own specific statutes and rights.
Moreover, institutions representing the most important religious minorities have an almost official status in front of the public authorities (French Council of the Muslim Religion -Conseil français du culte musulman ; Central Consistory of French Jews - Consistoire central des israélites de France ; Buddhist Union of France - Union bouddhiste de France ; Protestant Federation of France - Fédération protestante de France). And finally, those minorities are granted permissions aimed at facilitating their religious practices (concerning ritual slaughtering, cemeteries, religious festivals…).
Bibliography:
F. Messner, « Chronique de droit local des cultes alsacien-mosellan », dans chaque numéro de la Revue européenne des relations Eglises-Etat.
P.-H. Prélot, « Chronique de droit français des religions », dans chaque numéro de la Revue européenne des relations Eglises-Etat.
Liberté religieuse et régime des cultes en droit français. Textes, pratique administrative, jurisprudence, Paris, Cerf, 2005, 1853 p.
Traité de droit français des religions, F. Messner, P.-H. Prélot, J.-M. Woehrling (dir.), Paris, Litec, 2003, 1317 p.
Les sectes et le droit en France, F. Messner (dir.), Paris, PUF, 1999.