I. Giới thiệu: Bối cảnh Văn hoá
Được tham dự hội nghị quan trọng này về “Tôn giáo và Pháp quyền ở Đông Nam Á” là một niềm vui và vinh dự cho tôi. Đông Nam Á là một vùng đất của sự tương phản. Phong cảnh tạo nên khu vực này rất đa dạng; những dãy núi nhấp nhô chạy dọc ranh giới phía bắc và tạo thành biên giới tự nhiên giữa các quốc gia trong khi những cánh rừng dày và các con sông chiếm cứ vùng nông thôn. Các cánh đồng phì nhiêu nằm trên vùng châu thổ các con sông và dọc bờ biển; ngoài khơi, những hòn đảo có núi lửa mở rộng vùng thiên đường nhiệt đới này ra tận Thái Bình Dương. Các truyền thống tôn giáo và triết học định hình nền văn hoá cũng rất đa dạng và đẹp như phong cảnh của vùng đất mà con người ở đây đang sinh sống.
Mọi tôn giáo lớn của thế giới, gồm cả Phật giáo, Islam giáo, Kitô giáo đều có mặt khắp khu vực. Tất cả chúng đều tạo nên một sự hiện hữu lớn trong ít nhất một quốc gia cũng như trong các vùng đất riêng lẻ và được phân bố rải rác khắp khu vực.
Phật giáo đã có ảnh hưởng hơn 1.500 năm qua, đôi khi được pha trộn với Lão giáo và Khổng giáo, hoặc cũng có khi hoà trộn với các tôn giáo bản địa nhưng vẫn luôn duy trì được bản sắc của mình và cuối cùng đã trở thành một tôn giáo vượt trội tại Miến Điện, Lào, Thái Lan[2]. Kitô giáo đến với Châu Á ít lâu sau Phật giáo khi những nhà truyền giáo của Giáo hội Kitô giáo đầu tiên đến Trung Quốc vào thế kỷ thứ 7[3]. Trong khi Kitô giáo chưa bao giờ phát triển mạnh tại Trung quốc, nó đã trở thành tôn giáo nổi trội và có ảnh hưởng tại Philippines[4] và có sự hiện diện rõ ràng tại Hàn quốc và ở các cộng đồng tín đồ nhỏ hơn thấy ở Việt Nam và Indonesia[5]. Islam giáo tìm đến khu vực này ở giai đoạn sau nữa, cho đến mãi khoảng thế kỷ 13, nhưng nhanh chóng có ảnh hưởng mạnh mẽ và bây giờ đang là tôn giáo chính tại Indonesia, Malaysia và Brunei, và có được các trung tâm gồm nhiều tín đồ tại Thái Lan và Philippines[6]. Trong khi cộng đồng Islam giáo là lớn nhất trong dân số, chiếm 88%[7], và đây là nước có dân số theo Islam giáo đông nhất thế giới, nhưng Indonesia không phải là một quốc gia Islam giáo. Thực tế, trên khắp đất nước Indonesia, số lượng cách thức thực hành Islam giáo cũng nhiều như con số các nhóm tiểu văn hoá.[8] Bản chất gồ ghề và biệt lập của phong cảnh Đông Nam Á đã cho phép mỗi nền văn minh ở đây phát triển theo cách riêng, tạo nên truyền thống và phong tục độc đáo và được giữ gìn chu đáo[9]. Khắp Đông Nam Á, người dân đã gắn bó với văn hoá và các đức tin truyền thống và chỉ bổ sung chúng bằng những ảnh hưởng bên ngoài mà họ chọn để tích hợp. Bằng cách đó, Đông Nam Á đã duy trì được bản sắc và sự phong phú văn hoá và đó là một đóng góp có ý nghĩa cho bức khảm văn hoá đa dạng của nền văn minh toàn cầu.
II. Văn hoá Châu Á và Quyền tự do tôn giáo hoặc niềm tin tôn giáo
Tự do tôn giáo hoặc niềm tin tôn giáo là quyền lâu đời nhất trong các quyền con người[10] được quốc tế thừa nhận và trên nhiều khía cạnh đó là quyền gốc của các quyền khác mặc dù nó có phần bị bỏ quên trong thời đại thế tục của chúng ta[11]. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, nhiều người đã chất vấn tính phổ biến toàn cầu của quyền con người nói chung[12] và quyền tự do tôn giáo hoặc niềm tin tôn giáo nói riêng[13]. Điều này đã trở thành một điệp khúc quan trọng ở Châu Á[14] khi hồi ức về chủ nghĩa đế quốc còn sâu đậm và khi sự lâu đời và tinh tế của các truyền thống triết học và tôn giáo địa phương tạo một nền tảng đặc biệt mạnh, có thể thay thế được các thế giới quan của phương Tây. Quan điểm cá nhân của tôi là câu trả lời cho câu hỏi liệu nhân quyền có tính phổ biến toàn nhân loại hay không nằm ở đâu đó trong khoảng giữa những tuyên bố trừu tượng rằng một mặt là nhân quyền là phổ biến và như vậy giống nhau đối với mọi người và mặt khác là tuyên bố rằng điều quan trọng là phải tuân theo các giá trị địa phương. Theo ý kiến tôi, các quyền tự do có những đặc trưng cấu thành độc đáo của tính phổ biến toàn cầu, cụ thể là ở ngay trong việc chúng thừa nhận khác biệt về lương tâm. Điều đó có nghĩa là, các quy chuẩn tự do nói chung và tự do tôn giáo nói riêng là những cấu trúc pháp lý nhằm bảo đảm sự tôn trọng phổ biến toàn cầu cho những cái riêng, và như vậy nó đóng vai trò làm trung gian giữa cái phổ biến và cái đặc thù[15]. Không khó để chỉ ra nhiều thảo luận chuyên sâu về những vấn đề này. Nhưng vì phần cuối của bài viết này đưa ra một phân tích so sánh các luật về tôn giáo và các tổ chức tôn giáo từ lợi thế của sự trỗi dậy có tính quốc tế của tự do tôn giáo và tín ngưỡng, tôi muốn nêu một cách ngắn gọn tại sao tôi tin rằng việc coi những lập luận kêu gọi “các giá trị châu Á” như là một lập luận chống lại việc bảo vệ các quyền tôn giáo được công nhận rộng rãi là thiếu thuyết phục. Tất nhiên, khi Việt Nam muốn gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới và đưa các thực hành tôn giáo hoà đồng với các chuẩn mực quốc tế, Việt Nam cần thận trọng với các lập luận đó.
Điểm đầu tiên tôi đưa ra là truyền thống Châu Á và các tiếng nói Châu Á đã từ lâu ủng hộ quyền tự do tôn giáo hay niềm tin tôn giáo, mặc dù ý tưởng này thường được diễn đạt rõ ràng qua cách sử dụng ngôn từ là “nghĩa vụ” hơn là “quyền"[16]. Mỗi một tôn giáo lớn trên thế giới công nhận một phiên bản nào đó của nguyên tắc rằng một người cần đối xử với người khác như cách họ mong được đối xử lại. Dù là được hình thành như một châm ngôn của tôn giáo nào đi nữa, Ki tô giáo[17], Islam giáo[18], Phật giáo[19], Khổng giáo[20] hay đạo lý thế tục[21] thì ý tưởng này không phải là của “phương Tây” mà phản ánh giả định cần thiết của tư duy đạo đức và cuộc sống có đạo đức. Một ẩn ý hiển nhiên của nguyên tắc này là một người không được ngược đãi, phân biệt hoặc, nói khác đi, hạn chế tự do của người khác hoặc nhóm khác dựa trên lý do tôn giáo hoặc niềm tin trừ trường hợp điều đó được dựa trên nguyên tắc là người đó cũng sẵn lòng tin và làm theo yêu cầu của cộng đồng tôn giáo đó. Nguyên tắc cơ bản này đứng đằng sau pháp quyền, một nguyên tắc cơ bản mà theo đó không ai được đứng cao hơn luật pháp và mọi người đều được đối xử theo cùng một luật. Ý niệm tôn trọng phẩm giá con người dù tỏ rõ hay ngầm ẩn có thể nhận thấy được trong các huấn thị cốt lõi của tất cả các tôn giáo lớn trên thế giới và trong các truyền thống đạo đức. Đáng chú ý, trong những người dự thảo chủ chốt của Tuyên ngôn Nhân quyền có một số người đến từ Châu Á, thấm nhuần tư tưởng và truyền thống Châu Á và họ đã đưa cách nhìn đó vào việc hình thành các nguyên tắc toàn cầu của quyền con người[22]. Việt Nam và các nước láng giềng, trừ Lào, đều đã phê chuẩn Công ước quốc tế về các quyền Chính trị và Dân sự (“ICCPR”)[23], trong đó bao hàm các ngôn từ cơ bản về quyền tự do tôn giáo hay niềm tin tôn giáo[24]. Nhân quyền là phù hợp với các giá trị Châu Á và bảo vệ cho công dân của Châu Á.
Thường là các “chế độ chuyên chế hoặc độc tài là những chế độ chống lại tính phổ biến toàn cầu của quyền con người”[25], không phải là những người mà quyền của họ xâm phạm. Những người đưa ra lập luận “chủ quyền quốc gia là nền tảng và là sự bảo đảm cơ bản cho nhân quyền”[26] cần phải nhớ đến trải nghiệm đáng buồn ở đất nước chúng tôi nơi “quyền của các bang” được niệm chú để bảo vệ cho chế độ nô lệ. Tất nhiên, “các quyền của mỗi nước hình thành chính sách riêng của mình về bảo vệ quyền con người trong điều kiện cụ thể của nước mình cần phải được… tôn trọng và bảo đảm.”[27] Nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta không thể nói với nhau về cách thức mà các vấn đề nhân quyền có thể và cần phải được giải quyết, dù rằng điều này bao gồm cả việc can dự với những phê phán mang tính xây dựng lúc này, lúc khác. Các quốc gia thuộc Tổ chức vì An ninh và Hợp tác ở Châu Âu đã thể chế hoá quy trình đấu tranh với nhau về các vi phạm nhân quyền[28], thừa nhận rằng đôi khi sức ép từ bên ngoài có thể tốt cho việc giải quyết các vấn đề đó. Nếu bỏ mặc không xử lí vấn đề có thể dẫn đến tình huống xấu âm ỉ và bùng phát, đe doạ an ninh của một quốc gia và của toàn khu vực. Hơn nữa, điều quan trọng cần nhớ là thực tế một quốc gia có thể có quyền giải quyết các vấn đề nội tại của mình nhưng điều đó không có nghĩa là đúng khi cứ đề nguyên vấn đề không xử lý hay tuyên bố rằng đòi hỏi giải quyết vấn đề không phải là một đòi hỏi về nhân quyền.
Một nhóm lập luận khác lí giải sự xâm phạm quyền con người là một hy sinh cần thiết cho việc thúc đẩy các giá trị khác. Và như vậy, quyền có thể cần phải hy sinh bởi vì phải ưu tiên lợi ích của sự phát triển nhanh hoặc vì lí do an ninh. Dù vị thế chung của chúng như thế nào, các lập luận này là không ổn khi đề cập đến các quyền về tôn giáo. Tất nhiên, có những nhóm tình huống được định nghĩa hẹp, được trù tính trong các văn kiện pháp lý quốc tế, khi mà việc hạn chế quyền tôn giáo hoặc niềm tin tôn giáo là thích hợp. Nhưng hy sinh các quyền này trong các bối cảnh khác can dự vào những gì mà đối với phần lớn công dân là cội nguồn của việc làm công dân tốt, là cội nguồn của lòng vị tha, là động cơ sâu sắc cuả việc thực hiện các trách nhiệm đạo lý trong mỗi con người. Khi người ta cảm nhận được tôn trọng về nhân phẩm, họ chắc chắn sẽ đóng góp nhiều hơn cho phát triển và không có nguồn lực nào lớn hơn cho phát triển bằng sự đồng lòng của toàn thể công dân. Những năm gần đây đã dạy chúng ta rằng các biện pháp an ninh đôi khi là cần thiết, nhưng chúng cũng dạy chúng ta rằng không có giải pháp nào dài hạn cho vấn đề an ninh mà không bao gồm sự trong đó sự tôn trọng các niềm tin tôn giáo của công dân một nước. Những công dân cho rằng tôn giáo của họ đang bị tấn công là một trong những nguồn lớn nhất gây bất ổn định và bạo lực mà chúng ta được biết.
