Video Clip
Liên kết website
Thống kê truy cập

1

Những thách thức của Tôn giáo mới. Bài viết của GS. Eileen Barker Trường Đại học Luân Đôn về Kinh tế học, Khoa học Chính trị và Thông tin, tại Hội thảo Quốc tế: Tôn giáo và pháp quyền ở Đông Nam Á 9/2006 tại Hà Nội.

21/02/2018
The Challenges of New Religions “An Informal, Non-academic Paper” By Prof. Eileen Barker, London School of Economics and Political Science & Inform for the international conference on ‘Beginning the Conversation: Religion and Rule of Law in Southeast Asia’, 8 - 9/9/2006 in Hanoi, Vietnam
“Bài viết nhằm mục đích trao đổi và không mang tính học thuật”
 
Những thách thức của Tôn giáo mới “Bài viết nhằm mục đích trao đổi và không mang tính học thuật”. Bài viết của GS. Eileen Barker Trường Đại học Luân Đôn về Kinh tế học, Khoa học Chính trị và Thông tin, tại Hội thảo Quốc tế: Tôn giáo và pháp quyền ở Đông Nam Á 9/2006 tại Hà Nội.
 
Các tôn giáo khác, dù là mới hay chỉ thu hút thiểu số, đều thường bị nhìn nhận là một thách thức đối với những ai quan tâm đến việc duy trì tính nguyên trạng. Các tôn giáo có tính thay thế như vậy thường bị coi là một mối đe doạ tiêu cực, có thể gây ra những rắc rối không mong muốn – mặc dù không hiếm khi chúng bị coi là đe doạ sinh mạng của người dân hay thậm chí là phá hoại cơ cấu xã hội. Tuy nhiên, đôi khi thách thức đó cũng được xem xét với ngôn ngữ tích cực khi việc thể hiện một nhóm đức tin cao siêu hơn và/hoặc lối sống tốt hơn đòi hỏi một sự hy sinh nào đó từ những người tin rằng họ cần phải chấp nhận những tôn giáo có tính thay thế. Thách thức này có thể được những người cải theo đạo mới (với họ) chấp nhận, hoặc có thể bị những người khác bác bỏ với cách thức thụ động hay chủ động. Các phong trào hoặc trào lưu đó cũng thách thức phần còn lại của xã hội trong việc phải cố tìm hiểu thực chất về chúng – cũng như hiểu các phản ứng của xã hội đối sẽ thay đổi chúng như thế nào trong một mối quan hệ biện chứng – dù là tốt hơn hay xấu đi. Cách luật pháp ứng xử các phong trào này cũng là một phần của thách thức đó.
Các tôn giáo mới
Điều hiển nhiên là mọi tôn giáo đều là mới khi xuất hiện. Tất nhiên cũng tồn tại một nhận thức, theo đó không có tôn giáo nào là hoàn toàn mới, nhưng trong quá trình lịch sử luôn luôn có những tập hợp mới của các ý tưởng đi cùng những cơ cấu và phương diện mới - mặc dù chúng thường xuyên dựa trên những ý tưởng có từ trước. Những trào lưu tôn giáo mới thường xuất hiện khi có những sự xáo trộn nào đó như di dân, chinh phục lãnh thổ, thảm hoạ thiên tai hay biến cố chính trị hoặc kinh tế - hoặc sự ra đời của loại công nghệ mới tạo điều kiện cho những nghề nghiệp mới và cách tân văn hoá .
Đồng thời, những niềm tin, nghi lễ, và các hình thức thực hành gắn với “tôn giáo cũ” luôn thay đổi, đôi khi do sự xuất hiện của thế giới quan mới hoặc lối sống có tính thay thế do các tôn giáo mới hoặc các cộng đồng thiểu số di dân mới mang đến. Trong xã hội hiện nay, các quá trình của toàn cầu hoá liên quan đến truyền thông đại chúng và sự dịch chuyển ngày càng tăng cả về phương diện địa lý và xã hội dẫn đến xu hướng đa dạng hoá ngày càng cao về văn hoá và tôn giáo, nếu so sánh với trước đây. Điều này dẫn đến nhận thức chưa từng có về các lựa chọn có tính thay thế mà người ta ngày nay thường gọi là siêu thị tôn giáo và/hoặc tâm linh.
Sự hiện diện của tính đa dạng, ngày càng tăng bởi sự có mặt của các tôn giáo mới, đã đưa đến thách thức của chủ nghĩa tương đối trong các xã hội mà ở đó đã tồn tại một tập hợp các đức tin và thực hành khá thuần nhất và được đa số dân chúng chấp nhận ít hay nhiều như là một phần nền tảng trong cuộc sống hàng ngày của họ. Trong tình trạng đó, sự xuất hiện của tôn giáo mới (dù là các tôn giáo mới này chưa từng có trước đây, hay chỉ là những tôn giáo mà là mới với xã hội này nhưng đã tồn tại ở nơi khác nhiều thế hệ) có thể đưa đến một nghi vấn cơ bản. Những người theo phái truyền thống cổ xưa có thể thấy đức tin có sẵn của họ bị tổn hại - hoặc họ có thể trở nên gắn kết hơn với đức tin vốn họ từng mặc nhiên theo mà bây giờ họ thấy cần phải bảo vệ mạnh mẽ hơn, thậm chí cuồng nhiệt hơn.
Sự không thể khái quát hoá
Sự khái quát hoá quan trọng nhất về các phong trào tôn giáo mới là người ta không thể khái quát hoá chúng. Chúng không chỉ xuất hiện từ mọi đặc tính của các tôn giáo truyền thống như Phật giáo, Ấn giáo, Do thái, Kitô, Islam giáo, đạo thờ Lửa (Zoroastrian), đạo Jain, đạo Shinto… nhưng cũng khác nhau về đức tin, hình thức thực hành, lối sống, tổ chức, tài chính, thái độ đối với phụ nữ, trẻ em và với những người khác trong xã hội. Có những tôn giáo rất nhiệt tình với cố gắng làm thay đổi phần còn lại của xã hội, trong khi những tôn giáo khác lại muốn tách khỏi xã hội càng xa càng tốt. Có vài tôn giáo đã gây những xâm hại nghiêm trọng đến các thành viên của mình và thỉnh thoảng đối với những người ngoài; có những tôn giáo lại chứng tỏ mang lại lợi ích lớn cho thành viên và cả những người không phải là thành viên của mình. Phần đông có xu hướng không gây hại, dù ít hay nhiều, đối với các bộ phận khác của xã hội.
Các đặc điểm liên quan đến tính mới mẻ và tính tôn giáo
Mặc dù không thể khái quát hoá về NRMs (các hiện tượng hay phong trào tôn giáo mới - new religious movements), vẫn có một số đặc điểm mà người ta có thể tìm thấy ở các tôn giáo mới, đơn giản vì chúng là mới và có tính tôn giáo. Nhưng cũng cần nhấn mạnh lại rằng những đặc điểm này không nhất thiết sẽ biểu hiện trong bất cứ một tôn giáo cụ thể nào và chúng biểu hiện rất khác nhau ở các phong trào khác nhau. Cũng cần chỉ ra rằng các đặc điểm này có thể không phải chỉ tìm thấy tại xã hội hiện tại mà ở cả trong lịch sử nữa – chúng có thể đã xuất hiện trong những thời sơ khai của các tôn giáo đã trở thành truyền thống như Phật giáo, Kitô giáo và Islam giáo.
1. Những người Cải giáo
Trước tiên, theo định nghĩa mà tôi đang sử dụng, NRMs là những tôn giáo thế hệ đầu, điều đó có nghĩa là thành viên của chúng bao gồm hầu hết những người đã cải giáo. Ta biết rõ là những người cải giáo thường chắc là những người nhiệt tình, thậm chí cuồng nhiệt về tôn giáo của họ hơn hẳn những người sinh ra và lớn lên theo tôn giáo đó. Nói cho cùng, họ đã có một quyết định đầy ý thức về việc cam kết gắn bó với một cái gì đó mới và dường như bác bỏ những đức tin và thực hành tôn giáo mà họ từng được nuôi dưỡng . Nói một cách ôn hòa, những người cải giáo có thể trở thành khó chịu – thường họ gây ấn tượng là họ chắc chắn đúng, trong khi coi chúng ta hiển nhiên là sai một cách ngu ngốc. Tuy nhiên, họ rất dễ bị tổn thương và trong những hoàn cảnh nào đó những giáo chủ thiếu cẩn trọng có thể thao túng họ dễ dàng hơn chỉ vì đức tin của họ là mới và chưa được kiểm chứng để trở thành một phần của thế giới nội tâm của họ.
Đôi khi sự thay đổi mà những người cải giáo trải qua trong một thời gian rất ngắn có thể khiến ngường thân và bạn bè thấy khó hiểu và đáng lo ngại. Một cách giải thích khá phổ biến ở phương Tây về sự thay đổi kiểu này là những người cải giáo đã bị tẩy não. Lối ẩn dụ này đưa ra một giải thích tức thời mà có thể giải  thoát vừa những người cải giáo, vừa cho gia đình và những người quen biết trước của họ khỏi các loại ‘buộc tội’ bằng cách cho rằng cái tôn giáo mới mà họ theo phải trách nhiệm duy nhất đối với sự cải giáo (hoặc ‘tuyển mộ thành viên’). Tuy nhiên, các nghiên cứu lại cho thấy mặc dù các tôn giáo cũ hay mới – và thực ra, kể cả các tư tưởng thế tục – chắc chắn đều cố gây ảnh hưởng đến người khác để người đó chấp nhận niềm tin của mình, họ sẽ không mấy khi thành công nếu họ không chào mời một cái gì đó mà cá nhân có khả năng sẽ chấp nhận. Tất nhiên, việc sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực có thể bắt người ta tuân theo nhưng điều đó sẽ không có kết quả như “tẩy não” hay kiểm soát “trí óc”.
2. Một sự đại diện không điển hình
Tôn giáo mới hiếm khi là một bộ phận đại diện của dân chúng; chúng thường tỏ ra hấp dẫn đối với một số nhóm người nào đó nhưng không phải với tất cả các nhóm người trong xã hội. Thường thì chúng tỏ ra hấp dẫn đối với những người bị áp bức về các phương diện xã hội, chính trị và/hoặc kinh tế. Tuy nhiên, các tôn giáo mới gây cho phương Tây một thách thức trong thập kỷ 70 và 80 đã thu hút một phần giới thanh niên da trắng được giáo dục tốt và thuộc tầng lớp trung lưu . Theo ví dụ này, chúng ta có thể thấy chỉ riêng sự bất cân bằng trong thu hút một bộ phận dân cư đã gây ra một số đặc điểm phân biệt những Phong trào tôn giáo mới với những tôn giáo lâu đời hơn. Một trào lưu với những người cải giáo trẻ, khoẻ, nhiệt tình - những người có hay ít có người lệ thuộc vào họ như là trẻ em hoặc người già. Và họ có lẽ là người được tiếp lửa với sự nhiệt tình tin tưởng rằng họ sẽ làm thế giới tốt đẹp hơn (hoặc sùng đạo hơn) sẽ có khả năng lôi cuốn người khác theo mình hành động dễ dàng hơn so với một nhóm tôn giáo mà các thành viên phải gánh vác nhiều bổn phận.
Hơn nữa, một nhóm như vậy thường có nhóm có giáo chủ thứ cấp vốn trẻ tuổi và thiếu kinh nghiệm và có thể dễ dàng nhiệt tình hành động hơn so với nhóm giáo chủ cao tuổi và có xu hướng né tránh. 
3. Giáo chủ có mê lực
Nhiều tôn giáo mới có một giáo chủ, có thể là người sáng lập, nói như nhà xã hội học Max Weber, là người hội tụ được quyền uy có tính mê lực. Đó là quyền uy của ông ta (hoặc hiếm hơn là bà ta) tạo dựng được thông qua những tín đồ vốn tin rằng ông ta (bà) được trao món quà đặc biệt - có thể là một sự liên hệ đặc biệt nào đó với Chúa trời – hoặc có thể chính ông ta (bà) là một vị thánh.
Bởi món quà hoặc thuộc tính cá nhân này, tín đồ dành cho giáo chủ của họ quyền quyết định mọi điều trong cuộc sống của họ – hoặc chí ít thì cũng nhiều điều hơn so với các tôn giáo truyền thống nơi mà giáo chủ các tôn giáo đó thường bị hạn chế quyền lực bởi các luật lệ hoặc truyền thống đã định hình. Điều đó có nghĩa là quá trình dẫn dắt một phong trào tôn giáo mới có thể khó đoán định hơn và cũng khó tin cậy hơn so với các tôn giáo lâu đời. Tất nhiên, việc một giáo chủ có mê lực có thể vượt qua truyền thống và luật lệ của một tôn giáo chủ lưu và tạo ra những cơ hội mới có thể là một phần của sự hấp dẫn của tôn giáo mới đối với những người cải giáo, cũng giống như khi nó tạo ra một thách thức cho những ai cảm thấy an toàn hơn với những quy tắc và truyền thống của tôn giáo chủ lưu sẵn có. 
4. Uy quyền từ trên xuống và cấu trúc thông tin
Thế nhưng, phía dưới của một giáo chủ có mê lực lại hầu như chắc chắn hình thành một cơ cấu theo trục thẳng. Cơ cấu này bảo đảm rằng uy quyền truyền từ lãnh đạo đó xuống thành viên bên dưới với thông tin truyền theo chiều từ trên xuống hơn là từ dưới lên trên. Cũng có khả năng là thông tin truyền ngang giữa các thành viên bị kiểm soát và điều này giúp giảm những nghi vấn về quyền uy hoặc sự hình thành các ý tưởng có tính thay thế .
5. Nhân sinh quan phân đôi
Thường thì một tôn giáo mới sẽ mô tả một thế giới với những lời lẽ đơn giản và rõ ràng, với những khái niệm vạch rõ phạm vi và những câu trả lời đơn giản cho những vấn đề mà hàng thế hệ qua con người lo lắng hoặc phân vân.
Về mặt thần học, có thể có sự phân biệt rõ ràng giữa thần thánh thiện và ma quỷ. Điều này có thể che khuất sự phân biệt đạo đức một cách cụ thể giữa tốt và xấu, giữa đúng và sai.
Một sự phân biệt rành mạch khác có thể được coi là tạm thời: ví dụ, giữa cuộc sống của người cải giáo trước và sau khi cải giáo; hoặc là giữa “trước” và “sau” một sự kiện mang tính mạt thế mà người ta cho rằng sẽ diễn ra trong tương lai gần.
Một sự phân biệt xã hội mang tính thách thức riêng khác là sự phân biệt xã hội vạch ra giữa các thành viên của nhóm (‘chúng ta’) và nhóm những người khác không phải là thành viên (‘họ’). Ở đây, nhóm những người khác này được coi đều là xấu hoặc ít ra đều là sai. 