Sự bảo hộ quốc tế đối với tự do tôn giáo như chúng ta biết ngày nay ban đầu xuất hiện từ sự phản ứng đối với các vấn đề chia rẽ tôn giáo đã dẫn đến chiến tranh, đàn áp, bạo lực và phân rã xã hội. Kĩ thuật đó đầu tiên được áp dụng ở phương Tây, nhưng vấn đề ngầm ẩn lại mang tính toàn cầu: các khác biệt sâu sắc và thường không hoá giải được về các niềm tin tôn giáo. Về cơ bản có hai chiến lược đối phó với vấn đề này: Người ta có thể cố thủ tiêu sự khác biệt bằng cách đàn áp những niềm tin tôn giáo có tính phân rẽ. Điều này dẫn đến sức ép cho các xã hội thuần nhất và đến việc cách ly và ngược đãi những người biệt giáo. Hoặc là người ta có thể quyết tâm khoan dung và thậm chí tôn trọng một dải rộng của sự khác biệt đến mức có thể hoà đồng được với nhau trong một xã hội ổn định. Hai thế kỷ trước, không có nhà nước quốc gia nào thử sử dụng chiến lược thứ hai. Khi các bậc sáng lập nước Mỹ quyết định thử cách này, đó mới chỉ là thử nghiệm. Nhưng quan sát từ trong lịch sử, chúng ta biết rằng chiến lược này có hiệu quả. Vẫn còn những trường hợp khó xử lý khi phải dùng đến việc ngăn cấm của nhà nước để kiềm chế những kẻ lợi dụng tự do của mình để đe doạ tự do và hoà bình của người khác. Việc thực hiện chiến lược này đòi hỏi sự thông thái và hiểu biết các thực tiễn địa phương. Nhưng nói chung, kinh nghiệm của các nước có sự phát triển ổn định cho thấy tôn trọng đức tin các niềm tin dị biệt có hiệu quả hơn trong việc xây dựng sự ổn định so với việc đàn áp chúng[29]. Phân tích cuối cùng, cam kết xây dựng một sự hoà đồng thông qua tôn trọng trùng hợp với phần lớn những gì là sâu sắc nhất và phổ biến nhất của văn hóa Châu Á.
III. Quyền có tư cách pháp nhân của các tổ chức tôn giáo
Các nguyên tắc nêu trên rất có ý nghĩa thực tiễn trong lĩnh vực luật pháp quản lý các tổ chức tôn giáo. Luật pháp và thực thi luật pháp của một nước liên quan đến luật quản lý các thực thể tôn giáo là một phép thử quan trọng về năng lực của nó trong việc hỗ trợ tự do tôn giáo và niềm tin tôn giáo. Điều này có vẻ ngạc nhiên vì luật về các tổ chức tôn giáo ít khi là một lĩnh vực kịch tính nhất trong việc bảo vệ các quyền tự do tôn giáo. Nhưng nếu xét kỹ, luật điều chỉnh việc ra đời, công nhận và đăng ký đối với các thực thể pháp lý phù hợp có ý nghĩa sống còn đối với đời sống của phần lớn các cộng đồng tôn giáo trong một môi trường luật pháp hiện đại. Phần lớn các nhóm muốn đăng ký và có được sự công nhận, bởi vì chỉ theo cách này họ mới đạt được pháp nhân. Và trong khi đó, tập hợp cụ thể các quyền liên quan đến địa vị pháp lý của họ khác nhau giữa hệ thống luật này với hệ thống luật khác, và ngay trong mỗi hệ thống, phụ thuộc vào loại hình riêng của tư cách hoặc pháp nhân liên quan. Nhưng ở mức tối thiểu, trong thế giới hiện nay, một nhóm tôn giáo nếu không có địa vị pháp nhân sẽ rất khó tham gia dù ở mức sơ đẳng nhất các hoạt động liên quan đến pháp lý như mở tài khoản ngân hàng, thuê hoặc mua bất động sản để làm nơi thờ cúng hoặc mục đích tôn giáo khác, tham gia các hợp đồng, kiện và bị kiện[30], v.v... Tư cách pháp nhân trở nên vấn đề cực quan trọng vì nói một cách thực dụng, một tổ chức tôn giáo ở bất kỳ quy mô nào sẽ không thể hoạt động hiệu quả nếu không có tư cách đó. Một cộng đồng tôn giáo hiện thời cần tương tác với một trật tự pháp luật thế tục theo vô vàn cách thức khác nhau để có thể thực hiện được các công việc của mình[31]. Có thể đưa ra hàng loạt dẫn chứng[32] nhưng điểm chung ở đây là về thực tế một nhóm rất khó có thể thực hiện được đầy đủ các sinh hoạt tôn giáo chính đáng mà không có tư cách pháp nhân. Việc chối từ tư cách đó đưa đến một gánh nặng lớn và sự hạn chế đối với quyền tự do tôn giáo của một cộng đồng như một tập thể và đối với quyền của mỗi cá nhân tín đồ, đặc biệt là của các lãnh đạo của nhóm tôn giáo đó[33]. Quyền cơ bản của một cộng đồng tôn giáo đối với tính tự quản và tự quyết tôn giáo bị suy giảm nếu tư cách pháp nhân của nó bị từ chối hoặc bị hạn chế[34].
Không có gì ngạc nhiên khi tồn tại quyền uy được nới rộng đến mức sự từ chối địa vị pháp nhân cấu thành một sự vi phạm nhân quyền, bao gồm cả quyền tự do lập hội nhóm và quyền tự do tôn giáo hay niềm tin tôn giáo. Có lẽ sẽ tốt hơn nếu nói rõ điều này để tạo cơ sở cho phần cuối của bài viết này vốn sẽ bàn về các luật về các nhóm tôn giáo ở Đông Nam Á trên quan điểm đi theo nguyên tắc cơ bản này. Đáng chú ý, các hệ thống luật pháp đều có sự linh hoạt đáng kể trong việc xem xét trao vị thế pháp lý, và điều này phản ánh lịch sử văn hoá và tôn giáo và nhân khẩu học tôn giáo của các nước này. Trong các nước OSCE, quyền này được xác định như sau: “các nước tham gia sẽ … trao sự công nhận tư cách pháp nhân cho các cộng đồng có đức tin ở nước mình dựa trên yêu cầu của họ trong việc thực hành hoặc chuẩn bị thực hành đức tin của họ trong khuôn khổ hiến pháp.”[35] Câu chữ đó nghe có vẻ mơ hồ bởi vì các nhà nước đã dùng nhiều công cụ pháp lý để có thể khiến cho quyền này có hiệu lực[36]. Một đường hướng lớn trong các quyết định mà Toà án Châu Âu về Nhân quyền trong thập kỷ qua đưa ra là coi quyền tự do lập hội nhóm và quyền tự do tôn giáo sẽ đưa đến quyền có tư cách pháp nhân. Kết quả của các phiên tòa như thế là, đặc biệt nhiều vụ liên quan đến Thổ Nhĩ Kỳ, quyền được có tư cách pháp nhân đã được củng cố vững chắc trong luật nhân quyền quốc tế, nhất là khi được Toà án Châu Âu về Nhân quyền (ECHR) tại Strasbourg luận giải[37].
Trong vụ xử Sidiropoulos chống lại Greece[38], Tòa án đã cho rằng việc một toà án Hy Lạp từ chối tư cách pháp nhân đối với một hiệp hội văn hoá của người Macedonia đã vi phạm quyền tự do lập hội theo điều 11 của Toà án Châu Âu về Nhân quyền. Khi giải thích quyết định của mình, Toà đã tuyên bố rõ: Việc công dân có khả năng thành lập một pháp nhân để hoạt động một cách tập thể trong một lĩnh vực mà đôi bên có lợi ích là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của quyền tự do lập hội, mà nếu không có nó thì quyền đó sẽ bị mất đi ý nghĩa của nó. Cách mà luật pháp của một nước coi trọng quyền tự do này và việc nhà cầm quyền áp dụng thực tiễn điều đó biểu lộ tình trạng dân chủ tại nước đó. Tất nhiên, các nhà nước có quyền được thoả mãn chính họ rằng mục đích và hoạt động của một hiệp hội phải tuân thủ các quy tắc đã được ghi trong quá trình làm luật, nhưng các nhà nước phải làm điều đó theo cách thức phù hợp với nghĩa vụ của họ theo Công ước và phải được đánh giá bởi các thiết chế của Công ước[39].
Trong khi vụ Sidiropoulos liên quan đến quyền được lập một hội thì vụ Đảng Cộng sản Thống nhất Thổ Nhĩ Kỳ chống lại Thổ Nhĩ Kỳ[40] 247 lại nêu lên việc giải tán một đảng phái chính trị. Trong vụ đó đảng này đã bị giải tán ngay sau khi nó được thành lập. Toà án đã bác bỏ lập luận rằng quyền lập hội không mở rộng ngoài sự hình thành hội.
Nếu nó chỉ hạn chế đối với việc thành lập một hội mà thôi thì quyền đó sẽ chỉ tồn tại chủ yếu trên lý thuyết và là ảo tưởng bởi vì các chính quyền sẽ có thể ngay lập tức giải thể hiệp hội mà không phải tuân thủ Công ước. Theo đó sự bảo hộ theo Điều 11 tiếp tục có giá trị trong suốt đời sống của một hội và việc cơ quan chính quyền một nước giải thể một tổ chức sẽ phải thoả mãn các đòi hỏi của Đoạn 2 của Điều 11[41].
Toà án còn cho rằng không có bằng chứng rằng đảng đó chịu trách nhiệm về hành động khủng bố hoặc chương trình hay các hành động của đảng này đe dọa phá vỡ các quyền được Toà án ECHR bảo hộ[42]. Theo đó, Toà án kết luận rằng “một biện pháp quyết liệt như giải thể ngay lập tức và vĩnh viễn [một đảng chính trị]… là không phù hợp với mục tiêu đang theo đuổi và do đó không cần thiết trong một xã hội dân chủ.”[43] Do đó, Điều 11 đã bị vi phạm. Toà án cũng đưa ra một kết luận về cơ bản là tương tự trong vụ Đảng Tự do và Dân chủ chống lại Thổ Nhĩ Kỳ[44].
Lập luận này được mở rộng áp dụng vào lĩnh vực tôn giáo trong quyết định của Toà án Châu Âu về vụ Hasan và Chaush chống lại Bun-ga-ri[45]. Trong vụ này, Ban tôn giáo của Bun-ga-ri đã từ chối không phê chuẩn tư cách chính thức cho một giáo sĩ Islam giáo - người đã lãnh đạo một khối nhánh có tính thù địch nằm trong một tổ chức Islam giáo đã được đăng ký chính thức. Toà đã phân tích vấn đề quyền có tư cách pháp nhân như sau:
Toà gợi lại rằng các cộng đồng tôn giáo đã tồn tại một cách truyền thống và phổ biến toàn cầu dưới hình thức là các cấu trúc có tổ chức. Chúng tuân theo các quy tắc thường được các tín đồ coi là có nguồn gốc thần thánh. Các nghi lễ tôn giáo có những ý nghĩa và giá trị thiêng đối với tín đồ khi chúng được tiến hành bởi các giáo sĩ đã được trao quyền để làm việc theo mục đích đó, phù hợp với các quy tắc này. Không nghi ngờ gì, nhân cách của giáo sĩ có tầm quan trọng đối với mọi thành viên của cộng đồng. Do đó, việc tham dự vào đời sống của một cộng đồng là một biểu hiện về tôn giáo của một người và được Điều 9 của Công ước bảo hộ.
Ở đâu việc tổ chức của một cộng đồng tôn giáo có vấn đề, Điều 9 phải được giải thích theo Điều 11 của Công ước, điều này bảo vệ đời sống hội nhóm khỏi sự can thiệp không xác đáng của Nhà nước. Theo cách nhìn này, quyền tự do tôn giáo của một tín đồ bao gồm sự mong đợi rằng cộng đồng sẽ được phép hoạt động một cách hoà bình không bị sự can thiệp mang tính độc đoán của Nhà nước. Thực ra, sự tồn tại tự quản của các cộng đồng tôn giáo là điều không thể thiếu đối với sự đa nguyên trong một xã hội dân chủ và vì vậy chính là một vấn đề chính yếu của việc bảo hộ mà Điều 9 dành cho. Nó không chỉ quan tâm trực tiếp đến tổ chức của cộng đồng mà còn quan tâm đến sự hưởng thụ hiệu quả quyền tự do tôn giáo trong mỗi một thành viên tích cực của cộng đồng. Nếu như đời sống có tổ chức của một cộng đồng không được Điều 9 của Công ước bảo hộ, mọi khía cạnh khác của tự do tôn giáo cá nhân sẽ trở nên dễ tổn thương[46].
Sự kiên quyết của Toà án rằng “Điều 9 phải được giải thích theo sự bảo hộ ghi tại Điều 11”[47] thừa nhận các hình thức bảo hộ được giải quyết trong tình huống của Điều 11 sẽ được mang sang áp dụng với các tình huống của Điều 9 và được áp dụng đầy đủ trong khi duy trì sự chú ý đối với bối cảnh tôn giáo và thực chất của các quyền tự do tôn giáo. Trong bối cảnh của các vấn đề mang tính tổ chức của tôn giáo, sự bảo hộ quyền tự do lập hội được diễn giải thành sự quan tâm đối với tính tự quản tôn giáo, mà nó vừa là “không thể thiếu đối với xu hướng đa nguyên trong một xã hội dân chủ” vừa là “vấn đề chính yếu mà Điều 9 dành cho sự bảo hộ.”[48] Khi thực thi hiệu lực, những thứ mà điều 11 quan tâm được hấp thụ vào và thừa nhận là một phần của các hình thức bảo hộ ghi tại Điều 9. Tại đó chúng bảo hộ cả các chiều kích tập thể cũng như cá nhân của quyền tự do tôn giáo hay niềm tin tôn giáo. Nếu các vấn đề về tổ chức bị bỏ rơi và không được bảo hộ thì “mọi khía cạnh khác của quyền tự do tôn giáo cá nhân sẽ dễ bị tổn thương.”[49] Như vậy, quyền có tư cách pháp nhân, trước tiên được xác định trong Điều 11, được áp dụng một cách mặc nhiên trong bối cảnh của Điều 9.
Kết luận này được củng cố thêm qua vụ Metropolitan Church of Bessarabia chống lại Moldova[50]. Ở đó, Toà án lặp lại công thức yêu cầu Điều 9 phải được giải thích dưới ánh sáng của Điều 11 nhưng lần này Toà làm như vậy trong bối cảnh giải quyết trực tiếp quyền đăng ký và đạt lấy tư cách pháp nhân[51]. Vụ này liên quan đến một tiểu nhóm đang hình thành trong cộng đồng tôn giáo Chính thống (Giáo hội Metropolitan vùng Bessarabia) mong muốn được gia nhập Giáo hội La mã Chính thống thay là vì với Giáo trưởng Moscow. Giới chức chính trị Moldova ủng hộ Giáo hội Metropolitan của Moldova như một bộ phận của Giáo trưởng Moscow và liên tục từ chối cấp tư cách pháp nhân cho Giáo hội Bessarabian. Khi đưa ra kết luận rằng quyền có tư cách pháp nhân được công nhận theo Điều 11 cũng là một phương diện rõ ràng của quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, Toà án đã lập luận như sau: bởi vì các cộng đồng tôn giáo về mặt truyền thống tồn tại dưới hình thức các cấu trúc có tổ chức, Điều 9 phải được giải thích dưới ánh sáng của Điều 11 của Công ước. Điều 11 bảo vệ đời sống hiệp hội trước sự can thiệp không thích đáng của Nhà nước. Theo cách nhìn đó, quyền của các tín đồ về tự do tôn giáo, gồm cả quyền được biểu thị tôn giáo của một người trong sự chia sẻ với người khác tại một công đồng, bao gồm sự mong đợi rằng các tín đồ được phép tự do hội họp, không có sự can thiệp độc đoán của Nhà nước. Thực ra, sự tồn tại có tính tự quản của các cộng đồng tôn giáo là không thể thiếu cho quá trình đa nguyên hóa trong một xã hội dân chủ và do đó nó là một vấn đề cốt lõi trong sự bảo hộ ghi tại Điều 9[52].
Về mối liên hệ này, Toà án cũng chú thích tầm quan trọng của tư cách pháp nhân như là một phương tiện bảo vệ quyền của cộng đồng tôn giáo trong các các hồ sơ pháp lý:
Một trong những phương tiện để thực hiện quyền được biểu thị tôn giáo của một người, đặc biệt cho một cộng đồng tôn giáo, trong phương diện tập thể của nó, là khả năng được bảo đảm bằng sự bảo hộ pháp lý đối với cộng đồng, các thành viên và tài sản của nó, như thế cần phải xem Điều 9 không chỉ dưới ánh sáng của Điều 11 mà còn là của Điều 6 [quyền tiếp cận toà án][53].
Bởi vì người ta hiểu rõ rằng quyền được kiện và bị kiện này là một đặc trưng của tư cách pháp nhân, điều này thực ra mà nói công nhận nhu cầu cả về khuôn khổ pháp lý qua đó để đạt được tư cách pháp nhân, và một khung cảnh thực thi pháp luật khả dĩ. Toà mở rộng điểm này trong quá trình áp dụng các nguyên tắc nói trên đối với những cứ liệu của vụ Giáo hội Bessarabian. Đặc biệt, Toà nhận thấy rằng khi không có sự công nhận, giáo hội đứng đơn xin được công nhận sẽ không thể tổ chức hoặc hoạt động được. Thiếu tư cách pháp nhân, giáo hội không thể mang các hồ sơ pháp lý vào để bảo hộ tài sản của mình - điều không thể thiếu cho thờ cúng – trong khi các thành viên không thể gặp nhau để sinh hoạt tôn giáo mà không vi phạm luật liên đến các hệ phái tôn giáo đó[54].
Trong quan điểm của Toà, việc cấp tư cách pháp nhân vừa quan trọng như trong vụ Moldova cả về vấn đề nguyên tắc để chứng minh tự do tôn giáo và lập hội, và về vấn đề thực tiễn vì vụ giáo hội Bessarabian đã trên thực tế gặp khó khăn lớn trong việc bảo vệ quyền của mình khi không có tư cách pháp nhân[55].
Nói ngắn gọn, bây giờ người ta đã thừa nhận rằng các cộng đồng tôn giáo có quyền có tư cách pháp nhân trên cơ sở của các quy phạm về tự do tôn giáo và tự do lập hội. Đáp ứng lại quyền này, các nhà nước cần tạo ra một khung pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận để có tư cách đó và phê chuẩn tư cách khi các tổ chức tôn giáo đề nghị mà không đe doạ đến trật tự hiến định[56].
IV. Quyền có Tư cách pháp nhân tại Đông Nam Á
Các đại biểu của hội nghị này đã cung cấp một tổng quan tuyệt vời về luật lập hội tôn giáo ở Đông Nam Á. Tôi đặc biệt thấy bài của Giáo sư Đỗ Quang Hưng mà tôi được đọc trước khi vào hội nghị rất hữu ích[57]. Bài viết của Giáo sư Hưng cho thấy các cách tiếp cận khác nhau trong cách xây dựng quá trình đăng ký và công nhận tổ chức tôn giáo phản ánh các hình mẫu khác nhau trong việc kiến tạo mối quan hệ giữa tôn giáo và nhà nước. Bài viết đặc biệt ghi chú việc Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo do Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành và Chỉ thị số 01 ngày 4/2/2005[58] của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ liên quan đến đạo Tin Lành đã đánh dấu việc mở ra một giai đoạn mới trong pháp luật về tôn giáo của Việt Nam. Giai đoạn này được định tính bởi “sự công nhận về địa vị thể nhân đối với các ‘nhóm tôn giáo nhỏ,’ các ‘tôn giáo khác’ mà nhà nước thế tục cần ‘tôn trọng’.[59]” Trong phần này, mục tiêu của tôi không phải là làm sáng tỏ cơ cấu đã xuất hiện từ đó tạo ra sự phức tạp của các mối quan hệ giữa tôn giáo và các nhà nước tại Đông Nam Á. Tôi dành việc đó cho các đại biểu khác của hội nghị, những người có hiểu biết về các thiết chế địa phương tốt hơn tôi. Mục tiêu của tôi là xem xét những lĩnh vực trong đó các đặc điểm khác nhau của các hệ thống luật này đã tạo ra những vấn đề rắc rối dưới góc độ tạo thuận lợi cho sự tự do của các thiết chế tôn giáo và tự do tôn giáo của mỗi cá nhân thành viên thuộc tổ chức đó. Phân tích của tôi được dựa trên các phân tích về những vấn đề có tính tái diễn mà các tổ chức tôn giáo ở các vùng khác trên thế giới phải đối mặt. Mục tiêu của tôi vì vậy không hề mang quan điểm tiêu cực về các thiết chế tại Đông Nam Á mà nhằm chia sẻ nhận thức về các vấn đề tái diễn mà các khu vực khác trên thế giới gặp phải, và để chỉ ra một sự đổi mới khả dĩ. Một trong số những điểm rất tích cực về luật pháp tại khu vực này là đây là một khu vực mà ở đó có thể thực hiện được cải cách lớn, như được minh chứng bởi những tiến triển tại Việt Nam.
Trong phần này, tôi tiếp tục trình bày quan điểm theo cách chưa được gọt rũa như tôi mong muốn nhưng có thể có hiệu qủa hơn khi chia sẻ nghiên cứu lâu nay của tôi. Trong phần tiếp theo, tôi mô tả ngắn gọn về hàng loạt những vấn đề mà luật về tổ chức tôn giáo ở các nơi khác trên thế giới đang phải xử lý[60], rồi sau đó tôi cung cấp các đoạn trích dẫn liên quan từ luật tôn giáo của các nước ở Đông Nam Á. Tôi hy vọng sẽ có thể học hỏi thêm về bối cảnh văn hoá và sự vận hành thực tế của các điều luật này tại hội nghị chúng ta, qua đó cho phép cung cấp một cách phân tích nhạy cảm về so sánh hơn trong phần cuối của bài viết này.
CÁC VẤN ĐỀ TÁI DIỄN VỚI LUẬT TÔN GIÁO
A. LUẬT ĐĂNG KÝ BẮT BUỘC
Brunei
Ngoài các tổ chức tôn giáo được nêu cụ thể trong Hiến pháp, các tổ chức tôn giáo khác đều bị yêu cầu phải đăng ký với Chính phủ; tương tự như vậy theo Luật Hội Đoàn các tổ chức thương mại và phi tôn giáo cũng phải đăng ký. Một tổ chức không đăng ký có thể bị buộc tội hội họp phi pháp và thành viên của nó có thể bị bắt, bị tù và bị phạt tiền.
Trong khi có một số ngôi đền Trung quốc, chỉ có một đền tại thủ đô là đã đăng ký chính thức. Các ngôi đền khác không bị buộc tội vì không đăng ký nhưng chúng cũng không được phép tổ chức các nghi lễ hay dịch vụ.
(Báo cáo Tự do tôn giáo quốc tế)
Cambodia
1) Các nhà thờ, đền, nơi thờ tự và trường dạy tôn giáo mà chưa được cấp phép phải hoàn tất đơn đăng ký với Bộ Thờ cúng và Tôn giáo.
(Chỉ thị của Cambodia về Quản lý các Tôn giáo Ngoại lai)
Lào
Điều 6. Các cá nhân và tổ chức tôn giáo tại Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào phải cung cấp và được xác nhận các tài liệu sau:
Các tổ chức của mỗi tôn giáo phải thực hiện việc đăng kí;
Thầy tu, người mới vào đạo, tăng lữ mặc quần áo trắng và các nữ tu phải có thẻ căn cước;
Thành viên các tổ chức, linh mục, giảng sư tôn giáo sẽ được cung cấp và phải hoàn thành một bản kiểm kê cụ thể.
Điều 7. Bất kỳ tôn giáo nào tại Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào có ý định đăng ký và thành lập tổ chức phải cung cấp một bộ hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ đến Uỷ ban Trung ương Mặt trận Kiến thiết Quốc gia Lào thông qua các giới chức địa phương hữu quan. Các quy định liên quan đến đăng ký và thành phần tổ chức sẽ được Uỷ ban Trung ương Mặt trận Kiến thiết Quốc gia Lào cung cấp riêng.
(Nghị định 92 Chính phủ Lào)
Có lẽ sự hạn chế quan trọng nhất là yêu cầu các tổ chức tôn giáo phải đăng ký hoạt động với chính phủ. Tuy nhiên, rất thú vị là nghị định không nói rõ các hậu quả nếu có nếu các tổ chức không tiến hành đăng ký.
(Diễn đàn 18 Điều: “Lào: Triển vọng đáng ngại của Tự do Tôn giáo”)
Myanmar
Chương II
Đăng ký xin phép thành lập tổ chức
3. (a) Các tổ chức phải làm đơn xin phép thành lập gửi đến Bộ Nội vụ và Bộ Tôn giáo theo các trình tự đã được quy định.
(b) Các tổ chức đã thành lập phải làm đơn trong vòng 30 ngày kể từ ngày Luật này được ban hành.
(c) Các tổ chức chưa được phép sẽ không được phép thành lập hoặc tiếp tục tồn tại và tiến hành các hoạt động.
(Luật liên quan đến Thành lập Tổ chức” của Myanmar)
__________________
Về mặt lí thuyết, hầu như tất cả các tổ chức, dù là tôn giáo hay không, đều phải đăng ký với Chính phủ. Có một chỉ thị của chính phủ miễn cho các tổ chức tôn giáo “chính tông” không phải đăng ký; tuy nhiên, trên thực tế chỉ có những tổ chức có đăng ký mới có thể mua hoặc bán bất động sản, mở tài khoản ngân hàng; các đòi hỏi này dẫn đến việc hầu hết các tổ chức tôn giáo đều sẽ đăng ký. Các tổ chức tôn giáo đăng ký với Bộ Nội vụ với sự tán thành của Bộ Tôn giáo. Chính phủ cũng sẽ cung cấp một số dịch vụ sinh hoạt, như điện, với giá ưu đãi cho các tổ chức tôn giáo đã đăng ký. (Báo cáo Tự do Tôn giáo quốc tế, 2004)
___________________
Giới chức quân sự giữ quyền kiểm soát chặt chẽ đối với mọi hoạt động tôn giáo. “Nếu một giáo hội chưa đăng ký thì đó là giáo hội phi pháp”. Một nhà lãnh đạo Tin Lành đã thông báo như vậy sau khi được lực lượng cảnh sát cảnh báo không được tổ chức các sinh hoạt thờ cúng khi chưa được chấp thuận. "Tôi cũng được cảnh báo rằng làm việc cùng với người nước ngoài hoặc mời người nước ngoài đến giảng đạo tại giáo hội là bất hợp pháp." (Diễn đàn 18 điều)
Philippines
Luật đòi hỏi các tổ chức tôn giáo đăng ký với Uỷ ban Chứng khoán và Hối đoái (SEC) và với Cục Thuế quốc nội (BIR) để được miễn thuế. Đối với việc đăng ký tại SEC, các tổ chức tôn giáo phải trình các tín điều và quy định nội bộ có sẵn của mình. Luật không quy định cụ thể các mức phạt nếu không đăng ký với SEC. Để đăng ký như là một tổ chức phi cổ phần, phi vụ lợi, các tổ chức tôn giáo phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản như đối với đăng ký công ty và phải yêu cầu miễn thuế từ bộ phận luật của BIR. Các tổ chức tôn giáo lâu đời phải trình một báo cáo tài chính trong 5 năm trong khi các nhóm mới hơn được hưởng miễn thuế có điều kiện trong 3 năm. Các tổ chức không phải là cổ phần, không vụ lợi sẽ có thể bị phạt vì nộp đơn đăng ký chậm với BIR hoặc không nộp các bản dữ liệu và báo cáo tài chính để đăng ký. Đến nay chưa có báo cáo nào về sự phân biệt đối xử trong hệ thống đăng ký trong khoảng thời gian báo cáo này được làm (Báo cáo Tự do Tôn giáo quốc tế, 2004).