Tâm lý phân chia ‘họ’ và ‘chúng ta’ có thể hiểu được đối với bất kỳ nhóm mới nào đang tạo dựng hình ảnh về mình như một sự thay thế cho xã hội chủ lưu. Đức Phật , Đức Giê-xu tại Nazareth  và nhiều lãnh tụ các tôn giáo mới đã đòi hỏi bất cứ ai muốn theo họ phải đoạn tuyệt ảnh hưởng của gia đình và những người quen từng có. Các tu sĩ và những người toàn tâm với tôn giáo của mình thường tự tách mình khỏi phần còn lại của thế giới để sống một cuộc đời tận hiến. Các ranh giới xã hội và đôi khi địa lý có thể được coi là một sự bảo hộ thiết yếu cho những người cải đạo vốn chưa hoàn toàn hoà mình với xã hội khỏi những chất vấn và thậm chí sự khinh miệt của những người khác - những người “không hiểu vấn đề”.
6. Các phản ứng tiêu cực
Giờ thì ta đã rõ là các tôn giáo mới thường bị đối xử với sự nghi kỵ, không tin cậy và/hoặc sợ hãi. Xuyên suốt lịch sử, tôn giáo mới từng bị phân biệt đối xử cách này hay cách khác - những Kitô hữu đầu tiên bị bắt làm thức ăn cho sư tử và trong thời kỳ Toà án dị giáo của Giáo hội La Mã, những ai bị coi là dị giáo sẽ bị đóng cọc thiêu sống. Phần lớn các tôn giáo và tư tưởng thế tục đều lúc này hoặc lúc khác bị đàn áp khi người ta cảm thấy vị trí quyền lực của họ đang bị đe doạ bởi những hệ thống đức tin có tính thay thế khác. Ngày nay, vẫn còn có các tôn giáo mới bị truy đuổi, bỏ tù hoặc bị kiểm soát bởi một đạo luật phân biệt đối xử hoặc công khai hoặc bằng các hình thức tinh vi hơn như là đề ra các quy định về đăng ký thông qua việc áp dụng các tiêu chuẩn, ví dụ số thành viên cần có hoặc khoảng thời gian tồn tại nhất định. Với cách này hoặc nhiều biện pháp sử dụng luật khác, các tôn giáo mới bị từ chối một số đặc quyền hoặc quyền thực hiện một số hình thức sinh hoạt nhất định, thậm chí bị từ chối sự tồn tại.
Ngoài các cơ quan lập pháp còn có rất nhiều các tổ chức khác đặc biệt quan tâm đến sự đối xử với các phong trào tôn giáo. Đó là cả hệ thống truyền thông, các tôn giáo truyền thống và một số nhóm, như được biết đến ở phương Tây là các phong trào chống giáo phái. Các tổ chức đó tồn tại chủ yếu vì một mục tiêu duy nhất là phơi bày các phong trào tôn giáo mới và cố gắng đưa chúng vào vòng kiểm soát hoặc cấm hoạt động. Trong những năm 70 của thế kỉ 20, nhiều tổ chức loại này đã xuất hiện vì sự lo ngại của các bậc phụ huynh đối việc con em mình tham gia vào phong trào cải giáo này hay phong trào kia vốn ngày càng phổ biến ở Bắc Mỹ và Tây Âu. Trong số này, một vài nhóm chống giáo phái lại mang lấy vài đặc điểm mà họ gán cho các phong trào tôn giáo mới. Đặc biệt là họ khuyến khích một cách nhìn lưỡng phân, chỉ là một dạng ảnh ngược của các phong trào tôn giáo mới mà thôi. Đối với những người chống giáo phái, các phong trào tôn giáo mới bị chụp mũ lại là xấu đều, và tội lỗi của một nhóm bị gán chung cho mọi nhóm khác.
Trong khi không có nghi ngờ gì về trường hợp các tôn giáo mới (cũng như các tôn giáo lâu đời) mang lại những rắc rối thực sự, thì đó cũng là trường hợp mà người ta thường chỉ chọn những khía cạnh tiêu cực của chúng trong khi những khía cạnh tích cực lại bị phớt lờ hoặc bác bỏ. Điều này dẫn đến một bức tranh lệch lạc mà có thể phục vụ lợi ích của những ai mô tả phong trào đó theo cách đó - một trong những thiết chế có ảnh hưởng nhất trong việc này là truyền thông đại chúng. Đối với truyền thông, tin xấu chính là tin tốt - họ hiểu rõ là các câu chuyện giật gân sẽ cuốn hút và giữ chân khán thính giả hơn là những bài tường thuật về những điều quen thuộc “thường ngày”.
Thay đổi
Một đặc điểm nữa có thể gán cho phần lớn các phong trào tôn giáo mới là chúng chắc sẽ thay đổi triệt để và nhanh hơn hẳn so với các tôn giáo cũ đã hình thành hàng thế hệ. Tất nhiên, những cách thức mà chúng thay đổi sẽ khác nhau rất nhiều nhưng các nét đặc trưng mà tôi vừa gợi ra liên quan đến nhận thức là các phong trào tôn giáo mới bởi vì chúng là mới và sẽ không chắc tồn tại dài lâu, ít nhất là so với những gì chúng đã thực hiện trong những ngày mới ra đời.
Trước hết, một phong trào sẽ không chắc tồn tại nếu chỉ bao gồm những người cải giáo. Ví dụ, nhóm Các con của Chúa, được lập ra trong những năm 60, bây giờ có 2/3 thành viên là thế hệ thứ 2 hoặc thứ 3. Trong khi độ tuổi trung bình của nhóm là 23 trong những năm 60 và vẫn cứ là 23 trong những năm 90, cơ cấu tín đồ thì đã khác đi một cách cơ bản. Phần lớn những người cải giáo trẻ tuổi trước đây vẫn tiếp tục với phong trào nay đã ở tuổi trung niên và không còn nhiệt huyết và cả sự bồng bột như trước. Đáng kể hơn, sự gia nhập của thế hệ thứ 2 đòi hỏi không chỉ các nguồn lực về thời gian và tiền bạc hiếm hoi phải được dành cho trẻ em mà còn vì khi trẻ em trưởng thành cũng đòi hỏi đáp ứng các yêu cầu về nơi ăn chốn ở và giải đáp những thắc mắc. Việc đuổi những đứa trẻ ra khỏi tổ chức không dễ như trục xuất những người kẻ cải giáo có tư tưởng chống đối. Dĩ nhiên là sau đó, cùng với thời gian, sự phân bố lứa tuổi trở nên giống với những gì mà ta thấy trong xã hội nói chung.
Tiếp tục nói về những thay đổi trong thành viên vốn không thể tránh khỏi, các giáo chủ có mê lực cuối cùng rồi sẽ già đi và chết. Cho dù có thể xuất hiện một giáo chủ có mê lực khác, ta thường thấy cơ cấu quyền uy của tổ chức trở nên bị xác định bởi luật lệ và truyền thống và như vậy thì phong trào đã trở nên dễ đoạn định hơn trước và đạt được tính tin cậy cao hơn.
Liên quan đến các thay đổi đó, ta thường thấy sự suy yếu của thế giới quan lưỡng phân còn sơ giản đó khi mà những rắc rối của cuộc sống thúc đẩy sự dung nạp những thứ phức tạp và khi người ta đưa ra các tiêu chuẩn khác nhau đối với các giải pháp có tính thay thế. Mầu xám được thêm vào các màu trắng và đen của sự nhận thức. Sự phân biệt rõ ràng giữa “họ” và “chúng ta” chắc chắn rồi sẽ dần mờ đi; và trong khi một phong trào vốn từng nhấn mạnh đến những khác biệt của nó với phần còn lại của xã hội giờ đây có thể sẽ tự tuyên bố là có sự tương tự trên nhiều phương diện.
Theo thời gian và sự thay đổi diễn ra trong một phong trào sẽ có thể cùng với sự gia tăng về kiến thức và hiểu biết có thể dẫn đến việc phần còn lại của xã hội trở nên bớt nghi kỵ và cuối cùng chấp nhận một phong trào tôn giáo mới như là một sự lựa chọn nữa trong một xã hội đa tôn giáo. Thực ra, họ thậm chí có thể thừa nhận là tôn giáo mới có đóng góp tích cực cho xã hội.
Thách thức
Chúng ta hãy giả sử thừa nhận rằng chúng ta chấp nhận việc mọi công dân đều cần phải được cho phép tin vào điều họ muốn tin - điều đó, thực ra, khó nếu không muốn nói là không thể. Nhưng phần lớn các nước đều nói những lời cửa miệng về Tuyên ngôn Nhân quyền, cái tuyên bố rằng mọi người đều có quyền thể hiện tôn giáo hoặc đức tin của mình trong giáo dục, thực hành, thờ tự và nghi lễ [Điều 18]. Và đây là chỗ mà một xã hội và các thành viên của nó có thể thấy tôn giáo mới như đang thể hiện một thách thức.
Ở Anh, chính sách chung là không xây dựng chính sách chung nhằm vào tôn giáo mới - mọi người đều có thể tin theo và thực hành những gì họ muốn miễn là trong khuôn khổ luật pháp cho phép. Nếu họ phạm luật, họ sẽ bị đối xử chiểu theo những quy trình tương ứng mà bất kỳ ai khác cũng bị xử như vậy, bất kể tôn giáo và đức tin của họ là thế nào. 
Tất nhiên, có thể là sự xuất hiện của tôn giáo mới sẽ dẫn đến việc một xã hội cảm thấy rằng nó cần phải đưa ra các luật mới. Nói cho cùng, các luật mới được đưa ra phần lớn là để đối phó với những bất trắc có thể xảy ra nhưng chúng phải được áp dụng bình đẳng đối với mọi công dân, dù là họ là người theo một tôn giáo mới hay cũ hay không theo tôn giáo.
Đôi khi, việc áp dụng luật lại thể hiện một thách thức. Ở phương Tây ta thấy đầy rẫy những ví dụ của sự phân biệt đối xử là hệ quả của việc giải thích về một đạo luật không phân biệt đối xử. Cảnh sát đã làm ngơ khi những người nhân danh nhóm “giải cứu” một đứa trẻ khỏi “giáo phái” lưu giữ con cái của các bậc phụ huynh và ép buộc chúng làm ngược ý nguyện của mình. Sun Myung Moon đã bị đưa vào tù vì lý do trốn thuế trong khi hàng trăm chức sắc của các tôn giáo lâu đời hơn được phép tiếp tục hành vi tương tự mà không bị khởi tố .
Có những lúc khi các lập luận về nhân quyền và tự do tôn giáo giống nhau được cả các phong trào tôn giáo mới lẫn những người chống lại chúng sử dụng. Điều 29 của Tuyên ngôn Nhân quyền đưa ra một cơ sở cho các ý kiến trái ngược nhau khi nó tuyên bố:
(1) Mọi người có nghĩa vụ đối với cộng đồng - nơi duy nhất người đó có thể phát triển nhân cách của mình một cách tự do và đầy đủ.
(2) Khi thực hiện các quyền và tự do của mình, mọi người chỉ chịu những hạn chế do luật định, nhằm mục đích duy nhất là đảm bảo sự công nhận và tôn trọng thích đáng đối với các quyền và tự do của người khác cũng như đáp ứng những yêu cầu chính đáng về đạo đức, trật tự  xã hội và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ.
Người ta đã dùng các lập luận như “sự tẩy não của các phong trào tôn giáo mới hoặc sử dụng sự kiểm soát trí óc và nhờ đó loại bỏ quyền và tự do của người khác” để bào chữa cho việc loại bỏ các quyền và tự do của các phong trào tôn giáo mới này. Việc các tôn giáo mới thường có một cách hiểu về đạo đức khác với đạo đức xã hội đã được tuyên bố hoặc nếu không phải là thực sự vậy, tạo thêm cớ cho việc hạn chế quyền của các tôn giáo đó. Và không có gì ngạc nhiên khi sự giải thích về cái tạo nên phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ có thể mở ra nhiều cách giải thích khác nhau, theo đúng bản chất dân chủ, với những ai đang theo quan điểm đa số có một lợi thế nhất định trong việc xác định khái niệm.
Nhưng khi có nhiều cách các phong trào tôn giáo mới biểu hiện ra là một thách thức chỉ vì chúng đưa ra một cách tiếp cận khác về thực tế nguyên trạng, thì cũng có nhiều cách chúng tỏ ra có vẻ là một thách thức nhưng thực tế không phải là vậy - hoặc ít ra thì không phải cái cách chúng thể hiện ra từ ban đầu.
Là một nhà xã hội học về tôn giáo đã nghiên cứu các tôn giáo mới từ đầu những năm 70, tôi càng ngày càng nhận thấy có sự thiếu hiểu biết đáng kể và thông tin lệch lạc xung quanh các phong trào ở phương Tây và điều đó tạo ra những phản ứng không thích hợp ở một số mức độ. Một mặt, cha mẹ lưu giữ con cái đã lớn của mình để “giải tẩy não”, xoá bỏ thứ tôn giáo mới được “lập trình” trong đầu óc chung nhưng cuối cùng lại thấy chúng quay về với các phong trào tôn giáo mới với sự cam kết còn mạnh mẽ hơn trước. Mặt khác, các cơ quan thi hành pháp luật đôi khi phản ứng quá thái gây những hậu quả to lớn ví dụ như vụ Waco. Trong những trường hợp đó, người ta thường có thể thấy các nhà nghiên cứu tội phạm gọi đã đưa ra một khái niệm của việc “khuyếch đại sự lệch lạc” khi mỗi “bên” nhìn hành động của bên kia cho phép họ phản ứng tiêu cực hơn, dẫn đến các hành vi ngày càng căng thẳng hơn và qua đó làm vấn đề bị trầm trọng hơn thay vì cải thiện được tình hình.
Thông tin sai đến từ nhiều nguồn khác nhau – nhất là truyền thông nhưng cũng đến từ phía các phong trào tôn giáo mới và người chống đối chúng. Tất cả đều dựng lên những hình ảnh lệch lạc, không đáng tin về các phong trào đó .
Khi chúng ta mô tả về tôn giáo của mình hay của người khác (hay bất kỳ hiện tượng xã hội nào) chúng ta có xu hướng là lựa chọn thông tin - một số khía cạnh được nêu bật, một số khác bị bỏ qua. Mọi người nhìn thế giới theo góc độ khác nhau nhưng luôn có sự đồng thuận cũng như độ chênh. Tuy nhiên, sự giống và khác nhau ở một mức có thể thấy được mang tính hệ thống. Thành viên của một tôn giáo chắc sẽ chọn những khía cạnh tích cực trong khi đối thủ lại chọn những thông tin tiêu cực. Và như đã gợi ý ở trên, giới truyền thông thì chắc sẽ chọn những gì mới và giật gân.