Thailand
Mục 5: Để có được tư cách pháp lý, người đứng đầu một trung tâm tôn giáo phải trình một hồ sơ hoàn chỉnh cho Bộ Tôn giáo, gồm các tài liệu sau:
a. Mục đích và thủ tục của tổ chức tôn giáo
b. Các quan hệ quốc tế của tổ chức đó
c. Danh sách tên ban điều hành và lãnh đạo trong bộ máy tổ chức của tôn giáo đó
d. Danh sách các cơ sở tại địa phương, các đơn vị tôn giáo, và các giáo đoàn.
e. Các giấy tờ đặc thù khác mà Bộ Tôn giáo yêu cầu.
Khi người đứng đầu của Bộ Tôn giáo đã chấp thuận một tổ chức tôn giáo, Bộ sẽ ban hành một tuyên bố về tư cách tốt cho tổ chức tôn giáo đó.
(Qui chế của Bộ các vấn đề Tôn giáo, 1969)
Vietnam
CH. III: các tổ chức tôn giáo và hoạt động của tổ chức tôn giáo, Điều 16
1. Một tổ chức tôn giáo sẽ được công nhận là một tổ chức tôn giáo khi có đủ các điều kiện sau:
a. Đó là một tổ chức gồm những người có cùng tín ngưỡng, có giáo lý, giáo luật và lễ nghi tôn giáo không trái với truyền thống và tập quán tốt đẹp của dân tộc và lợi ích chung của mọi người.
b. Có hiến chương, điều lệ thể hiện rõ các nguyên tắc, mục đích và đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc và không trái với các quy định của pháp luật.
c. Có đăng ký hoạt động và duy trì được các hoạt động ổn định, lâu dài.
d. Có trụ sở, tổ chức và đại diện hợp pháp.
e. Có tên không trùng với tên của một tổ chức tôn giáo khác đã được cơ quan Nhà nước quản lý có thẩm quyền công nhận.
(Pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam, 2004)
YÊU CẦU TỐI THIỂU VỀ SỐ LƯỢNG THÀNH VIÊN
Cambodia
Theo các quy định thuộc bộ Luật các Tổ chức Tôn giáo, bộ Luật (RAD) công nhận một tôn giáo mới nếu điều tra dân số cho thấy tôn giáo đó có ít nhất 5.000 người tin theo, có một giáo lý thần học đặc trưng có thể nhận biết được và không tham gia tích cực vào các hoạt động chính trị (Báo cáo Tự do Tôn giáo quốc tế, 2004).
Thailand
Mục 4: Để cho Bộ Tôn giáo chính thức công nhận một tổ chức tôn giáo, các nguyên tắc quan trọng sau đây phải được xem xét:
a. Các giáo lý tôn giáo phải khác với các tổ chức tôn giáo khác
b. Số người tham gia tôn giáo không dưới 5,000
c. Giáo lí và quy trình truyền giáo không được mâu thuẫn với chính phủ và luật pháp của Vương quốc Thái Lan.
d. Các vụ việc tôn giáo không được có chương trình chính trị ngầm ẩn hoặc mục đích khác (Quy chế của Bộ Tôn giáo)
YÊU CẦU TỐI THIỂU VỀ THỜI GIAN ĐÃ HOẠT ĐỘNG
Tôi không tìm thấy điều khoản nào quy định về việc này trong các luật của các nước này.
CÁC QUY ĐỊNH QUÁ RƯỜM RÀ ĐỂ CÓ TƯ CÁCH PHÁP NHÂN
Cambodia
Một tổ chức tôn giáo cũng phải được chấp nhận vào một nhóm giáo hội đã được chính thức công nhận trước khi được RAD cấp đăng ký. Trong khoảng thời gian làm báo cáo này, có 5 giáo hội như vậy: cộng đồng Phật giáo, cộng đồng Hồi giáo, cộng đồng Ấn giáo-Bà la môn, cộng đồng đạo Sích, và cộng đồng Công giáo – cộng đồng này bao gồm cả 4 tiểu nhóm Tin Lành.
Tuy nhiên, từ 1984 Chính phủ đã duy trì một chính sách không công nhận thêm một niềm tin tôn giáo nào nữa. Trên thực tế, các tổ chức tôn giáo chưa đăng ký hoạt động tự do và chính sách không công nhận thêm một niềm tin tôn giáo nào nữa của Chính phủ không hề hạn chế các hoạt động của các nhóm tôn giáo chưa đăng ký.
(Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế, 2004)
Việt Nam
Điều 16
1. Một tổ chức tôn giáo sẽ được công nhận là một tổ chức tôn giáo khi có đủ các điều kiện sau:
a. Là tổ chức của những người có cùng tín ngưỡng, có giáo lý, giáo luật và lễ nghi không trái với thuần phong, mỹ tục, lợi ích của dân tộc ;
b. Có hiến chương, điều lệ thể hiện tôn chỉ, mục đích và đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc và không trái với quy định của pháp luật.
c. Có đăng ký hoạt động tôn giáo và hoạt động tôn giáo ổn định;
d. Có trụ sở, tổ chức và người đại diện hợp pháp.
e. Có tên gọi không trùng với tên gọi của tổ chức tôn giáo đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận.
2. Mức thẩm quyền cần có liên quan đến việc công nhận tổ chức tôn giáo:
a. Thủ tướng Chính phủ công nhận tổ chức tôn giáo có phạm vi hoạt động ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
b. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công nhận tổ chức tôn giáo có phạm vi hoạt động chủ yếu ở một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
THẨM QUYỀN CỦA CHÍNH PHỦ
Việt Nam
Điều11
2. Trường hợp thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo ngoài quy định tại khoản 1 của Điều này phải có sự chấp thuận của Uỷ ban Nhân dân huyện/quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Uỷ ban Nhân dân cấp huyện) nơi thực hiện.
Điều 12
1. Người phụ trách tổ chức tôn giáo cơ sở có trách nhiệm đăng ký chương trình hoạt động tôn giáo hàng năm diễn ra tại cơ sở đó với Uỷ ban Nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Uỷ ban Nhân dân cấp xã); trường hợp tổ chức hoạt động tôn giáo ngoài chương trình đã đăng ký thì phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
2. Thẩm quyền chấp thuận việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng do Chính phủ quy định .
Điều 17
1. Tổ chức tôn giáo được thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất các tổ chức trực thuộc theo hiến chương và điều lệ của tổ chức tôn giáo.
2. Việc thành lập, chia, tách hoặc sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo cơ sở phải được sự chấp thuận của Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh.)
3. Việc thành lập, chia, tách hoặc sát nhập, hợp nhất các tổ chức tôn giáo không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 của Điều này phải được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
Lào
Điều 10. Uỷ ban Trung ương Mặt trận Kiến thiết Quốc gia Lào có quyền quản lý, quảng bá thần học, cung cấp chỉ dẫn, báo cáo, đưa ra ý tưởng về hoặc trình lên các cơ quan thẩm quyền các cấp về các hoạt động của mỗi tôn giáo để bảo đảm các hoạt động đó tuân thủ các nguyên tắc của tôn giáo đó, và tuân thủ luật pháp và quy định của CHDCND Lào.
Điều 20. Tổ chức và cá nhân tôn giáo tại CHDCND Lào có ý định yêu cầu sự hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân tôn giáo nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế, hoặc có ý định hỗ trợ cho cá nhân hoặc tổ chức tôn giáo khác phải có chấp thuận của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Kiến thiết Quốc gia Lào. Mọi sự chuyển giao tài sản vì mục đích hỗ trợ phải được tiến hành trước sự có mặt hoặc đại diện của Mặt trận Kiến thiết Quốc gia Lào và của đại diện chính quyền địa phương.
(Nghị định 92 của Chính phủ Lào)
Myanmar
Chương V
Các điều khoản chung
8. Bộ Nội vụ và các Vấn đề tôn giáo có thể huỷ bỏ việc đăng ký với các tổ chức bị phát hiện đang hoạt động với những phương thức hoặc vì mục đích khác với những gì đã nêu khi đăng ký.
KHÓ XÁC ĐỊNH
Việt Nam
Điều 14
Hoạt động tín ngưỡng và tôn giáo phải bảo đảm an toàn nơi công cộng, tiết kiệm, phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc, và bảo vệ môi trường.
Điều 15
Hoạt động tín ngưỡng và tôn giáo bị đình chỉ nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Xâm phạm an ninh quốc gia, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự công cộng hoặc môi trường.
2. Tác động tiêu cực đến đoàn kết toàn dân, hoặc đến truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
Myanmar
4. Các tổ chức sau đây sẽ không cần phải đăng ký để được phép thành lập:
(a) Các tổ chức đã đăng ký và vẫn được đăng ký theo Luật Bảo vệ Đoàn kết Quốc gia, năm 1964;
(b) Các tổ chức chỉ theo đuổi hoạt động tôn giáo;
(Myanmar “Luật liên quan đến thành lập tổ chức”)
Thailand
Mục 5: Để có địa vị pháp lý, người đứng đầu của trung tâm của tôn giáo đó phải nộp hồ sơ hoàn chỉnh lên Bộ Tôn giáo với tài liệu thể hiện:
f. Mục đích và quy trình của tổ chức tôn giáo
g. Quan hệ quốc tế của tổ chức tôn giáo
h. Danh sách tên các lãnh đạo và chức sắc trong bộ máy tổ chức
i. Danh sách các thể nhân tôn giáo cơ sở, các đơn vị tôn giáo, và đoàn truyền giáo
j. Và các tài liệu cụ thể khác mà Bộ Tôn giáo có thể yêu cầu
CÁC QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA TÔN GIÁO
Cambodia
5) Đối với bất cứ sự thành lập hoặc xây dựng nhà thờ, chùa, và nơi thờ tự, và trường học tôn giáo nào, người đứng đầu (chủ sở hữu) phải có các trách nhiệm sau:
§ Đối với Islam giáo: Trước tiên phải có chấp thuận của uỷ ban lãnh đạo cấp cao của Islam giáo, của chính quyền địa phương và các cơ quan hữu quan và phải đệ trình lên Bộ Thờ cúng và Tôn giáo để có sự thanh sát và quyết định theo yêu cầu.
§ Đối với Ki tô giáo: Trước tiên phải có chấp thuận của Hội đồng Ki tô giáo (Giáo hội) (đã được Bộ Thờ cúng và Tôn giáo công nhận và cho phép hoạt động), của chính quyền địa phương và các cơ quan hữu quan và phải đệ trình lên Bộ Thờ cúng và Tôn giáo để có sự thanh sát và quyết định theo yêu cầu.
§ Đối với tôn giáo [có nguồn gốc] Trung quốc: Trước tiên phải có chấp thuận của Hiệp hội (đã được Bộ Thờ cúng và Tôn giáo công nhận và cho phép hoạt động), của chính quyền địa phương và các cơ quan hữu quan và phải đệ trình lên Bộ Thờ cúng và Tôn giáo để có sự thanh sát và quyết định theo yêu cầu.
(Chỉ thị của Cambodia về Quản lý các tôn giáo ngoại nhập)
Việt Nam
Điều 10
Người tham gia hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phải tôn trọng quy định của cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, của lễ hội và hương ước, quy ước của cộng đồng.
Điều 22
1. Việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm và bầu cử chức sắc tôn giáo phải được thực hiện theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo và bảo đảm điều kiện qui định tại Khoản 2 Điều này. Trường hợp có yếu tố nước ngoài phải có sự thoả thuận trước của cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương về tôn giáo.
2. Người được phong phẩm chức, bổ nhiệm, bầu cử hoặc được cử, thăng chức phải đáp ứng các điều kiện sau đây mới được Nhà nước thừa nhận:
a. Là công dân Việt Nam có tư cách đạo đức tốt.
b. Có tinh thần đoàn kết, hoà hợp dân tộc.
c. Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
3. Việc bãi miễn chức sắc tôn giáo được thực hiện theo hiến chương và điều lệ của tổ chức tôn giáo tương ứng.
4. Tổ chức tôn giáo có trách nhiệm đăng ký về người được phong phẩm chức, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và thông báo về việc cách chức, bãi nhiệm chức sắc với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Lào
Điều 8. Các cơ quan hành chính nhà nước và Mặt trận Kiến thiết quốc gia Lào phải được thông báo về những người được lựa chọn, đề cử vào các uỷ ban quản lý hành chính các cấp của mỗi tổ chức tôn giáo đã được đăng ký tại CHDCND Lào.
Điều 9. Sư sãi, ni cô, chức sắc mặc quần áo trắng, ni cô, linh mục, tín đồ hoặc thành viên mỗi tổ chức tôn giáo tại CHDCND Lào được lựa chọn hoặc phong cho bất kì vị trí nào và đồng ý chấp nhận các chức danh, vị trí danh dự ở ngoại quốc cần có sự chấp thuận của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Kiến thiết quốc gia Lào và Mặt trận sẽ trình vấn đề lên cơ quan có thẩm quyền tương ứng để được chấp thuận.
Điều 17 17. Tín đồ mỗi tôn giáo có quyền liên hệ với các tổ chức, cơ quan, cá nhân tôn giáo nước ngoài. Sự liên hệ này phải phù hợp với chính sách đối ngoại, luật và quy định và cần có sự chấp thuận của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Kiến thiết quốc gia Lào.
(Nghị định 92 của Chính phủ Lào)
CÁC ĐIỀU KHOẢN HỒI TỐ
Myanmar
Chương II
Đăng ký xin phép thành lập tổ chức
3. (a) Tổ chức cần xin phép thành lập với Bộ Nội vụ và các Vấn đề Tôn giáo theo các trình tự đã quy định.
(b) Tổ chức đã thành lập cần đăng ký trong vòng 30 ngày kể từ ngày ban hành luật này.
[1]. Đây là bản thảo, khi trích dẫn đề nghị liên hệ tác giả.
*. Giáo sư luật học đại học Susa Young Gates, Trường luật J. Reuben Clark Law School, Đại học Brigham Young University và là Giám đốc Trung Tâm nghiên cứu Quốc tế về Luật và Nghiên cứu Tôn giáo tại đại học Brigham Young. A.B., Harvard College, 1972; J.D. Harvard Law School. Tác giả cám ơn các cá nhân sau đã hỗ trợ về tổ chức và nghiên cứu cho tham luận này: Robert T. Smith, Sean Bailey, Jacob Ong, Suzanne Sittichai, and Karen Taylor. Đặc biệt, tôi cám ơn Karen Taylor, người có chuyên môn về Việt Nam vã đã viết phần mở rộng phân tích về luật pháp liên quan đến tôn giáo.
[2]. Nicholas Knight, UNDERSTANDING AUSTRALIA’S NEIGHBORS 45-47 (Cambridge University Press 2004).
[4]. David Steinberg, Secularism Neutralized in the Malay World, in RELIGION AND RELIGIOSITY IN THE PHILIPPINES AND INDONESIA, 13, 15 (Theodore Friend ed. 2006).
[5]. Knight, supra note 2, tr. 44.
[6]. Knight, supra note 2, tr. 44.
Đã dẫn.
[8]. Steinberg, supra note 4, tr. 15.
[9]. Bradley K. Hawkins, INTRODUCTION TO ASIAN RELIGIONS 145 (Pearson Longman 2004).
[10]. W. Cole Durham, Jr., Perspectives on Religious Librerty: A Comparative Framework, in Johan D. van der Vyver and John Witte, Jr. (eds.), Religious Human Rights in Global Perspective 1-44 (Netherlands: Kluwer Law International, 1996).
[13]. W. Cole Durham, Jr., Religion, Universal Human Rights, and the Ambivalence of the Sacred, in Christopher L. Eisgruber and András Sajó (eds.), Global Justice and the Bulwarks of Localism: Human Rights in Context (Leiden and Boston: Martinus Nijhoff Publishers, 2005).
[14]. Xem: See generally Joanne R. Bauer and Daniel A. Bell, The East Asian Challenge for Human Rights, Cambridge: Cambridge University Press (1999); Ann Elizabeth Mayer, Islam and Human Rights: Tradition and Politics, Boulder, Colorado: Westview Press, 3rd edition (1999).
[15]. Durham, supra note 13, at 201-202.
[16]. Lee MKanwoo, “North Korea and the Weswtern Notion of Human Rights,” in Hsiung, ed., Human Rights in an East Asian Perspective (New York: Paragon House Publishers, 1985) (in Donnelly at 67).
[17]. Matt. 7:12; Luke 6:31. Thậm chí trước khi có Jesus, Hillel đã có được một ý niệm tương tự trong truyền thống Do Thái. Về trang trực tuyến thu thập các tuyên bố tương trong các truyền thống tôn giáo khác nhau, xem http://www.trenton.edu/~gruenfel/goldenrule.html
[18]. “Các con không thể trở thành một tín đồ nếu chưa yêu người anh em của mình như yêu chính mình.” ngạn ngữ Islam giáo, Forty Hadith of an-Nawawi 13.
[19]. So sánh bản thân của một người với người khác trong các ngôn từ như "Ta thế nào họ thế ấy. Họ thế nào ta thế ấy" (Just as I am so are they, just as they are so am I),"một người không nên sát sinh hoặc ép người khác sát sinh," danh ngôn Phật giáo, Sutta Nipata 705.
[20]. Cố gắng đối đãi người khác như mình mong được đối đãi, và con sẽ thấy đây là con đường ngắn nhất dẫn đến cái thiện, lời Khổng Tử, Mencius VII.A.4.
[21]. Đây là điểm cơ bản của Kant trong lí luận về “categorical imperative.” Xem: Immanuel Kant, Groundwork of the Metaphysic of Morals [universalizability formulations]. Về các tài liệu đạo đức khác nhấn mạnh ý tưởng căn bản này, xem: R.M. Hare's Freedom and Reason (Oxford 1963); Harry J. Gensler, Formal Ethics (Routledge, 1996).
[23]. Adopted and opened for signature by United Nations General Assembly Resolution 2200A (XXI) on 16 December 1966; entered into force 23 March 1976. For ratification history, see [[[ Human Rights Law Journal, 30 October 2005, Vol. 26 No. 1-4, at ___.
[24]. “Mọi quốc gia trong khu vực đều đồng lòng với Hiến chương Liên hiệp quốc. Không có quốc gia nào phản đối Tuyên bố Toàn cầu. Bilahari Kausikan, “Asia’s Different Standard,” Foreign Policy vol. 92 (1993), p. 25 (in Steiner and Alston, International Human Rights in Context 539). Myanmar và Singapore chưa phê chuẩn, có lẽ bởi chúng chưa đồng nhất với các tiêu chuẩn. Brunei, Indonesia, và Malaysia, các quốc gia có đa số dân chúng theo Islam giáo, chưa phê chuẩn ICCPR, có thể do những quan ngại rằng điều này có thể buộc họ phải chịu trách nhiệm về những gì không nhất quán với Luật Islam giáo.
[25]. Phát biểu của Đà Lai Lạt Ma tại Hội thảo các Tổ chức phi chính phủ (Non-Governmental Organizations Conference) tổ chức cùng với Hội thảo thế giới của Liên hiệp quốc về Quyền Con người, Vienna, Austria, June 15, 1993.
[26]. Xie Bohua and Niu Lihua, “Review and Comments on the Issue of Human Rights” (unpublished paper presented at JUST International Conference, “Rethinking Human Rights,” Kuala Lumpur, 1994) (in Donnelly at 70).
[27]. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, “Tuyên bố của H. E. Mr. Liu Hiaqui trước Hội thảo thế giới lần 2 về Nhân quyền” (chưa xuất bản, Vienna, Jun 15, 1993) (in Donnelly at 70).
[28]. Ngoài các điều khác, các cuộc họp về Human Dimension được tổ chức theo cách mà các quốc gia tham gia thuộc khối OSCE có thể thảo luận các vấn đề về nhân quyền diễn ra tại các quốc gia khác.
[29]. Việc chuyển sang cách tiếp cận này là cái mà tôi đã gọi ở đâu đó là “cách mạng kiểu Locke trong tự do tôn giáo.” Xem: Durham, supra note 10, 7-12.
[30]. Xem thêm thảo luận ở đây: W. Cole Durham, Jr., Facilitating Freedom of Religion or Belief Through Religious Association Laws, in Tore Lindholm, W. Cole Durham, Jr. and Bahia Tahzib-Lie (eds.), Facilitating Freedom of Religion or Belief: A Deskbook (Leyden: Martinus Nijhoff Publishers, 2004) 321, 322-330.
[31]. Đã dẫn, trang 322-325.
[33]. Đã dẫn, tr. 324-325.
[34]. Về tầm quan trọng của quyền về tự quản tôn giáo, xem Tore Lindholm, W. Cole Durham, Jr. and Bahia Tahzib-Lie, with Nazila Ghanea, Introduction, in Lindholm, Durham, and Tahzib-Lie, supra note 30, at xxxviii-xxxix, and Roland Minnerath, The Right to Autonomy in Religious Affairs, in Lindholm, Durham, and Tahzib-Lie, supra note 30, 291-320.
[35]. Điều 16(c), Tài liệu kết luận của cuộc họp tại Vienna của các đại diện của các quốc gia thành viên về an ninh và hợp tác, thông qua ở Vienna ngày 17 tháng 1 năm 1989.
[36]. Xem tổng quan của các vấn đề này tại Durham, supra note 30, at 330-347.
[37]. Freedom and Democracy Party (ÖZDEP) v. Turkey (ECtHR, App. No. 23885/94, 8 December 1999);
United Communist Party of Turkey v. Turkey (ECtHR, App. No. 19392/92, 30 January 1998);
Sidiropoulos & Others v. Greece (ECtHR, 10 July 1998). Canea Catholic Church v. Greece, 27 EHRR
521 (1999) (ECtHR, App. No. 25528/94, 16 December 1997) (legal personality of the Roman Catholic
Church protected); Hasan and Chaush v. Bulgaria (ECtHR, App. No. 30985/96, 26 October 2000); Metropolitan Church of Bessarabia v. Moldova (ECtHR, App. No. 45701/99, 13 December 2001).
[38]. ECtHR, App. No. 26695/95, 10 July 1998.
[39]. Id., para. 40 (phần in nghiêng do tôi nhấn mạnh). Tòa còn nhấn mạnh thêm ý nghĩa của vị thế thực thể trong trường hơn gần đây Gorzelik chống lại Poland (ECtHR, App. No. 44158/98, 12 December 2001), para. 55, ghi rằng “điểm quan trọng nhất tự do lập hội là công dân nên có quyền tạo một thực thể howpjphaps để hoạt động tập thể trên cơ sở đôi bên cùng lợi. Không có điều này, quyền đó sẽ không có ý nghĩa thực tế.” The Court concluded that the right to association was not violated in Gorzelik, because the organization in question was free to reregister if it dropped certain nonvital features that would otherwise have created problems in the overall structure of Polish election law, but it clearly emphasized the significance of the right at stake.
[40]. ECtHR, App. No. 19392/92, 30 January 1998.
[44]. ECtHR, App. No. 23885/94, 8 December 1999.
[45]. ECtHR, App. No. 30985/96, 26 October 2000.
[50]. ECtHR, App. No. 45701/99, 13 December 2001.
[51]. Đã dẫn., para. 118.
[52]. Đã dẫn. (tác giả nhấn mạnh).
[56]. Refah Partisi chống lại Turkey (ECtHR, App. Nos. 41340/98, 41342/98, 41343/98, 41344/98, 2001), trường hợp Tòa án Châu Âu duy nhất không duy trì quyền đối với một vị thế thực thể, được phân biệt rõ trong đó nó liên quan đến việc giải tán một thực thế (một đảng phái chính trị) mà, theo quan điểm của Tòa án Châu Âu, có mối đe dọa nghiêm trọng đối với các giá trị dân chủ. Xem: Lance Lehnhof, “Freedom of Religious Association: The Right of Religious Organizations to Obtain Legal Entity Status Under the European Convention,” BYU Law Review (2002): 561, 580–88 (minh họa rằng quyết định của Refah không ảnh hưởng quan điểm trước đó của Tòa án Châu Âu và rằng trong các điều kiện bình thường điều 9 và 11 của Công ước Châu Âu (European Convention) ủng hộ quyền có vị trí thực thể đối với các nhóm tôn giáo).
[57]. Do Quang Hung, Recognition of Religious Organizations—A Comparative Approach: The Case of Vietnam (tham luận của tác giả, 2006).
[58]. Id., note 19 và các văn bản đi cùng, trích trong Ban Tôn giáo Chính phủ, các văn bản tài liệu pháp lý của Việt Nam về Tôn giáo và Tín ngưỡng (Hanoi: Religion Publishing House, 2005).
[59]. Về những phát triển quan trọng này, Giáo sư Hưng đã trích từ Ngô Yên Thi, Chính sách Tôn giáo trong các văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 10, Tạp chí Công tác Tôn giáo, tháng 7, 2006).
[60]. Các vấn đề phân tích được mô tả chi tiết hơn trong mục 4 của phần viết của tôi về “Thúc đẩy tự do tôn giáo hay Niềm tin tôn giáo qua luật về hội nhóm tôn giáo,” Durham, supra note 30.
Evolution and Current Context of Religion Laws in Southeast Asia:
A Comparative Perspective([1])
By Prof. W. Cole Durham, Jr.*
I. Introduction: The Cultural Setting
It is a pleasure and an honor for me to participate in this important conference on “Religion and Rule of Law in Southeast Asia.” Southeast Asia is a land of contrast. The landscape making up this region of the world is diverse; rugged mountains line the northern boundaries and form natural borders between nations while lush jungles and great rivers cover the countryside. Rich farmland covers the river deltas and coast line, and beyond the coast, volcanic islands extend this tropical paradise into the Pacific Ocean. The religious and philosophical traditions define the cultural landscape are as diverse—and beautiful—as the landscapes the people inhabit.
All of the major world religions, including Buddhism, Islam, Christianity, are present throughout the region. All of them have a major presence in at least one country, as well as small enclaves and scattered distribution throughout the region.
Buddhism has been influential for over 1500 years, sometimes blending with Daoism and Confucianism, other times mixing with indigenous religions, but always maintaining its own identity, and ultimately becoming dominant in Burma, Laos and Thailand.[2] Christianity first arrived in Asia shortly after Buddhism when the first Christian missionaries arrived in China during the seventh century.[3] While Christianity never flourished in China, it did become the dominant and influential religion in the Philippines[4] and has a strong presence in South Korea as well, with smaller populations in Vietnam and Indonesia.[5] Islam arrived at a later period, not showing up until around the thirteenth century, but it quickly became influential and is now the dominant religion in Indonesia, Malaysia, and Brunei, with significant population centers in Thailand and the Philippines.[6] While Indonesia has the most significant Muslim population at 88%,[7] and has the largest Muslim population of any country on earth, it is not an Islamic state. In fact, across Indonesia there are as many different ways of practicing Islam as there are Indonesian sub-cultures.[8] The rugged and isolating nature of the Southeast Asian landscape has allowed each individual civilization to develop on its own, creating traditions and customs that are unique and closely held.[9] Throughout Southeast Asia, the people have held on to their culture and traditional beliefs and have only supplemented them with the outside influences they chose to adopt. By doing so, Southeast Asia has maintained its identity and cultural richness, and has been a significant contributor to the diverse tapestry of global civilization.
II. Asian Culture and the Right to Freedom of Religion or Belief
Freedom of religion or belief is the oldest of the internationally recognized human rights,[10] and in many respects is the grandparent of all the others, although it has become a somewhat neglected grandparent in our secular times.[11] In recent times, however, many voices have questioned the universality of human rights in general,[12] and of freedom of religion or belief in particular.[13] This has become an important refrain in Asia,[14] where memories of imperialism are strong, and where the antiquity and sophistication of local religious and philosophical traditions provides a particularly strong basis that there can be alternatives to Western viewpoints. My own view is that the answer to the question of whether human rights are universal lies somewhere between the abstract claim that human rights are universal and thus the same for all on the one hand, and the claim that it is vital to defer to local values on the other. In my view, freedom rights have the unique structural feature of being universal precisely in their recognition of particular conscientious difference. That is, freedom norms in general, and religious freedom norms in particular, are legal constructs that assure universal respect for the particular, thereby mediating universal and particular.[15] It is not possible to canvas the rich debate on these issues here. But because the final section of my paper will provide a comparative analysis of laws dealing with religion and religious organizations from the vantage point of the emerging international of freedom of religion or belief, I want to state briefly why I believe that arguments that appeal to “Asian values” as an argument against protecting widely recognized religious rights are unpersuasive. Certainly, as Vietnam seeks to enter the World Trade Organization and to bring its practices in the religion area into harmony with international standards, it needs to be wary of such arguments.
The first point to make is that Asian tradition and Asian voices have long supported the right to freedom of religion or belief, though they have often articulated this idea using the language of “duty” rather than “rights.”[16] Every major world religion recognizes a version of the principle that human beings should treat others in the same way they would like to be treated. Whether formulated as a maxim of Christianity,[17] Islam,[18] Buddhism,[19] Confucianism,[20] or secular ethics,[21] this idea is not “Western,” but appears on reflection to be a necessary supposition of ethical thinking and ethical life. An obvious implication of this principle is that one should not persecute, discriminate against, or otherwise restrict the freedom of another person or group on grounds of religion or belief except on the basis of principles that one would be willing to apply to oneself or a belief-group to which one adheres. This basic principle lies behind the rule of law, the basic principle of which is that no one should be above the law and everyone should be subject to the same law. The notion of respect for human dignity, either explicitly or implicitly, can be discerned in core teachings of all of the world’s great religions and ethical traditions. Significantly, some of the key drafters of the Universal Declaration of Human Rights were from Asia, were steeped in Asian thought and traditions, and brought that perspective to bear in formulating universal human rights principles.[22] Vietnam and all of its immediate neighbors except Laos have ratified the International Covenant on Civil and Political Rights (“ICCPR”),[23] which contains the key international language on freedom of religion or belief.[24] Human rights are consistent with Asian values, and protect its citizens.
All too often, it is “authoritarian and totalitarian regimes who are opposed to the universality of human rights,”[25] not the persons whose rights are being violated. Those who make the argument that “sovereignty is the foundation and basic guarantee of human rights”[26] need to remember the sad experience of our country, in which “states’ rights” was the mantra invoked to defend slavery. Of course, “the rights of each country to formulate its own policies on human rights protection in light of its own conditions should be … respected and guaranteed.”[27] But this does not mean we cannot talk to each other about ways that human rights problems can and should be solved, even if this involves engaging in constructive criticism from time to time. The nations of the Organization for Security and Cooperation in Europe have institutionalized the process of confronting each other about human rights violations,[28] recognizing that sometimes outside pressure can be healthy in solving such problems. Leaving the problems unsolved can allow bad situations to fester and explode, threatening the security of both the state involved and the region. Moreover, it is important to remember that the fact the a state may have the right to resolve its own problems does not imply that it is right to leave the problem unresolved, or that the claim to have the problem solved is not a human rights claim.
Another set of arguments justifies compromise of human rights as a necessary trade-off to further some other value. Thus, rights should be sacrificed because they need to be infringed in the interests of rapid development, or for security. Whatever their general status, these arguments seem particularly problematic when it comes to religious rights. Of course, there are a narrowly defined set of situations, contemplated by the international instruments themselves, when it is appropriate to limit the freedom of religion or belief. But sacrificing those rights in other contexts interferes with what are for most citizens the well-springs of good citizenship, the source of altruism, and deep motivation for fulfilling one’s ethical duties. When people feel their dignity is respected, they are much more likely to contribute to development, and there is no resource for development greater than a non-alienated citizenry. Recent years have taught us that security measures are sometimes necessary, but they have also taught us that there is no long-range solution to the problem of security that does not include respect for the religious beliefs of a nations citizens. Citizens who believe their religion is under attack are one of the greatest sources of instability and violence that we know.
International protection of religious freedom as we know it today emerged first in response to problems of religious divisiveness that led to warfare, persecution, violence, and social disintegration. It was a technique first applied in the West, but the underlying problem is universal: deep and often unresolvable differences of belief. There are basically two strategies for dealing with this problem: One can attempt to eliminate the differences, by suppressing the divergent beliefs. This leads to pressures for homogeneous societies and to marginalization and persecution of dissenters. Or one can resolve to tolerate and even respect as broad a spectrum of difference as can be harmonized with a stable society. Two centuries ago, no nation state had attempted to operate using the second strategy. When the American framers decided to attempt this approach, it was experimental. But from our vantage point in history, we know that this strategy works. There remain hard cases where state sanctions must be used to restrain those who abuse their liberty to threaten the liberty and peace of everyone else. Implementing the strategy takes wisdom and understanding of local realities. But in general, the experience of a steadily growing number of nations has shown that respecting divergent beliefs does far more for building stability than repressing them ever can.[29] In the last analysis commitment to building harmony through respect coincides with much that is deepest and most universal about Asian culture.
III. The Right of Religious Associations to Legal Entity Status
The foregoing principles have very practical implications in the domain of laws governing religious associations. A country’s law and practice regarding the law governing religious entities constitutes a crucial test of its performance in facilitating freedom of religion or belief. This may seem surprising, since religious association law is scarcely the most dramatic field in the protection of religious freedom rights. But on closer reflection, the law governing the creation, recognition and registration of appropriate legal entities is vital for the life of most religious communities in a modern legal setting. Most groups desire to register and obtain recognition, because it is only in this way that they can attain juristic personality. And while the precise set of rights that is associated with such status varies from legal system to legal system, and within each system, depending on the particular type of legal entity or status involved. But at a minimum, the contemporary world, it is extremely difficult without entity status for a group to engage in the most rudimentary legal acts—e.g., opening a bank account, renting or acquiring property for a place of worship or for other religious uses, entering into contracts, to sue and be sued, and so forth.[30] Legal entity status is vital because, as a practical matter, a religious organization of any appreciable magnitude cannot operate effectively and efficiently without such status. A contemporary religious community needs to interact with the secular legal order in countless ways in order to carry out its affairs.[31] Countless examples could be provided,[32] but the general point is that it is extremely difficult as a practical matter to carry out the full range of a group’s legitimate religious activities without access to legal entity status. Denial of such status constitutes a severe burden and limitation both on a belief community’s right to freedom of religion or belief as a collectivity, and on the rights of its individual believers, particularly those of the leaders of a religious group.[33] The fundamental right of a religious community to religious autonomy and self-determination is impaired if entity status is denied or limited.[34]
Not surprisingly then, there is extensive authority to the effect that denial of access to legal entity status constitutes a violation of human rights, including both the right to freedom of association and the right to freedom of religion or belief. It will be helpful to spell this out in some detail to provide a basis for the final section of this paper, which will examine religious association laws of Southeast Asia from the standpoint of compliance with this fundamental right. Significantly, legal systems have substantial flexibility, reflecting their cultural and religious history and their religious demography, in structuring the grant of this status. In OSCE countries, the right has been formulated as follows: “participating states will . . . grant upon their request to communities of believers, practising or prepared to practise their faith within the constitutional framework of their states, recognition of the status provided for them in their respective countries.”[35] The wording is somewhat vague because the large range of legal devices that states can and have used to make this right effective.[36] A major line of decisions of the European Court of Human Rights over the past decade has held that freedom of association and freedom of religion entail a right to acquire legal entity status. As a result of these cases, many of which have involved Turkey, the right to legal entity status is now firmly entrenched in international human rights law, particularly as interpreted by the European Court of Human Rights in Strasbourg.[37]
In Sidiropoulos v. Greece,[38] the Court held that denial of legal entity status to a Macedonian cultural association by a Greek court violated freedom of association rights under article 11 of the ECHR. In explaining its decision, the Court stated categorically:
That citizens should be able to form a legal entity in order to act collectively in a field of mutual interest is one of the most important aspects of the right to freedom of association, without which the right would be deprived of any meaning. The way in which national legislation enshrines this freedom and its practical application by the authorities reveal the state of democracy in the country concerned. Certainly States have a right to satisfy themselves that an association’s aim and activities are in conformity with the rules laid down in legislation, but they must do so in a manner compatible with their obligations under the Convention and subject to review by the Convention institutions.[39]
Where Sidiropoulos involved the right to form an association, United Communist Party of Turkey v. Turkey[40]247 addressed the issue of dissolution of a political party. In that case the party was dissolved almost immediately after it was formed. The Court rejected the argument that association rights did not extend beyond formation, holding that freedom of association.
Would be largely theoretical and illusory if it were limited to the founding of an association, since the national authorities could immediately disband the association without having to comply with the Convention. It follows that the protection afforded by Article 11 lasts for an association’s entire life and that dissolution of an association by a country’s authorities must accordingly satisfy the requirements of paragraph 2 of that provision.[41]
The Court went on to hold that there was no evidence that the party bore any responsibility for terrorist activity or that either its program or its activities threatened to destroy rights protected by the ECHR.[42] Accordingly, the Court concluded that “a measure as drastic as the immediate and permanent dissolution of [a political party] . . . is disproportionate to the aim pursued and consequently unnecessary in a democratic society.”[43] Thus, a violation of article 11 occurred. The Court reached essentially the same conclusion in Freedom and Democracy Party v. Turkey.[44]
This reasoning was extended into the religious domain with the European Court’s decision in Hasan and Chaush v. Bulgaria.[45] In that case, the Bulgarian department of religious affairs refused to grant official status to a Muslim mufti that led a rival faction to the Muslim group that had been officially registered. The Court analyzed the issue of the right to entity status as follows:
The Court recalls that religious communities traditionally and universally exist in the form of organised structures. They abide by rules which are often seen by followers as being of a divine origin. Religious ceremonies have their meaning and sacred value for the believers if they have been conducted by ministers empowered for that purpose in compliance with these rules. The personality of the religious ministers is undoubtedly of importance to every member of the community. Participation in the life of the community is thus a manifestation of one’s religion, protected by Article 9 of the Convention.
Where the organisation of the religious community is at issue, Article 9 must be interpreted in the light of Article 11 of the Convention which safeguards associative life against unjustified State interference. Seen in this perspective, the believer’s right to freedom of religion encompasses the expectation that the community will be allowed to function peacefully free from arbitrary State intervention. Indeed, the autonomous existence of religious communities is indispensable for pluralism in a democratic society and is thus an issue at the very heart of the protection which Article 9 affords. It directly concerns not only the organisation of the community as such but also the effective enjoyment of the right to freedom of religion by all its active members. Were the organisational life of the community not protected by Article 9 of the Convention, all other aspects of the individual’s freedom of religion would become vulnerable.[46]
The Court’s insistence that “Article 9 must be interpreted in the light of the protection afforded by Article 11”[47] recognizes that the protections that have been worked out in the article 11 context should be carried over to the article 9 context and given full effect, while maintaining sensitivity to the religious context and the substance of religious freedom rights. In the setting of religious organizational issues, associational freedom protection translates into a concern for religious autonomy, which is both “indispensable for pluralism in a democratic society” and “at the very heart of the protection which Article 9 affords.”[48] In effect, article 11 concerns are absorbed into and recognized as part of article 9 protections, where they protect both the collective and the individual dimensions of freedom of religion or belief. If the organizational issues were left unprotected, “all other aspects of the individual’s freedom of religion would become vulnerable.”[49] Thus, the right to entity status initially identified under article 11 applies a fortiori in the article 9 setting.
This conclusion was further solidified in Metropolitan Church of Bessarabia v. Moldova.[50] There the Court repeated the formula requiring that article 9 be interpreted in light of article 11, but this time did so in the context of directly addressing the right to register and acquire entity status.[51] That case involved a sub-grouping within the Orthodox religious community (the Metropolitan Church of Bessarabia) that preferred to affiliate with the Romanian Orthodox Church instead of the Moscow Patriarchate. The political authorities in Moldova favored the Metropolitan Church of Moldova, which is subservient to the Moscow Patriarchate, and repeatedly refused to grant entity status to the Bessarabian Church. In reaching the conclusion that the right to entity status initially recognized under article 11 is also an inherent aspect of the right to freedom of religion or belief, the Court reasoned as follows: since religious communities traditionally exist in the form of organised structures, Article 9 must be interpreted in the light of Article 11 of the Convention, which safeguards associative life against unjustified State interference. Seen In that perspective, the right of believers to freedom of religion, which includes the right to manifest one’s religion in community with others, encompasses the expectation that believers will be allowed to associate freely, without arbitrary State intervention. Indeed, the autonomous existence of religious communities is indispensable for pluralism in a democratic society and is thus an issue at the very heart of the protection which Article 9 affords.[52]273
The Court also noted in this connection the importance of legal entity status as a vehicle for defending a religious community’s rights in legal proceedings:
One of the means of exercising the right to manifest one’s religion, especially for a religious community, in its collective dimension, is the possibility of ensuring judicial protection of the community, its members and its assets, so that Article 9 must be seen not only in the light of Article 11, but also in the light of Article 6 [access to tribunals].[53]
Since it is well understood that this right to sue and be sued is a typical feature of legal entity status, this passage in effect recognizes the need both for the legal framework through which legal entity status is acquired, and a viable judicial enforcement setting. The Court expanded further on this point in the course of applying these principles to the facts of the Bessarabian Church case. Specifically, the Court found that
in the absence of recognition the applicant church may neither organise itself nor operate. Lacking legal personality, it cannot bring legal proceedings to protect its assets, which are indispensable for worship, while its members cannot meet to carry on religious activities without contravening the legislation on religious denominations.[54]
In the Court’s view, granting of legal entity status was important in the Moldovan case both as a matter of principle, to vindicate freedom of religion and association, and as a practical matter, because the Bessarabian Church had in fact had great difficulty in defending its rights without entity status.[55]
In short, it is now well established that religious communities have a right to legal entity status that is grounded in both freedom of religion and freedom of association norms. In responding to this right, states need to provide a legal framework which will facilitate access to acquiring such status, and to grant the status when requested by religious groups that do not constitute a threat to the constitutional order.[56]
IV. The Right to Legal Entity Status in Southeast Asia
Other participants in this conference have provided an excellent overview of the law of religious associations in Southeast Asia. I have benefited particularly from the paper by Prof. Do Quang Hung, which I was able to review in advance of the conference.[57] Professor Do’s paper shows how different approaches to structuring registration and recognition of religious organization reflect differing models for structuring the relationship between religion and the state. It notes in particular how Vietnam’s recent Ordinance on Belief and Religion promulgated by the President of the Socialist Republic of Vietnam, and Instruction No. 1 of the Prime Minister on some tasks regarding Protestantism of February 4, 2005[58] mark the opening of a new stage in Vietnamese religious legislation. This stage is characterized by the “recognition of the juridical person status of ‘minor religious groups,’ those ‘other religions’ that the secular state should ‘respect’.”[59] In this section, my aim is not to elucidate the structures that have emerged that constitute the complex of relations between religion and states in Southeast Asian countries. I am leaving that to those at the conference whose local knowledge of the institutions is much greater than mine. My aim instead is to examine areas in which various features of these legal regimes create problems from the perspective of facilitating freedom of religious institutions and the freedom of religion of their individual members. This analysis is based on analysis of recurrent problems faced by religious organizations in other parts of the world. The aim is thus not to take a negative view of Southeast Asian legal institutions, but to share awareness of recurrent problems faced in many parts of the world, and to point to possible reform. One of the very positive things about law in this area is that it is an area in which significant reform is possible, as demonstrated by the new developments in Vietnam.
In this section, I proceed in a fashion that is not as polished as I would like, but which may be more efficient in sharing my research thus far. In what follows, I describe briefly a series of recurring problems that have been encountered with religious association laws in other parts of the world,[60] and then I provide relevant extracts from religion laws of Southeast Asian countries. My hope is that I will be able to learn more about the cultural context and actual operation of these provisions at the conference, allowing a more thorough and sensitive comparative analysis of the provisions in the final version of this paper.
Recurrent Problems with Religion Laws
A. Mandatory Registration Laws
Brunei
Religious organizations other than those specifically mentioned in the Constitution are required to register with the Government, as are commercial and nonreligious organizations, under the Societies Act. An organization that fails to register can face charges of unlawful assembly, and its members can be arrested and imprisoned, as well as incur financial penalties.
While the country has several Chinese temples, only one, in the capital, is registered officially. The other temples have not faced charges for failing to register, but they are not allowed to organize functions and celebrations.
(International Religious Freedom Report)
Cambodia
1) Churches, Suravs, places of worship, and religious schools which are not authorized must complete a registration application at Ministry of Cults and Religion.
(Cambodia Directive on Management of Outside Religions)
Laos
Article 6. Individuals and religious organizations in the Lao PDR shall provide and be authenticated by the following documents:
Organizations of each religion shall establish a register;
Monks, novices, clergymen in white clothes and nuns shall have an identity card;
Organization members, priests and religious teachers shall be provided and put on a specific inventory.
Article 7. Any religion in the Lao PDR intending to be registered and to establish its organizations shall provide a comprehensive set of documents required by regulations and submit them to them to the Central Committee of the Lao Front for National Construction through the concerned local administrative authorities. Regulations related to the registration and composition of organizations are provided separately by the Central Committee of the Lao Front for National Construction.
(Laos Governmental Decree 92)
Perhaps the most important restriction is the requirement that religious organisations register with the government. However, interestingly, the decree does not specify the consequences, if any, for groups that choose not to register.
(Forum 18 Article: “Laos: The Disturbing Prospect for Religious Freedom”)
Myanmar
Chapter II
Applying for permission to form organizations
3. (a) Organizations shall apply for permission to form to the Ministry of Home and Religious Affairs according to the prescribed procedure.
(b) Organizations that have already been formed shall apply within thirty days from the promulgation of this Law.
(c) Organizations that are not permitted shall not form or continue to exist and pursue activities.
(Myanmar “Law Relating to Forming of Organizations”)
__________________
Virtually all organizations, religious or otherwise, must be registered with the Government. A government directive exempts "genuine" religious organizations from registration; however, in practice only registered organizations can buy or sell property or open bank accounts; these requirements lead most religious organizations to register. Religious organizations register with the Ministry of Home Affairs with the endorsement of the Ministry for Religious Affairs. The Government also provides some utility services, such as electricity, at preferential rates to recognized religious organizations. (International Religious Freedom Report, 2004)
___________________
The military authorities retain tight control over all religious activity. "If a church is not registered it is illegal," one Protestant leader reported after being warned by police intelligence not to hold unapproved worship services. "I was also warned that working with foreigners or inviting foreigners to preach in the church is likewise illegal." (Forum 18 article)
Philippines
The law requires organized religions to register with the Securities and Exchange Commission (SEC) and with the Bureau of Internal Revenue (BIR) to establish their tax-exempt status. For SEC registration, religious groups must submit their articles of faith and existing bylaws. The law does not specify penalties for failure to register with the SEC. To be registered as a nonstock, nonprofit organization, they must meet the basic requirements for corporate registration and must request tax exemption from the BIR law division. Older religious corporations are required to submit a 5-year financial statement, while new groups are given a 3-year provisional tax exemption. Established nonstock, nonprofit organizations may be fined for late filing of registration with the BIR and nonsubmission of registration datasheets and financial statements. There were no reports of discrimination in the registration system during the period covered by this report. (International Religious Freedom Report, 2004)
Thailand
Section 5: To obtain legal status, the head of that religion’s center must submit a file with the Department of Religious Affairs complete with documentation showing:
a. The aims and procedures of the religious organization
b. The international ties of the organization
c. A list of the names of directors and officials in the organization’s hierarchy
d. A list of local religious entities, religious units, and missions
e. Other particulars that the Department of Religious Affairs may request
When the Head (Secretary) of the Department of Religious Affairs has approved the organization, the Department will issue a declaration of good standing.
(Department of Religious Affairs Regulation, 1969)
Vietnam
CH. III: Religious organizations and their activities, Article 16
1. An organization shall be recognized as a religious organization if it meets all of the following conditions:
a. It is an organization of people with the same belief, who follow religious tenets and rites that do not go against the nation's fine traditions and customs, and the common benefit of the people.
b. It has a charter and regulations outlining principles, objectives and activities favoring attachment to the nation and not contrary to the provisions of the law.
c. It registers its activities and maintains long-term, stable operations.
d. It has an office, an organization and legal representatives.
e. It has a name that is not identical to name of another religious organization already recognized by the competent State management agency.
(Vietnam Ordinance of the Standing Committee of the National Assembly, 2004)
Minimum Membership Requirements
Cambodia
Under the provisions of the Religious Organizations Act, the RAD recognizes a new religion if a national census shows that it has at least 5,000 adherents, has a uniquely recognizable theology, and is not politically active. (International Religious Freedom Report, 2004)
Thailand
Section 4: For the Department of Religious Affairs to formally recognize a religious organization the following important principles must be considered:
a. The religious tenets must be different from other religious organizations
b. The number of adherents to the religion must not be fewer than 5,000
c. The doctrines and procedures for teaching must not contradict the government and laws of the Kingdom of Thailand
d. The religious affairs must not have hidden political agendas or other objectives
(Department of Religious Affairs Regulation)
Minimum Duration Requirements
None that I could find in the laws I searched in for these countries
Other Excessively Burdensome Requirements for Acquiring Entity Status
Cambodia
A religious organization also must be accepted into an officially recognized ecclesiastical group before the RAD will grant registration. During the period covered by this report, there were five such groups: the Buddhist community, the Muslim community, the Brahmin-Hindu community, the Sikh community, and the Catholic community--which includes four Protestant sub-groups.
However, since 1984 the Government has maintained a policy of not recognizing any new religious faiths. In practice unregistered religious organizations operate freely, and the Government's policy of not recognizing any new religious faiths has not restricted the activities of unregistered religious groups.
(International Religious Freedom Report, 2004)
Vietnam
Article 16
1. An organization shall be recognized as a religious organization if it meets all of the following conditions:
a. It is an organization of people with the same belief, who follow religious tenets and rites that do not go against the nation's fine traditions and customs, and the common benefit of the people.
b. It has a charter and regulations outlining principles, objectives and activities favoring attachment to the nation and not contrary to the provisions of the law.
c. It registers its activities and maintains long-term, stable operations. (vague)
d. It has an office, an organization and legal representatives.
e. It has a name that is not identical to name of another religious organization already recognized by the competent State management agency.
2. The level of authorization required regarding recognition of religious organizations.
a. The Prime Minister must recognize religious organizations with activities covering multiple provinces or centrally run cities.
b. The Chairman of city or provincial People's Committees must recognize religious organizations with activities primarily centered in a single province or a centrally run city.
Excessive Governmental Discretion
Vietnam
Article 11
2. Religious activities beyond those mentioned in clause 1 of this Article, require the consent of the People's Committee at the district or city level (hereinafter referred to as People's Committee at the district level) where the activities take place.
Article 12
1. A person in charge of a local religious organization has the responsibility to annually register the religious activities which will take place at that religious establishment with the People's Committee at the commune, precinct, and city level (hereinafter is referred to as the People's Committee at the commune level); activities beyond those which have been registered shall require the consent of competent State agencies.
2. The authority to approve the organization of a religious festival is regulated by the Government.
Article 17
1. Religious organizations are entitled to be established, to divide or split, or merge their subordinate organizations in accordance with the organizations' charters and regulations.
2. The establishment, division and merger of religious organizations must be approved upon by the People's Committees at the provincial or centrally governed city level (hereinafter is referred to the People's Committee at the provincial level.)
3. The establishment, division or merger of religious organizations that do not fall into the stipulations of clause 2 of this Article must be approved by the Prime Minister.
Laos
Article 10. The Central Committee of the Lao Front for National Construction has the right to manage, promote theology and give instructions, report to, give opinions on or submit to administrative authorities of each level concerning the activities of each religion in order that such activities in conformity with its own principles and with laws and regulations of the Lao PDR.
Article 20. Religious organizations and individuals in the Lao PDR intending to request or accept assistance from foreign religious agencies, believers or from international organizations, or intending to give assistance to other religious individuals or organizations, must seek approval from the Central Committee of the Lao Front for National Construction. Every handover of properties for assistance shall be undertaken in the presence or representatives of concerned Lao Front for National Construction and of the local administrative authority.
(Laos Governmental Decree 92)
Myanmar
Chapter V
General Provisions
8. The Ministry of Home and Religious Affairs may cancel the registration of those organizations that are found to be acting in ways or for an objective that are different from those at the time of registration.
Vagueness
Vietnam
Article 14
Religious belief and religion activities must ensure public safety, be economical, be in keeping with national traditions and cultural identity, and protect the environment.
Article 15
Religious belief and religion activities will be suspended under any one of the following circumstances:
1. They violate national security or seriously and negatively affect public order or the environment.
2. They negatively affect the unity of the people or the nation's fine cultural traditions.
Myanmar
4. The following organizations do not require to apply for permission to form:
(a) Organizations that are registered and remain so registered under the Protection of National Unity Law, 1964;
(b) Organizations that pursue religious activities only;
(Myanmar “Law Relating to Forming of Organizations”)
Thailand
Section 5: To obtain legal status, the head of that religion’s center must submit a file with the Department of Religious Affairs complete with documentation showing:
f. The aims and procedures of the religious organization
g. The international ties of the organization
h. A list of the names of directors and officials in the organization’s hierarchy
i. A list of local religious entities, religious units, and missions
j. Other particulars that the Department of Religious Affairs may request
Intervention in Internal Religious Affairs
Cambodia
5) Any establishment or construction of new churches, Suravs, places of worship, and religious schools the head (owner) shall have duties as below:
§ For Islam: Shall first have approval from the high Islam leadership committee, the Local Authority and concerned institution, and then submit to the Ministry of Cults and Religion for inspection and to be decided upon request.
§ For Christianity: Shall first have approval from the Christian (Church) Council (Which is recognized and authorized by the Ministry of Cults and Religion) the Local Authority and concerned institution, and then submit to the Ministry of Cults and Religion for inspection and to be decided upon request.
§ For Chinese Religion: Shall first have approval from the Association (Which is recognized as authorized by the Ministry of Cults and Religion) the Local Authority and concerned institution, and then submit to the Ministry of Cults and Religion for inspection and to be decided upon request.
(Cambodia Directive on Management of Outside Religions)
Vietnam
Article 10
People who take part in religious belief and religion activities must obey regulations set by the places of religious belief and religious organization, and also obey other regulations agreed upon by the community.
Article 22
1. The bestowal of religious titles and the appointment, nomination and election of religious dignitaries and people of religious vocation shall be conducted according to charters and regulations of the religious organizations and must meet conditions mentioned at clause 2 of this Article. In cases where a foreign connection is involved, agreement in advance must be obtained from the central State religious management agency.
2. Persons who receive ordination, nomination or election or other appointments or promotions to religious offices must meet the following conditions in order to be able to be recognized by the State.
a. Be a Vietnamese citizen with good moral conduct.
b. Possess the spirit of national unity and national harmony.
c. Scrupulously observe the law.
3. The dismissal of religious dignitaries shall be according to the charters and regulations of the respective religious organizations.
4. Religious organizations have the responsibility to register the appointment, election, and nomination of religious dignitaries and those of religious vocation with the competent State management agency as well as to notify the competent State management agency of the dismissal of religious dignitaries.
Laos
Article 8. Staff which will be selected or nominated to the administrative committee of various levels of each religion which has been duly registered in the Lao PDR shall be known to the administrative authorities and the Lao Front for National Construction.
Article 9. Monks, novices, clergymen in white clothes, nuns, priests, believers or organization members of each religion in Lao PDR who will be selected or granted any status, and who will accept ant title or honorific distinction from a foreign country, shall seek approval from the Central Committee of the Lao Front for National Construction, which will submit the matter to the relevant competent organ for approval.
Article 17. Believers of each religion have the right to communicate with foreign organizations, religious agencies, believers and individuals. These communications shall be in conformity with foreign policy, laws and regulations and shall be approved by the Central Committee of the Lao Front for National Construction.
(Laos Governmental Decree 92)
Retroactive Provisions
Myanmar
Chapter II
Applying for permission to form organizations
3. (a) Organizations shall apply for permission to form to the Ministry of Home and Religious Affairs according to the prescribed procedure.
(b) Organizations that have already been formed shall apply within thirty days from the promulgation of this Law.
[1]. This Paper is a Draft Only. Comments Appreciated.
Please Do Not Copy or Quote Without Permission © 2006, by W. Cole Durham, Jr.
* Susa Young Gates University Professor of Law, J. Reuben Clark Law School, Brigham Young University and Director, International Center for Law and Religion Studies at BYU. A.B., Harvard College, 1972; J.D. Harvard Law School. The author wishes to thank the following individuals who have provided organizational and research assistance with respect to this paper: Robert T. Smith, Sean Bailey, Jacob Ong, Suzanne Sittichai, and Karen Taylor. I am especially indebted to Karen Taylor, who has taken special interest in Vietnam and has written an extended analysis of Vietnamese legislation dealing with religion.
[2] Nicholas Knight, UNDERSTANDING AUSTRALIA’S NEIGHBORS 45-47 (Cambridge University Press 2004).
[4] David Steinberg, Secularism Neutralized in the Malay World, in RELIGION AND RELIGIOSITY IN THE PHILIPPINES AND INDONESIA, 13, 15 (Theodore Friend ed. 2006).
[6] Knight, supra note 2, at 44.
[8] Steinberg, supra note 4, at 15.
[9] Bradley K. Hawkins, INTRODUCTION TO ASIAN RELIGIONS 145 (Pearson Longman 2004).
[10] W. Cole Durham, Jr., Perspectives on Religious Librerty: A Comparative Framework, in Johan D. van der Vyver and John Witte, Jr. (eds.), Religious Human Rights in Global Perspective 1-44 (Netherlands: Kluwer Law International, 1996).
[13] W. Cole Durham, Jr., Religion, Universal Human Rights, and the Ambivalence of the Sacred, in Christopher L. Eisgruber and András Sajó (eds.), Global Justice and the Bulwarks of Localism: Human Rights in Context (Leiden and Boston: Martinus Nijhoff Publishers, 2005).
[14] See generally Joanne R. Bauer and Daniel A. Bell, The East Asian Challenge for Human Rights, Cambridge: Cambridge University Press (1999); Ann Elizabeth Mayer, Islam and Human Rights: Tradition and Politics, Boulder, Colorado: Westview Press, 3rd edition (1999).
[15] Durham, supra note 13, at 201-202.
[16] Lee MKanwoo, “North Korea and the Weswtern Notion of Human Rights,” in Hsiung, ed., Human Rights in an East Asian Perspective (New York: Paragon House Publishers, 1985) (in Donnelly at 67).
[18] “Not one of you is a believer until he loves for his brother what he loves for himself.” Islamic Proverb, Forty Hadith of an-Nawawi 13.
[19] Comparing oneself to others in such terms as "Just as I am so are they, just as they are so am I," he should neither kill nor cause others to kill." Buddhist Proverb, Sutta Nipata 705.
[20]. Try your best to treat others as you would wish to be treated yourself, and you will find that this is the shortest way to benevolence. --Confucian Proverb, Mencius VII.A.4.
[21]. This is the gravamen of Kant’s “categorical imperative.” See, e.g., Immanuel Kant, Groundwork of the Metaphysic of Morals [universalizability formulations]. For other ethical works that emphasize this fundamental idea, see R.M. Hare's Freedom and Reason (Oxford 1963); Harry J. Gensler, Formal Ethics (Routledge, 1996).
[23] Adopted and opened for signature by United Nations General Assembly Resolution 2200A (XXI) on 16 December 1966; entered into force 23 March 1976. For ratification history, see [[[ Human Rights Law Journal, 30 October 2005, Vol. 26 No. 1-4, at ___.
[24] “All the countries of the region are of the region are party to the U.N. Charter. None has rejected the Universal Declaration.” Bilahari Kausikan, “Asia’s Different Standard,” Foreign Policy vol. 92 (1993), p. 25 (in Steiner and Alston, International Human Rights in Context 539). Myanmar and Singapore have not ratified, presumably because they do not comply with the standards. . Brunei, Indonesia, and Malaysia, the predominantly Muslim countries in the region, have not ratified the ICCPR, likely due to concerns that this might obligate them to take on responsibilities inconsistent with Muslim law.
[25] Speech of the Dalai Lama at the Non-Governmental Organizations Conference held in conjunction with the United Nations World Conference on Human Rights, Vienna, Austria, June 15, 1993.
[26] Xie Bohua and Niu Lihua, “Review and Comments on the Issue of Human Rights” (unpublished paper presented at JUST International Conference, “Rethinking Human Rights,” Kuala Lumpur, 1994) (in Donnelly at 70).
[27] People’s Republic of China, “Statement by H. E. Mr. Liu Hiaqui to the Second World Conference on Human Rights” (unpublished, Vienna, Jun 15, 1993) (in Donnelly at 70).
[28] Among other things, annual Human Dimension meetings are held in which participating states in the OSCE can discuss human rights problems occurring in other countries.
[29] The shift to this approach is what I have elsewhere termed “the Lockean revolution in religious liberty.” See Durham, supra note 10, 7-12.
[30] For more detailed discussion of these issues, see W. Cole Durham, Jr., Facilitating Freedom of Religion or Belief Through Religious Association Laws, in Tore Lindholm, W. Cole Durham, Jr. and Bahia Tahzib-Lie (eds.), Facilitating Freedom of Religion or Belief: A Deskbook (Leyden: Martinus Nijhoff Publishers, 2004) 321, 322-330.
[34] On the importance of the right to religious autonomy, see Tore Lindholm, W. Cole Durham, Jr. and Bahia Tahzib-Lie, with Nazila Ghanea, Introduction, in Lindholm, Durham, and Tahzib-Lie, supra note 30, at xxxviii-xxxix, and Roland Minnerath, The Right to Autonomy in Religious Affairs, in Lindholm, Durham, and Tahzib-Lie, supra note 30, 291-320.
[35] Principle 16(c), Concluding Document of the Vienna Meeting of Representatives of the Participating States of the Conference on Security and Cooperation in Europe, adopted in Vienna on 17 January 1989.
[36] An overview of these devices is provided in Durham, supra note 30, at 330-347.
[37] Freedom and Democracy Party (ÖZDEP) v. Turkey (ECtHR, App. No. 23885/94, 8 December 1999);
United Communist Party of Turkey v. Turkey (ECtHR, App. No. 19392/92, 30 January 1998);
Sidiropoulos & Others v. Greece (ECtHR, 10 July 1998). Canea Catholic Church v. Greece, 27 EHRR
521 (1999) (ECtHR, App. No. 25528/94, 16 December 1997) (legal personality of the Roman Catholic
Church protected); Hasan and Chaush v. Bulgaria (ECtHR, App. No. 30985/96, 26 October 2000); Metropolitan Church of Bessarabia v. Moldova (ECtHR, App. No. 45701/99, 13 December 2001).
[38]. ECtHR, App. No. 26695/95, 10 July 1998.
[39] Id., para. 40 (emphasis added). The Court further emphasized the significance of entity status in the recent case of Gorzelik v. Poland (ECtHR, App. No. 44158/98, 12 December 2001), para. 55, noting that “[t]he most important aspect of freedom of association is that citizens should have the right to create a legal entity in order to act collectively in a field of mutual interest. Without this, that right would have no practical meaning.” The Court concluded that the right to association was not violated in Gorzelik, because the organization in question was free to reregister if it dropped certain nonvital features that would otherwise have created problems in the overall structure of Polish election law, but it clearly emphasized the significance of the right at stake.
[40]. ECtHR, App. No. 19392/92, 30 January 1998.
[44] ECtHR, App. No. 23885/94, 8 December 1999.
[45] ECtHR, App. No. 30985/96, 26 October 2000.
[50] ECtHR, App. No. 45701/99, 13 December 2001.
[52] Id. (emphasis added).
[56] Refah Partisi v. Turkey (ECtHR, App. Nos. 41340/98, 41342/98, 41343/98, 41344/98, 2001), the only recent European Court case that has not sustained a right to entity status, is clearly distinguishable in that it involved the dissolution of an entity (a political party) that, in the view of the European Court, posed a serious threat to democratic values. See Lance Lehnhof, “Freedom of Religious Association: The Right of Religious Organizations to Obtain Legal Entity Status Under the European Convention,” BYU Law Review (2002): 561, 580–88 (demonstrating that the Refah decision does not undermine prior European Court holdings and that under normal circumstances articles 9 and 11 of the European Convention support a right of entity status for religious groups).
[57] Do Quang Hung, Recognition of Religious Organizations—A Comparative Approach: The Case of Vietnam (unpublished paper in the possession of the author, 2006).
[58] Id., note 19 and accompanying text, citing The Vietnamese Government Committee on Religious Affairs, Vietnamese Legal Documents on Belief and Religion (Hanoi: Religion Publishing House, 2005).
[59] On these important developments, Professor Do cites Ngo Yen Thi (the head of the Government Committee for Religious Affairs), Religious Policy in the tenth Vietnamese Communist Party Congress’s Documents, Journal of Religious Works, July, 2006).
[60] The problems analyzed are described in more detail in Section IV of my chapter on “Facilitating Freedom of Religion or Belief Through Religious Association Laws,” Durham, supra note 30.