Người ta có thể thường nhận thấy việc dùng tiêu chuẩn kép để mô tả hành động của “phía bên kia” và sử dụng cách gán nhãn (ví dụ “giáo phái”) để làm mất tính nhân văn và/hoặc biến “bên kia” thành thứ quỷ quái. Trước đây đã có nhiều học giả nghiên cứu các phong trào tôn giáo mới nhưng tiếng nói của họ ít được nghe bởi hình ảnh của họ chẳng giật gân, cũng chẳng lên án hay là ngợi khen các phong trào tôn giáo mới. Hơn nữa, các nhà xã hội học cũng không nổi tiếng vì một phong cách viết phổ biến.
Tuy nhiên, theo tôi lúc đó cũng như hiện nay, vào khoảng từ giữa những năm 80 của thế kỉ 20, cách nhìn và phương pháp luận dựa trên khoa học xã hội có thể đưa lại một cơ sở đáng tin nhất để đối phó với các thách thức của các tôn giáo mới. Nếu chúng ta chấp nhận rằng các phong trào đó cần được trao cho các quyền mà mọi công dân đã được hưởng nhưng lại nghi ngờ chúng có thể hoạt động phạm pháp không thể chấp nhận được dù bất kể là ai làm thì chúng ta cần phải tìm ra nếu chúng đang thực sự dính líu vào các hành vi tội phạm – hoặc quan trọng không kém là chúng có dính líu gì.
Tất nhiên, rất có thể là các phong trào đang tiến hành các hoạt động, dù rằng không phải phạm tội, nhưng không phải là những thứ mà chúng ta cho phép chúng ta làm. Cũng có thể là chúng ta muốn cạnh tranh với một số hoạt động của các phong trào đó - hoặc lợi dụng sự sẵn lòng của chúng để giúp người nghèo và người cần giúp đỡ khẩn cấp. Nhưng để có thể quyết định phản ứng thế nào là tốt nhất thì chúng ta trước tiên cần phải nhận biết được bản chất của các phong trào đó.
 Với sự hỗ trợ của chính phủ Anh và các giáo hội chủ lưu, tôi đã thành lập một tổ chức gọi là INFORM (Mạng Thông tin Tập trung vào các Phong trào Tôn giáo). Tổ chức này được đặt tại Trường Đại học Luân Đôn về Kinh tế và hoạt động để cung cấp cho bất cứ ai trên thế giới muốn biết thông tin khách quan, trung lập và mới nhất có thể về các tôn giáo thiểu số .
Khoa học xã hội không thể giúp chúng ta phán xét về các đức tin hoặc hệ giá trị khác nhau chưa được kiểm chứng nhưng có thể giúp chúng ta thông tin, cho phép chúng ta hiểu rõ hơn về những gì chúng ta đang phán xét. Ví dụ, nó có thể cung cấp không chỉ thông tin về các hiện tượng tôn giáo mới như là đức tin, thực hành, lối sống, thái độ, tài chính và tổ chức; nó cũng có thể cho chúng ta một ý tưởng về một kiểu hành vi điển hình nhất định của một nhóm người. Ví dụ người ta có thể đôi khi biết từ truyền thông rằng có những thành viên của một “giáo phái” đã tự sát, và điều có thể hiểu được này sẽ dẫn chúng ta đến kết luận rằng việc làm một thành viên của “giáo phái” đó là nguy hiểm. Tuy nhiên, chúng ta hẳn không muốn biết từ truyền thông rằng một thành viên của một tôn giáo truyền thống hoặc một người vô thần đã tự sát. Dù sao khoa học xã hội có thể giúp vạch rõ rằng tỉ lệ tự sát trong dân chúng cao hơn so với tỉ lệ người tự sát khi theo tôn giáo mới. Những kiến thức như vậy có thể đưa chúng ta đến câu hỏi không phải là về giáo phái đó đã làm gì mà thành viên của nó tự sát mà về giáo phái đó đã làm gì để ngăn cản thành viên của nó tự sát.
Một minh hoạ nữa liên quan đến sự biện hộ mà những người “giải tẩy não” đã dùng để kiếm những khoản tiền lớn từ các bậc phụ huynh để lôi con em họ ra khỏi một giáo phái là nói với họ rằng con em họ đã bị tẩy não bởi các phương pháp không cưỡng lại được và không đảo ngược lại được. Tuy nhiên, khi tôi nghiên cứu Giáo hội Thống nhất (Unification Church) - được cho là có những kỹ thuật như vậy, tôi nhận thấy rằng trong hơn một ngàn người đã quan tâm đến phong trào đến mức đến dự các lớp tập huấn gọi là tẩy não, 90% không những có khả năng chống lại sức cám dỗ của phong trào và đã làm vậy – và đa số trong 10% còn lại gồm những người gia nhập phong trào đã rời bỏ nó trong vòng 2 năm. Hơn nữa, sau khoảng ¼ thế kỷ, đại đa số trong lực lượng ban đầu của thế hệ thứ hai những người theo Giáo hội Thống nhất ở phương Tây đã rời khỏi phong trào này. Tất cả những điều đó cho thấy rằng các kỹ thuật tẩy não bị buộc tội đều không có hiệu qủa gì đáng kể.
Kết luận
Trong bài viết này, tôi cố trình bày rằng có những hậu quả nhất định khi tồn tại là một tôn giáo mới mà lại được cho là đang gây ra thách thức cho các thành viên của một xã hội rộng lớn hơn. Những thách thức này bao gồm cả việc các phong trào tôn giáo mới đưa ra một sự lựa chọn mới đối với trạng thái nguyên trạng, thành viên của chúng bao gồm những người cải giáo thế hệ đầu là những người có xu hướng tỏ ra nhiệt tình và coi trọng tôn giáo đó còn hơn cả những người vừa sinh ra đã theo một tôn giáo nào đó. Thường thì sẽ có một giáo chủ có mê lực và một thế giới quan có thể là (và thực sự là) tỏ ra quá đơn giản và không tinh vi. Thế nhưng xin nhấn mạnh ở đây rằng sẽ nguy hiểm nếu ta cố khái quát hoá các tôn giáo mới. Không chỉ vì giữa chúng có nhiều điểm khác nhau mà còn vì trong một giai đoạn khá ngắn chúng rất có thể sẽ thay đổi, tự lược bỏ đi nhiều đặc tính của sự mới mẻ.
Người ta cho rằng trong khi có thể hiểu được rằng những tôn giáo mới thường bị nhìn nhận với sự nghi kị và ngờ vực, những hình ảnh về chúng thường là lệch lạc và không đáng tin cậy. Nhưng tôn giáo mới thu hút các thành viên của mình vì đối với những ai tin theo chúng có vẻ như đã đưa ra một cái gì đó mà xã hội hiện tại không có được, và nhiều tôn giáo mới không nghi ngờ gì cung cấp một số thứ có giá trị cho xã hội. Có thể là trong số những thách thức lớn nhất mà tôn giáo mới đặt ra cho chúng ta trước tiên là khó khăn trong việc hiểu được chúng thực sự tin và thực hành cái gì và thừa nhận rằng chúng luôn biến đổi, ứng phó với cách mà xã hội xử sự  với chúng. Thách thức thứ hai là làm thế nào để trao cho chúng những quyền và tự do như những công dân khác được hưởng dù là đức tin của chúng là gì đi nữa.
 

 


 

The Challenges of New Religions
‘An Informal, Non-academic Paper’
 
Eileen Barker
London School of Economics and Political Science & Inform
 
Alternative religions, whether they are new or those adhered to by minorities, are frequently seen as presenting a challenge to those who have an interest in preserving the status quo. The alternative is frequently seen as a negative threat that would bring about some kind of unwelcome disruption – though not uncommonly it is thought to threaten the lives of individuals or even to undermine the very fabric of society. Occasionally, however, the challenge is seen in more positive terms as the presentation of a superior set of beliefs and/or a better way of life that demands some sort of sacrifice from those who believe they ought to accept the alternative. This is a challenge that may be taken up by those who convert to the new (to them) religion, or that may be rejected in either a passive or a more active manner by others. The movements also present the rest of society with the challenge of trying to find out what they are really like – and understanding how society’s reactions to them might change them through some kind of dialectical relationship – for better or for worse. How the movements are treated by the law presents one thread of such a challenge.
 
New religions
 
It is a truism to say that all religions were new at the start of their existence. There is, of course, a sense in which no religion is ever completely new, but throughout history there have been novel collections of ideas with novel structures and aspects – albeit frequently drawing on pre-existing ideas. Waves of new religions have most commonly appeared when there has been some kind of disruption such as migration, conquest, natural disasters or political or economic upheavals – or the introduction of some new technology giving rise to new occupations and cultural innovation.  
 
At the same time, the beliefs, rituals and other practices associated with ‘old religions’ are always changing, sometimes as the result of the introduction of alternative worldviews and lifestyles by new religions or immigrant ethnic minorities. In contemporary society the processes of globalization associated with the mass media and increasing geographical and social mobility tend to lead to a far greater cultural and religious diversity than has been the case in the past – this has led to an unprecedented awareness of alternative options in what has been termed the religious and/or spiritual supermarket of today.
 
The presence of diversity, increased by new religions, gives rise to the challenge of relativism in those societies where there has previously been a relatively homogeneous set of beliefs and practices that have been more or less taken for granted by the majority of the population as part of the background of their every-day lives. In such a situation, the arrival of new religions (whether these are innovative new religions that have not existed previously, or merely religions that, while new to the society, have existed elsewhere for generations) can result in some fundamental questioning. Erstwhile traditionalists may find their taken-for-granted beliefs undermined – or they may become more consciously committed to their once taken-for-granted beliefs, which they may now feel they have to fervently, perhaps even fanatically, defend.
 
Impossibility of generalization
 
The most important generalization to make about new religious movements (NRMs) is that one cannot generalize about them. They come not only from all manner of religious traditions (Buddhist, Hindu, Jewish, Christian, Muslim, Zoroastrian, Jain, Shinto), but also differ according to their beliefs, their practices, their life-styles, their organization, their finances, their attitudes towards women, children, and the rest of society. Some are robustly involved in attempts to change the rest of society, others withdraw from it as far as possible. A few have caused serious harm to their members and, very occasionally, non-members; some have proved highly beneficial to both their members and non-members. The majority are unlikely to be either more or less harmful than other segments of society. 
 
Characteristics related to Newness and Religion
Despite the impossibility of generalizing about NRMs, there are, however, a number of characteristics that one might look for in new religions, just because they are new and religious. It must, again, be stressed that these features will not necessarily be manifest in any particular religion, and they are manifest in vastly differing ways in different movements. It should also be pointed out that these characteristics may be found not only in contemporary society but also historically – they can certainly be recognized as having existed in the early days of what are now traditional religions such as Buddhism, Christianity and Islam.
 
1. Converts
 
First, according to the definition that I am using, NRMs are first-generation religions, which means that their membership will consist almost entirely of converts. It is a well-known fact that converts are likely to be far more enthusiastic, even fanatic, about their religion than those who have been born and raised in their religion. They have, after all, made a conscious decision to commit themselves to something new and, it would seem, rejected the beliefs and practices in which they were raised.  Converts can, to put it mildly, be irritating – often they give the impression that they are certain that they are right, while we are obviously and stupidly wrong. They are, however, also very vulnerable and in certain circumstances unscrupulous leaders can manipulate them more easily just because their beliefs are new and not yet a fully tested and internalized part of their worldview.
 
Sometimes the change that converts appear to undergo in a remarkably short period of time can be both incomprehensible and worrying to their relatives and friends. One explanation for this change that has been popular in the West is that the converts have been brainwashed. This metaphor provides a short-term explanation that would appear to exonerate not only the convert but also his family and former contacts from any kind of ‘blame’ by suggesting that sole responsibility for the conversion (or ‘recruitment’)  lies with the NRM. Research has, however, shown that, although religions old and new – and, indeed, secular ideologies – certainly try to influence others to adopt their beliefs, they are rarely successful if they are not offering something that the individual concerned does not already have the potential to accept. Of course, the use or threat of force can induce compliance, but that is not the same as ‘brainwashing’ or mind control.
 
2. Atypical representation
 
New religions rarely appeal to a representative section of the population; they are likely to appeal to some categories of people but not to others. Not infrequently they have appealed to the socially, politically and/or economically oppressed. The new religions that presented the West with a challenge in the 1970s and 1980s, however, appealed disproportionately to middle-class, well-educated white youth.  Taking this latter example, we can see that the demographic imbalance alone will give rise to certain features that distinguish these NRMs from older religions with a more normal age distribution. A movement with enthusiastic, healthy, young converts who have few, if any, dependents such as children or old people, but are, perhaps, fired with an ideological fervor to make the world a better (more Godly) place, will be able to mobilize its followers into action considerably more easily than a group which relies on members who have personal responsibilities.
 
Furthermore, such a group is likely to have a second-level leadership which is young and inexperienced and may well rush enthusiastically into actions that an older, more mature leadership would eschew.
 
3. Charismatic Leader
 
Many new religions have a leader, possibly their founder, who wields what the sociologist Max Weber called charismatic authority. That is, his (or, occasionally, her) power is legitimated through the followers believing that he or she has some special gift – perhaps a special relationship with God – or perhaps he or she is a god. 
 
Because of this personal gift or attribute, the followers grant their leader the right to make decisions about all aspects of their life – or at least far more aspects than one might find in more traditional religions where there tend to be limits to the leader’s authority because of established rules and/or traditions. This means that the leadership of an NRM may be more unpredictable and less accountable than in older religions. Of course, the fact that the charismatic leader can cut through the traditions and rules of the establishment and provide new opportunities may be part of the attraction of the new religion for converts, just as it presents a challenge to those who feel safer with the more established rules and traditions.
 
4. Top-down authority & communication structure
Beneath the charismatic leader, however, it is quite likely that there will develop a more or less formal vertical structure that ensures that the authority is spread from the leader down, with communication coming from the top rather than going from the bottom up. It is also possible that horizontal communication between members is controlled, thus helping to reduce any questioning of authority or the development of alternative ideas. 
 
5. Dichotomous worldview
 
Frequently, but by no means always, a new religion paints the world in simple, unambiguous terms, with concepts that have clear boundaries and uncomplicated answers to problems that have worried or confused others for generations.
 
Theologically there may be a straightforward distinction between godly and satanic; this may overlap with a precise moral distinction between good and bad, and right and wrong. 
 
Another sharp distinction may be temporal: the convert’s life before and after conversion, for example; or the ‘before’ and ‘after’ some eschatological event that is expected in the near future.
 
A particularly challenging social distinction is the social one drawn between members of the group (‘us’) and non-members (‘them’), the latter being seen as homogenously bad or, at least, wrong. 
 
The ‘them’ and ‘us’ mentality is understandable for any new group that is setting itself up as an alternative to mainstream society. The Buddha,  Jesus of Nazareth  and many other leaders of new religions have ordered anyone who wants to follow them to cut themselves off from the influences of family and former acquaintances. Monks, nuns and others who take their religion seriously have frequently detached themselves from the rest of the world in order to lead lives of devotion. The social and sometimes geographical boundary can be seen as providing a crucial protection for the not-fully-socialized convert against the questioning and, perhaps, scorn of others who ‘do not understand’. 
 
5. Negative reactions
As will be clear by now, new religions are frequently treated with suspicion, distrust and/or fear. Throughout history they have been discriminated against in one way or another – the early Christians were fed to the lions, and during the time of the Inquisition the Roman Catholic Church burned at the stake those whom it considered heretics. Most religions and secular ideologies have at some time or other oppressed and suppressed when they have felt their positions of power threatened by alternative belief systems. Today new religions are still hunted down and murdered, jailed, or controlled by a law that discriminates against the new either overtly or in more sophisticated ways such as the regulation of registration through the introduction of criteria, such as the number of members needed or time the movement must have existed. By this and various other legal means new religions are denied certain privileges or the right to perform certain practices, or even to exist.
 
Apart from legislative bodies there are numerous other organizations that can take a special interest in discriminating against the movements. These include the media, the traditional religions and some groups, known generically in the West as the anti-cult movement, which exist specifically for the sole purpose of exposing the movements and attempting to get them controlled or banned. In the 1970s, many of these started as the result of worried parents concerned about their children’s conversion to one or other of the movements that were becoming visible throughout North America and Western Europe. Some of these groups took on many of the characteristics that they themselves attributed to the movements – in particular they encouraged a dichotomous perspective, only in the form of a mirror image of the NRMs. For the anti-cultists, the NRMs were lumped together as homogenously bad, the sins of one being visited indiscriminately on all.
 
Whilst it is undoubtedly the case that new religions (like old religions) have given rise to very genuine problems, it is also the case that their image is often presented in such a way that only their more negative features are selected whilst their more positive ones are ignored or denied. This results in a biased picture which might well serve the interests of those who are depicting the movements in such a way – one of the most influential institutions in this regard being the mass media. For many of the media bad news is good news – they are well aware that it is sensational stories that will attract and keep audiences rather than accounts of ‘normal’ every-day familiarity. 
 
Change
 
A further characteristic that can be attributed to most NRMs is that they are likely to change far more radically and quickly than the older religions, which have become established over generations. The ways in which they change will, of course, vary enormously, but the features that I have suggested might be associated with NRMs because they are new will be unlikely to persist – at least to the extent that they do in the movements’ early days.
 
First of all, the movement is unlikely to continue to consist primarily of converts. For example, the Children of God, which was founded in the 1960s, now has a membership, two thirds of which consists of second- or third-generation members. While its average age was 23 in the 1960s, and still 23 in the 1990s, the composition was fundamentally different. The young converts who have remained in the movement (most have moved on) are now middle-aged and no longer the enthusiastic and somewhat immature youngsters they had been. More significantly perhaps, the arrival of a second generation meant not only that the scarce resources of time and money had to be diverted to the children, but also that, as the children grew, accommodations had to be made to their demands and questionings. It is not as easy to expel children as it is to expel dissident converts. Then, of course, with the passage of further time, the age distribution becomes more similar to that which one finds in society as a whole. 
 
Still taking into account inevitable demographic changes, charismatic founders grow old and eventually die. Although another charismatic leader may take command, it is more common for the authority structure of the organization to become more bound by rules and tradition and, thus, for the movement to become more predictable with more accountability.
 
Not unrelated to such changes we usually see a weakening of the simple dichotomous world view as the complications of life encourage more accommodation to complexities and qualifications to unbending alternatives are introduced. Grays are added to previously black and white perceptions. The sharp distinctions between ‘them’ and ‘us’ are also likely to be permeated; and while the movement originally stressed how it was so different from the rest of society, it may now claim to be similar in many aspects.
 
The passage of time and the changes in the movement, together, perhaps, with increased knowledge and understanding, can also lead to the rest of society becoming less suspicious and, eventually, accepting the movement as yet another option in a religiously plural society. Indeed, it may even be recognized that the new religion is making a positive contribution to society.
 
The Challenge
 
Let us assume that we accept that all citizens should be allowed to believe what they wish to believe – it is, indeed, difficult, if not impossible, to prevent them from doing so. But most countries pay at least lip service to the Universal Declaration of Human Rights, which states that everyone also has the right to manifest his religion or belief in teaching, practice, worship and observance. [Article 18] And it is here that a society and its members may find the new religions presenting a challenge. 
 
In the United Kingdom, the general policy has been that there is no general policy directed towards new religions – everyone can believe and practice whatever they wish – so long as they keep within the law – if they break the law they are subject to due process in exactly the same way as anyone else, whatever their religious or other beliefs happen to be.
 
It is, of course, possible that the existence of new religions results in a society feeling it is necessary to introduce new laws – new laws are, after all, being introduced most of the time to deal with new contingencies – but the new law should apply equally to all citizens, whether they are believers in a new, an old, or no religion.
 
Sometimes it is the application of the law that presents a challenge. There are plenty of examples in the West of discrimination being the result of interpretation of a non-discriminatory law. Police have turned a blind eye when deprogrammers have kidnapped and held their adult child forcibly against his or her will when they have been told the child is being ‘rescued’ from a ‘cult’; Sun Myung Moon was sent to prison for tax evasion while perhaps hundreds of clergy in older religions have been allowed to carry on the same practices without incurring prosecution. 
 
There are occasions when the same arguments concerning human rights and religious freedoms are drawn on by both NRMs and their opponents. Article 29 of the UNDHR provides a basis for such competing claims when it states: 
(1) Everyone has duties to the community in which alone the free and full development of his personality is possible.
(2) In the exercise of his rights and freedoms, everyone shall be subject only to such limitations as are determined by law solely for the purpose of securing due recognition and respect for the rights and freedoms of others and of meeting the just requirements of morality, public order and the general welfare in a democratic society.
 
Arguments such as “the NRMs brainwash or use mind control and thereby remove the rights and freedoms of others” have been used to justify the removal of the rights and freedoms of the movements. The fact that new religions frequently have an understanding of morality that differs from that of the stated, if not the actual, morality of society provides a further justification for limiting their rights. And, not surprisingly, the interpretation of what constitutes the general welfare in a democratic society can be open to a variety of interpretations, with, by the very nature of democracy, those holding a majority view having a considerable advantage in defining the concept.
 
But whilst there will, inevitably, be a number of ways in which the NRMs will present a challenge just because they are offering a different approach to that of the status quo, there are also a number of ways in which they may appear to be presenting a challenge when in fact this is not the case – or at least not in the ways in which it might at first appear.
 
As a sociologist of religion who had been studying new religions since the early 1970s, I became increasingly aware that there was a considerable amount of ignorance and misinformation surrounding the movements in the West which was giving rise to inappropriate reactions at a number of levels – on the one hand, parents were kidnapping their adult offspring in order to deprogram them, but finding that they returned to their movement more strongly committed than before; on the other hand, law-enforcement agencies were over-reacting with, occasionally, disastrous results, as in the case of Waco. In such instances one could frequently see what criminologists have termed ‘deviance amplification’, when each ‘side’ sees the other side’s actions giving them permission to themselves react in a more negative way, thus leading to a spiral of increasingly aggressive behavior which exacerbates rather than alleviates the situation.
 
The misinformation was coming from various sources – most particularly, the media, but also the movements themselves and their opponents– all of whom were constructing distorted, and, therefore, unreliable, images of the movements. 
 
When we describe our own or other people’s religions (or any social phenomenon) we are bound to be selective – some aspects will be included and others excluded. Everyone sees the world in a slightly different way, but there is always some agreement and some disparity. The similarities and differences are, however, to some discernable extent, systematic. Members of a religion are likely to select its more positive aspects; its opponents will select the more negative ones. As already suggested, the media are likely to select the novel and sensational.
 
One could frequently observe double standards being employed in describing the actions of ‘the other side’, and the use of labels (such as ‘cult’) to dehumanize and/or demonize ‘the other’. There were by then a considerable number of scholars who had been studying the movements, but their voices were rarely heard as their images tended to be neither sensational nor unambiguously condemning or lauding the movements. Furthermore, sociologists are not renowned for a popular style of writing.
 
However, it seemed to me then, in the mid 1980s – and it seems to me still – that a social science perspective and methodology can provide the most reliable basis for meeting the challenge that the new religions present. If we accept that they should be accorded the rights that are accorded to all citizens, but suspect that they might be performing criminal actions that are not acceptable whoever performs them, then we need to find out if they are in fact indulging in criminal behaviors – or, equally importantly, if they are not.
 
It is, of course, possible that the movements are performing actions that, while not criminal, are not what we would want to indulge in ourselves – it is also possible that we might want to emulate some of their actions – or make use of , for example, their willingness to help the poor and needy. But to be able to decide how best to react to the movements, we first need to know what they are like.
 
With the support of the British government and the mainstream Churches I set up an organization called Inform (Information Network Focus on Religious Movements). It is based at the London School of Economics and functions to provide enquirers from all over the world with information about minority religions that is as objective, balanced and up-to-date as possible. 
 
Social science cannot help us to judge between different non-empirical beliefs or values, but it can give us information that enables us to have a clearer idea of what it is we are judging. It can, for example, provide not only information about such phenomena as the beliefs and practices, life-style, attitudes, finances and organization of different religions, it can also give us an idea of how typical certain behavior is of a group. One might, for example, learn from the media on a number of occasions that members of ‘a cult’ have committed suicide, and this could, quite understandably, lead us to the conclusion that membership of the cult is dangerous. We are, however, unlikely to learn in the media that a member of a traditional religion or an atheist has committed suicide. It is, none the less, perfectly possible that social science could reveal that the rate of suicide is higher in the general population than it is in the new religion. Such knowledge might then lead us to ask not what it is about the cult that makes its members commit suicide, but what is it about the movement that prevents its members from committing suicide.
 
Another illustration concerns the justification that deprogrammers used to obtain large sums of money from parents to kidnap their children out of the movements by telling the parents that the children had been brainwashed by irresistible and irreversible methods. When, however, I studied the Unification Church, which was said to have such techniques, I found that out of more than one thousand people who had become interested enough in the movement to attend the so-called brainwashing residential workshops, 90% were not only capable of resisting the movement’s powers of persuasion, but did so – and the majority of the 10% who actually joined had left within two years. Furthermore, quarter of a century later, an overwhelming majority of the first cohort of second-generation Unificationists in the West have left the movement – all of which clearly indicates that the alleged brainwashing techniques were remarkably ineffectual.
 
Concluding remarks
 
In this paper I have tried to indicate that there are certain consequences of being a new religion that can give rise to their being considered a challenge by members of the wider society. These include the fact that they are offering an alternative to the status quo, their membership consists of first-generation converts who tend to be enthusiastic and often take their religion more seriously than those born into a religion. Frequently there is a charismatic leader and the worldview may appear (and, indeed be) overly simple and unsophisticated. But, it has been stressed, it is dangerous to try to generalize about new religions – not only do they differ radically from each other but, within a comparatively short period, they themselves are likely to change, abandoning many of the characteristics of novelty.
 
It has been suggested that, while it may be understandable that new religions are frequently regarded with suspicion and distrust, the images that are constructed of them are often unbalanced and unreliable. But new religions attract their membership because they seem to their followers to be offering something that society is not offering, and many of the new religions undoubtedly do offer something of worth to society. It is possible that amongst the greatest challenges that the new religions offer us is, first, the challenge to understand what they really believe and practice, and to recognize that they are constantly changing and responding to how they are treated by the rest of society; and, second, to accord them the same rights and freedoms as those accorded to any other citizen, whatever their beliefs.
 
 

 

Các tin khác............................

Các tin đã đưa ngày: