Những tôn giáo chính ở nước Nga là Kitô giáo (chủ yếu là Chính thống giáo), Islam giáo, Do thái giáo, Phật giáo, v.v... Đáng tiếc là không có số liệu chính xác về số lượng tín đồ tôn giáo ở nước Nga hiện nay.
Ki tô giáo: Theo một vài tư liệu hơn một nửa dân số Nga coi mình là tín đồ Chính thống giáo. Số lượng tín đồ Công giáo là 400-500 nghìn người. Số lượng tín đồ của Giáo hội Acmenia-Grigorian là 1,2 triệu người. Số lượng người theo đạo Tin Lành là khoảng 500,000.
Islam giáo: Theo cuộc điều tra dân số gần đây, có khoảng 14,6 triệu người Nga theo tôn giáo này. Nhưng thống kê của Tổng quản giáo hội Islam cho thấy số tín đồ Islam giáo vào khoảng 20 triệu.
Do Thái giáo: Hiện nay ở nước Nga, người ta cho rằng tôn giáo này có khoảng 1 triệu tín đồ mà theo tính toán của Liên hiệp Cộng đồng Do Thái thì có khoảng 500,000 sống ở Matxcơva và khoảng 170,000 người sống ở Xanh Pê-tec-bua (St. Petersburg).
Phật giáo: Tôn giáo này được biết như là một trong các tôn giáo truyền thống ở 3 khu vực: Bruiatia, Tuva, và Kalmukia. Theo Hiệp hội Phật giáo Nga, con số tín đồ Phật giáo ở Nga được ước tính ở vào khoảng từ 1,2 đến 1,5 triệu.
Cư dân ở một số khu vực như là Siberia hay vùng Viễn Đông (Iakuchia, Chukotka, v.v.) được cho là theo phiếm thần giáo, đa thần giáo hoặc theo một trong các tôn giáo lớn nêu trên.
Trong giai đoạn chuyển đổi từ những năm 80 và 90 của thế kỉ XX, vài hội đoàn tôn giáo mới đã hình thành ở nước Nga. Những hiện tượng này diễn ra sớm hơn ở Mỹ và các quốc gia Châu Âu từ những năm 1960. Ở Liên Xô cũ và sau này là nước Nga, các phong trào tôn giáo mới đã lan rộng bởi các nhà truyền giáo nước ngoài. Một số hội đoàn tôn giáo tự thân xuất hiện ở nước này. Cần phải ghi chú rằng Prabhupada Xvami được biết như là người sáng lập giáo phái Tư duy Krisna (Krisna Thinking) là một trong những nhà truyền giáo nước ngoài đến Liên Xô từ năm 1971.
Người ta gọi những tôn giáo mới này bằng một số tên như sau: các tôn giáo phi truyền thống, các niềm tin khác, các tôn giáo mới phát sinh, hoặc đơn giản là giáo phái (cult). Nhưng khái niệm "các phong trào tôn giáo mới" thường được sử dụng bởi các nhà khoa học.
Khác với các tôn giáo quốc tế, các phong trào tôn giáo cũng như các hội đoàn tôn giáo mới này đã tồn tại và hoạt động dưới hình thức các trung tâm, phái đoàn, hội đồng dị giáo, cộng đồng, hay "gia đình". Họ không có những nghi lễ tôn giáo tổ chức tại các nhà thờ. Nhưng mọi tín đồ phải tham gia các nghi lễ đó, cần nhiệt thành và mê say lĩnh hội giáo lý, nhưng cũng phải chú trọng những hình thức hoạt động thực tiễn.
Theo quan điểm của nhiều nhà khoa học, các phong trào tôn giáo mới này có các đặc điểm chung sau:
1) Giáo chủ có khả năng phát sinh và dung dưỡng một niềm tin. Người đó tự xác tín rằng ông ta nhận được "chân tri thức mới" từ Thượng Đế để khởi đầu sự tồn tại của mình.
2) Giáo chủ sẽ thiết lập một gia đình hay cộng đồng "đặc biệt" trong đó thành viên sẽ gọi người đó là "cha". Thường thì thành viên sẽ được trao cho danh xưng mới.
3) Giáo chủ đặt ra các nguyên tắc bắt buộc cho tín đồ nhưng bản thân ông ta không phải tuân theo các nguyên tắc ấy. Giáo chủ sẽ luôn được hưởng những điều kiện sống tốt hơn tín đồ thông thường.
4) Tín đồ của các phong trào tôn giáo mới thường rời bỏ tài sản riêng và thay đổi nơi sinh sống.
5) Các phong trào tôn giáo mới sẽ thường áp dụng các biện pháp nhất định để giám sát hoạt động của tín đồ vốn thường bị cách ly với cuộc sống bình thường. Tín đồ của các phong trào như thế sẽ chấp nhận biện pháp kỹ thuật như là giáo quy.
Các lý do của việc thành lập và lan rộng của các phong trào tôn giáo mới ở nước Nga
1) Do sự khủng hoảng có tính hệ thống của chính phủ trước đó, bao gồm cả lĩnh vực tâm trí - tư tưởng.
2) Sự tích cực của các trung tâm quốc tế của các Phong trào tôn giáo trong cách lợi dụng hệ thống pháp lý chưa hoàn thiện của đất nước để chuẩn bị và tìm kiếm chỗ đứng ở nước Nga.
3) Các phong trào tôn giáo mới có thể lan rộng rất hiệu quả bởi chúng có khả năng kết nối rất khéo léo lý giải của riêng mình về thuyết giáo mới với một cách thức phê phán nhằm ứng đối với khả năng tư duy và sự kháng cự của người mà họ muốn thu hút.
Hầu hết tín đồ của các phong trào tôn giáo mới là thế hệ đầu tiên. Những phong trào này thường thu hút giới trẻ. Nhiều tài liệu cho thấy thanh niên dưới 30 tuổi chiếm tới 50-90% thành viên của phong trào tôn giáo mới. Thanh niên trong xã hội là mục tiêu tiếp cận của những người truyền giáo khi tìm cách thu hút tín đồ mới.
Về mặt tự nhiên, thanh niên theo tôn giáo mới là những người đang tìm kiếm đạo đức và các tư tưởng cao siêu. Họ tin vào sự trung thực, công lý, sự giúp đỡ lẫn nhau, quan hệ thuần túy và sự hào phóng. Với niềm tin tôn giáo mới, thanh niên quan tâm đến sự lãng mạn độc đáo và nghi lễ kỳ lạ xuất xứ từ phương Đông. Thành viên của tôn giáo thường có bằng cấp cao. Người có bằng cử nhân chiếm 30-40%, số tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc đang theo học đại học 50-70%. Số tín đồ có mức học vấn thấp hơn chỉ chiếm số phần trăm không đáng kể. Một đặc điểm khác là các phong trào tôn giáo mới là tín đồ nữ (nắm vị trí giáo chủ hoặc vị trí quan trọng khác) đăng tăng và chiếm trung bình 40-70%.
Trong giai đoạn từ năm 1900-2002, con số các hội đoàn và phong trào tôn giáo mới đăng ký hoạt động ở Nga đã tăng từ 16 lên 75 đơn vị. Hầu hết số này các tôn giáo mới, hoặc các niềm tin tôn giáo không có tính truyền thống ở Nga.
Cần phải quan tâm đến vấn đề này bởi vì như đã nói ở trên, đa số tín đồ của tôn giáo mới là thanh niên và trung niên - những người luôn tích cực, có học vấn cao và có điều kiện sống tốt. Tới mức đáng xem xét, bộ phận dân số này sẽ chiếm vị trí quyết định trong sự phát triển của đất nước không chỉ bây giờ mà còn mai sau. Điều này có nghĩa là thái độ của họ đối với bất cứ vấn đề liên quan nào cũng sẽ có ảnh hưởng quan trọng không kém đối với sự quyết đoán về giai đoạn phát triển sắp tới và sự phát triển nói chung của xã hội Nga.
Các tôn giáo mới ở Nga có thể nói chung phân loại theo 3 nhóm sau:
1. Những tôn giáo có lịch sử lâu đời nhưng đại diện cho các truyền thống tôn giáo và văn hóa khác, không có nguồn gốc lịch sử, dân tộc và tôn giáo từ Liên bang Xô Viết hoặc Nga, được nhập khẩu vào Nga trong 20 năm qua, thường gắn kết với và do các trung tâm tôn giáo ở nước ngoài điều hành. Các ví dụ tiêu biểu là những nhánh phái khác nhau của Tin Lành từ Mỹ, Hàn Quốc hay nơi nào khác, và vài phong trào tự tách mình khỏi Islam giáo và Phật giáo.
2. Cái gọi là Thời đại mới (New Age) – một trong các phong trào tôn giáo mới, xuất hiện khoảng 100-150 năm qua. Trào lưu này thường quảng bá nền văn hóa tự quản và tôn giáo đi cùng với học thuyết chiết trung. Không hiếm khi các phong trào kiểu này tự tạo các chương trình của riêng mình dành cho sự phát triển xã hội và con người. Điều này đã diễn ra ở Nga những năm 1980 và 1990 của thế kỷ trước và các hoạt động thì tuân theo các trung tâm ở nước ngoài. Các nhóm này bao gồm Khoa học luận (Scientology), Xan Mion Mun, Cộng đồng Tư duy Krisna quốc tế (international Krisna Thinking community), phái đoàn Niềm tin Bahai'i.
3. Các phong trào tôn giáo mới có nguồn gốc bản địa, nhưng xuất hiện và phát triển trong 20 năm qua, khá gần với các Trào lưu Thời đại về các thuộc tính. Tới nay, những phong trào mạnh nhất là phong trào của Porophiri Ivanov (còn được gọi là những người mang họ Ivanov), Giáo hội Hậu Tân ước (do Vixxarion làm giáo chủ), v.v...
Gần đây, tất cả các phong trào này không chỉ thay đổi bối cảnh tôn giáo sẵn có của Nga mà còn mang lại rắc rối, sự thiếu ổn định và cân bằng cho trạng huống tôn giáo hiện nay.
Sự xuất hiện và lan rộng của các phong trào tôn giáo mới đã đặt nhiều vấn đề trước đây chưa từng có trong mối quan hệ giữa chính phủ Nga và các giáo hội. Trong khi thừa nhận quyền tự do về tôn giáo và niềm tin, chính phủ cũng chỉ ra rằng khó có thể lờ tảng tình trạng tôn giáo mới nếu xuất hiện những thay đổi cơ bản ngay trong những phương diện quan trọng của đời sống xã hội của đất nước - phương diện tâm linh.
Cần phải ghi chú rằng phần tôn giáo - tâm linh có ý nghĩa nền tảng trong quyết định cá nhân liên quan đến những thứ quan trọng như là quan hệ với chính phủ, xã hội, lòng yêu nước, nghĩa vụ quân sự, giáo dục, lao động, sức khỏe, khái niệm về gia đình và hôn nhân, v.v... Do đó, chính phủ cần phải hiểu rằng những vấn đề này cần phải được ưu tiên trong việc lập chính sách quốc nội để củng cố và đoàn kết xã hội, để khiến cho cộng đồng được lành mạnh cả về đạo đức và thể chất.
Các vấn đề nêu trên đã được nhắc tới trong tình huống cần thiết và dựa vào những kinh nghiệm có sẵn cũng như các quan điểm minh bạch. Trong khi quan hệ giữa chính phủ và các tôn giáo truyền thống ở Nga đã rất dễ ràng được cụ thể hóa và phối hợp, những vấn đề mới này vẫn được mở ra và cần thêm nghiên cứu trước khi có được một chính sách khách quan và hợp lý về quan hệ giữa chính phủ và các giáo hội và giữa chính phủ với mỗi giáo hội cụ thể.
Theo nhiều nhà nghiên cứu, các định hướng chính trong chính sách tôn giáo của chính phủ đối với các phong trào tôn giáo mới được khái quát như sau:
1. Thành lập một trung tâm thông tin thế tục thống nhất để nghiên cứu hiện tượng những phong trào tôn giáo mới ở nước Nga hiện nay. Thành lập ngân hàng dữ liệu thường xuyên cập nhật về tất cả những phong trào tôn giáo mới ở nước Nga, với những biểu hiện, cấu trúc và sự phát triển.
2. Đào tạo những chuyên gia mới ở cấp độ nhà nước về tôn giáo có khả năng nghiên cứu toàn diện và khách quan, đưa ra nhận xét và đánh giá cụ thể những phong trào tôn giáo mới.
3. Soạn thảo và ấn hành những cuốn sách phục vụ tra cứu, thường xuyên tổ chức hội thảo chuyên môn về vấn đề tôn giáo mới, trên cơ sở đó vạch ra những khuyến nghị cụ thể cho chính phủ.
4. Thường xuyên quan sát và giám sát - trong khuôn khổ pháp luật - các hoạt động của tổ chức tôn giáo mới để đảm bảo chúng phù hợp với Hiến pháp và pháp luật hiện hành của Liên bang Nga. Chuẩn bị đầy đủ đề phòng sự xuất hiện hoạt động có tính tiêu cực đi ngược lợi ích xã hội và vi phạm pháp luật phải trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của chính phủ.
5. Phải quan tâm đặc biệt đến công tác đề phòng những hoạt động phi pháp liên quan đến lạm dụng tài chính.
Mục đích sau cùng nhằm xây dựng quan hệ có tính hệ thống giữa chính phủ và các phong trào tôn giáo mới là: tiếp tục hình thành một xã hội công dân, củng cố nền tảng của chính phủ và hệ thống pháp lý, và bảo vệ tự do và các lợi ích của công dân. Trong khi bảo vệ cuộc sống ổn định và an ninh cho công dân, chính phủ có quyền nhận thông tin đầy đủ và chính xác để thực thi nhiệm vụ một cách hiệu quả.
Năm 1990, ở nước Nga, dự luật về tự do tôn giáo và các hội đoàn tôn giáo được thông qua. Trong giai đoạn 1990-1997, có một khả năng ở Nga là một bộ phận của các đoàn thể đã đăng ký về bản chất là giả tạo. Một số đó tiến hành các hoạt động không phù hợp với hiến chương và mục đích thành lập. Một số không thực chất là thuần túy tôn giáo mà dùng vị thế pháp lý để đạt những mục đích phi tôn giáo. Điều này cũng do tính chưa hoàn thiện của hệ thống pháp lý.
Khi đó, thủ tục cho một nhóm tôn giáo đăng ký bao gồm: 1. Đơn; 2. Danh sách tín đồ (tối thiểu có 10 người trên 18 tuổi); 3. Hiến chương hoạt động. Thủ tục như thế không đủ cho sự mô tả một cách đầy đủ đối với một hội nhóm đã nộp đơn và hoạt động của nó.
Theo dự luật được thông quan năm 1990, những cán bộ làm việc cho cơ quan hành pháp phải từ bỏ vị trí trong các hội đoàn tôn giáo và từ bỏ tôn giáo đang theo. Thực tế, các trung tâm nghiên cứu tôn giáo bị xóa bỏ (ví dụ Viện Vô thần - viện lớn nhất ở Nga). Các khóa học về hệ thống đào tạo chức sắc tôn giáo cũng bị loại bỏ. Chỉ còn bộ phận nghiên cứu tôn giáo ở các trường đại học (ví dụ Đại học Matxcova (MGU), đại học Xanh Petecbua, đại học Permer, v.v...) nhưng thiên về các phương diện lịch sử và triết học tôn giáo.
Dự luật về tự do tôn giáo và hội đoàn tôn giáo năm 1990 đã tạo các điều kiện cho sự lạm dụng. Ví dụ, về các điều khoản nêu ra, bất cứ nhóm tôn giáo đã đăng ký nào cũng được miễn thuế khi đóng góp từ thiện. Một ví dụ khác, khi trẻ em cũng có thể hưởng tự do tôn giáo, bố mẹ không còn vai trò tiên quyết đối với giáo dục và thiên hướng tôn giáo của chúng. Theo đạo luật 1990, không có cơ sở cho sự hạn chế hay tạm treo đối với hoạt động của một hội nhóm tôn giáo tự tuyên bố. Tất cả những khiếm khuyết này đã tạo ra nhiều vấn đề cho quan chức chính phủ, đối với bản thân các hội nhóm tôn giáo và cho xã hội nói chung.
Năm 1997, một dự luật khác có tên "Về tự do tôn giáo và các hội đoàn tôn giáo" được thông qua. Đó là một nỗ lực nhằm giải quyết những vấn đề tồn tại và dồn góp. Một trong những nhiệm vụ cấp bách đặt ra cho chính phủ là thiết lập một thái độ nghiêm túc và trách nhiệm hơn để với việc đăng ký của các hội đoàn tôn giáo. Bởi một khi đã đăng ký, tổ chức tôn giáo sẽ không chỉ nhận được vị thế pháp lý mà còn là hoàn toàn hợp pháp theo quan điểm của chính phủ, nghĩa là hoạt động của nó sẽ đương nhiên được coi là phù hợp với pháp luật.
So sánh với luật tôn giáo hiện hành (luật 1997) với luật năm 1990 trên phương diện hoạt động của các phong trào tôn giáo mới, các điểm mới sau đây được chỉ ra:
1. Hạn chế và cấm hoạt động của các phong trào tôn giáo mới có nguồn gốc nước ngoài.
2. Hạn chế đăng ký đối với các phong trào tôn giáo mới nếu có bất cứ thông tin nào chưa minh bạch hay nghi hoặc về nguồn gốc, tư tưởng, và hoạt động tôn giáo.
3. Giải tán tổ chức tôn giáo và cấm hoạt động đối với nhóm tôn giáo vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, nhiều hội đoàn tôn giáo mong muốn vị thế pháp lý nhưng không minh bạch với chính phủ và cố gắng tránh sự giám sát của chính phủ, đã tìm ra cách khác để hợp pháp hóa qua thủ tục ít phức tạp hơn: đăng ký với tư cách là đoàn thể xã hội. Hiện nay, đây cũng là một vấn đề lớn bắt đầu được các nhà nghiên cứu thảo luận và phân tích.
Nói chung, các hoạt động của các phong trào tôn giáo mới được kiểm soát bởi các điều khoản và mục trong hiến pháp hiện nay và theo luật 1997 "Về tự do tôn giáo và hội nhóm tôn giáo" cũng như các luật khác của Liên bang Nga.
Pháp luật Nga tuyên bố sự bình đẳng cho mọi hội đoàn tôn giáo, không có sự phân biệt đối xử mới cũ, truyền thống hay phi truyền thống.
Ngày nay, vấn đề phức tạp nhất liên quan đến hoạt động của các phong trào tôn giáo mới có nguồn gốc không phải nước ngoài mà cũng không phải nội sinh là sự tồn tại và hoạt động của chúng sẽ tuân theo những điều khoản nào trong Sắc lệnh của Tổng thống Liên bang Nga "Về khái niệm an ninh quốc gia" (số 24, ban hành ngày 10 tháng Giêng năm 2000). Chẳng hạn, Sắc lệnh này nêu rõ yêu cầu "đảm bảo an ninh quốc gia bao gồm sự phòng chống ảnh hưởng tiêu cực của các hội nhóm tôn giáo và các nhà truyền giáo nước ngoài", "... phòng chống... sự mở rộng của văn hóa và tôn giáo có nguồn gốc nước ngoài trên lãnh thổ nước Nga".
Cuối năm 2003, Ban Tôn giáo của Cơ quan Nhà nước về Dịch vụ công nước Nga đã dự thảo và chính thức giới thiệu một ấn bản cỡ lớn và quan trọng đặt tên là "Khái niệm về chính sách tôn giáo của chính phủ Liên bang Nga". Sau đây là những luận điểm chính trong ấn phẩm này:
Khái niệm dựa trên các nguyên tắc quốc tế và các tiêu chuẩn mà Liên bang Nga đã phê chuẩn, trên các công ước quốc tế về Liên bang Nga, trên Hiến pháp của Liên bang Nga, trên dự thảo của liên bang "Về tự do tôn giáo và các hội nhóm tôn giáo (1997), và trên các tiêu chuẩn pháp lý khác của Liên bang Nga cũng như ấn phẩm "Về khái niệm an ninh quốc gia” (2000).
Tính cần thiết của việc tạo ra một khái niệm cơ bản của chính sách tôn giáo của chính phủ Nga xuất phát từ sự gia tăng các nhân tố tôn giáo trong các quá trình chính trị hiện đại, trong đời sống xã hội và cá nhân cũng như bởi các học thuyết xã hội dựa trên đó một số tôn giáo Nga đã thể hiện quan điểm từ góc độ tôn giáo về mối quan hệ của mình với chính phủ.
Nền tảng của khái niệm này là một điều khoản trong Hiến pháp nói "Liên bang Nga là một nhà nước thế tục. Bất cứ tôn giáo nào cũng không thể là tôn giáo nhà nước hay bắt buộc. Các hội đoàn tôn giáo được chia tách khỏi chính phủ và bình đẳng trong con mắt của pháp luật (Hiến pháp Liên bang Nga, điều 14).
Chính sách tôn giáo là một hệ thống những hành động bởi chính phủ trong quan hệ với các giáo hội, tuân theo sự tự do niềm tin tôn giáo và dựa trên sự xem xét về sự đa dạng các hình thức tồn tại tôn giáo trong xã hội.
Mối quan hệ giữa chính phủ và các tôn giáo là một phần của chính sách tôn giáo của chính phủ, và là một tập hợp sự hỗ trợ lẫn nhau và hiệu quả giữa các cơ quan chính phủ và các hội đoàn tôn giáo (gồm cả các tôn giáo đã đăng ký hợp pháp và các nhóm tôn giáo không đăng ký).
Mục đích và nhiệm vụ của chính sách quốc gia về tôn giáo
Mục đích của chính sách tôn giáo của chính phủ là tạo ra điều kiện thuận lợi cho sự phát triển tích cực của đời sống tôn giáo trong nước mà không có xung đột, và để củng cố tính ổn định xã hội. Chính sách tôn giáo nhắm vào bảo đảm các quyền cơ bản của công dân Nga vốn đã được đồng thuận trong các công ước quốc tế, liên quan đến tự do tôn giáo cũng như sự bảo tồn và phát triển các tôn giáo truyền thống đã hình thành trong quá trình lịch sử của các quốc gia thành viên trong Liên bang Nga.
Chính sách tôn giáo của Liên bang Nga được hình thành khi sự phát triển quốc gia mới diễn ra trong bối cảnh toàn cầu hóa và xuất hiện các thách thức mới.
Ấn phẩm này cũng khắc phục nhiệm vụ của chính sách trong các lĩnh vực lập pháp, văn hóa và chính trị xã hội. Ấn phẩm cũng nhắc tới một nhiệm vụ quan trọng đó là quá trình xã hội hóa các tôn giáo và coi đó là một nhiệm vụ chung trong chính sách tôn giáo của quốc gia.
Chính phủ định nghĩa những đe dọa đối với an ninh quốc gia, ổn định xã hội và lợi ích cá nhân nằm trong các xu thế hay quá trình có tính phá hoại sau:
- Các xung đột nhen lên sự đối xử phân biệt giữa các tôn giáo;
- Sự vi phạm các quyền dân sự của người Nga bởi một số nhóm và hội đoàn tôn giáo
- Sử dụng các tôn giáo vì mục đích chính trị bởi các phong trào tôn giáo có xu thế biệt lập, ly khai và cực đoan;
- Ảnh hưởng tiêu cực của một số nhóm tôn giáo và nhà truyền giáo nước ngoài, sự lan rộng quá mức của văn hóa và tôn giáo nước ngoài, và những hình thức biểu lộ tôn giáo bản địa cực đoan (tương ứng với khái niệm về an ninh quốc gia của Liên bang Nga).
Chính phủ Nga hiểu rằng cuộc đấu tranh của nó đối với những biểu hiện có tính chất thiếu xây dựng sẽ có hiệu quả dựa trên sự thống nhất của toàn thể xã hội, với sự tham gia và đóng góp đầy đủ của các tổ chức và hội đoàn tôn giáo và thành viên của họ trong cuộc đấu tranh ấy.
Để đảm bảo tính ổn định xã hội và sự phát triển tích của đời sống tôn giáo không có xung đột, trong khuôn khổ của chính sách tôn giáo, chính phủ Nga tạo các điều kiện để xã hội hóa các tôn giáo và các hội đoàn tôn giáo. Trong khuôn khổ thực thi chính sách tôn giáo, xã hội hóa cần được hiểu là một hệ thống các hành động của chính phủ nhằm vào tạo điều kiện để thu hút các hội đoàn tôn giáo và thành viên của họ vào công cuộc xây dựng một xã hội của người dân, tránh biệt lập, cực đoan tôn giáo, thuyết cho rằng tôn giáo phải nắm quyền lực và các hiện tượng tiêu cực khác để thiết lập giao tiếp tôn giáo và khoan dung cả trong môi trường thế tục cũng như tôn giáo.
Một trong các biện pháp xã hội hóa là thiết lập một cơ chế hợp tác xã hội giữa chính phủ, các giáo hội, các hội đoàn tôn giáo hay liên tôn giáo, và các tổ chức xã hội. Mục đích của cơ chế hợp tác xã hội là để cải tiến ổn định của xã hội thông qua xã hội hóa các giá trị đạo đức và tâm linh tiềm tàng của các truyền thống tôn giáo trong nước, các hội đoàn và các cá nhân có tôn giáo ở Nga.
New Religious Phenomena and the State Policies
Dr. Anatoli Sokolov
Main religions in Russia are Christianity (mainly Orthodox), Islam, Judaism, Buddhism, etc. Unfortunately, there’s no accurate number of the total religious believers in Russia.
Christianity. According to some documents, more than a half of Russian population calls themselves a follower of the Orthodox. The number of Catholics counts up to 400,000 – 500,000. The number of Gregorian, of the Armenian Church, reached about 1.2 million. And the number of Protestant is nearly 500,000.
Islam. According to the recent Russian population survey, there are about 14,6 million people following this religion. But the statistics by the Islam Church’s vicar-general show that as many as about 20 million people are Islamic.
Judaism. Currently, it’s supposed that this religion has about one million followers in Russia of which, according to the Union of Jewish Community’s calculation, 500,000 are living in Moscow and other 170,000 are in St. Petersburg.
Buddhism is known as one of traditional religions in three areas Buriatia, Tuva and Kalmukia. According to the Russian Buddhist Society, the number of Buddhists in Russia is estimated between 1.2m and 1.5m people.
Inhabitants in some areas of Siberia and the Far East (i.e. Iakuchia or Chukotka, etc.) are reported to believe in pantheism and polytheism and as well as the above main religions.
In the transitional period from 80s to 90s of the last century, several new religious associations and movement have been formed in Russia. These phenomena had occurred earlier in US and western European nations, in 1960s. In the former Soviet Union and later in Russia, these new religious movements have been spreaded by foreign missioners. Some religious associations have arisen by their own in the country. It’s necessary to note that Prabhupa Xvami who’s known to be the founder of the Krisna Thinking sect was one of the first foreign missioners coming to the former Soviet Union in 1971,
These new religions are called with a few names such as non-traditional religions, other faiths, newly born religions or simply as cult. But the term “new religious movements” is more often used by researchers for the phenomena,
Different with the international religions, these new movements and associations have existed and operated in the form of centres, delegations, heretic council, community, or “family”. They don’t have popular religious rites in church. But all believers have to participate into these rites, should be burning with desire to understand thoroughly the new dogma/tenet, but focusing on practical operations.
Referring to many researchers’ view, these new religious movements are found to have the following common features:
1. The leader has the ability to seed and grow a belief. He announces that he has received “new original knowledge” from God to start his existence.
2. The leader will establish a “special” family or community in which members call him father. Often, members of the family/community will be given a new appellation.
3. The leader creates compulsory rules for members but he himself doesn’t have to follow them. The leader will always enjoy more favourable living conditions than his normal followers.
4. Members of the new religious movement often leave their own property and change their living place.
5. The new religious movement will often apply certain measures to check activities of members who are usually separated from the normal life. The movement’s members will accept the technical measure as a religious discipline.
Reasons for foundation and spreading of the new religious movements in Russia
1. The systematic crisis of the former government, including its mental-ideological part.
2. The activeness of the international centres of the new religious movements in taking advantage of the country’s uncompleted legal system for preparing and consolidating their position in Russia.
3. The new religious movements can spread out effectively as they are able to skillfully link their primary explanation about the new religious theory with a criticizing method to deal with thinking and resisting possibility of those whom they want to attract.
Most of followers of the new religious movements are the first generation. These movements often attract youth. Many documents report that young people under the age of 30 cover 50 – 90 per cent of the new religions’ membership. Youth in the society is the targeted source for missionary syndicates to attract new members.
Naturally, young people who are members of new religions are looking to moral and high-minded thoughts. They believe in honesty, justice, mutual help, pure relation and generosity. With the new belief, young people are interested in the original romance and strange rites from the Orient. Members of new religions have quite high qualification. Those who have a bachelor degree, account for 30 – 40 per cent, high-school graduate or studying at university 50 – 70 per cent. Members of low intellectual level cover just a little percentage. Another feature of the new religious movements is that male membership (holding leadership and other core positions) is increasing and averagely covering 40 – 70 per cent.
In the period from 1900 to 2002, number of new religious associations and movements registered for operation in Russia has been raised from 16 to 75 units. Most of them are new religions, or new belief that’s not traditional in Russia.
Attention should be paid to this matter because, as mentioned above, the majority of new religions’ members is young and middle-aged people how are active, highly educated and good living conditions. To a considerable extend, this part of population will play a decisive role in the country’s development not only at present but in future as well. It means their attitude toward any relating matter will make no less important impact on determination of the coming developing stage and the general development of the Russian society.
New religions in Russia can be generally classified into the following three groups
1. Religions that have a long history but representing another cultural and religious tradition, don’t have a historic, national and religious origin from the Soviet Union or Russia, were imported into Russia during the past twenty years, nominally submit to and were controlled by foreign religious centres. Typical examples are the different lines of Protestantism originated from the US, South Korea or elsewhere, and several movements separated from Islam and Buddhism.
2. The so-called New Age – one of the new religious movements, occurred 100-150 years ago. It’s always been propagandising its self-governing culture and religion with eclecticism. It’s not rare that this religion created its own programs for the development of the society and people. It occurred in Russia in years of 80s and 90s of the last century and submitted to foreign religious centres. New Age religions include Scientology, Xan Mion Mun, international Krisna Thinking community, Bahaii Belief delegate.
3. New religious movements that have native origin, but occurred for the first time and developed during the past 20 years, close to the New Age group in term of attributions. Up to now, the strongest ones of this group are Porophiri Ivanov’s movement (also called people of Ivanov surname), Post-New Testament’s movement (led by Vixxarion), etc,
Lately, all the movements have not only changed generally the existing religious background of Russia but disturbed the religious situation, making it unstable and unbalanced as well.
The occurrence and spreading of the new religious movements has raised many problems that haven’t existed not long before in the relation between the Russian government and churches. While recognising the freedom of religion and belief, the government also pointed out that it could hardly make no care for the situation if there are basic changes in a very important aspect of the country’s social life – the spiritual aspect,
It should be noted that the spiritual – religious part have principled significance in personal self-decision regarding such important things as the relation with the government, society, patriotism, military duty, education, labour, health, concept of family and marriage, etc. Therefore, it’s necessary for the government to understand that these problems should be considered priority in making domestic policies to strengthen and unify the society, to make the community healthy in term of both moral and physical state.
The above problems have been mentioned in necessary situation and based on available experience as well as a clear viewpoint. While the relation between the government and the old traditional religions in Russia have been easily concretised and co-coordinated, these new problems remain open and require more research to be finalised with an objective and reasonable policy regarding relation between the government and churches, and particular each of them.
According to many researchers, key orientations of the government’s religious policies towards the new religious movements are described as follows:
1. Establishing a united secular information centre to research the new religious phenomena in Russia today. Establishing a database that should be regularly updated with new religious movements in the country including their symptoms, structure and development.
2. Training new experts at the state level in religion who can do research in a full and objective way and give detailed remarks and assessments on these new religious movements
3. Drafting and publishing relating publications for reference, always organising technical conferences on the new religious movements based on which detailed solutions to the matter will be proposed to the government
4. Observing and supervising frequently – within the laws – religious activities to keep them pursuant to the existing Constitution and laws of the Russian Federation. Full preparation in case of negative activities against the society’s benefits and violating the laws should be one of the most important tasks of the government.
5. Paying special attention to prevention of illegal actions regarding financial abuse
The final purpose to build systematic relation between the government and the new religious movements is: continuously establishing a citizenry society, strengthening the background of the government and the legal system, and protecting citizen’s freedom and benefits. While protecting the stable life and security of its citizens, the government has the right to receive full and exact information to complete that duty effectively.
In 1990, in Russia the bill regarding freedom of religion and religious institutions was passed. In the period of 1990-1997, there has been a possibility in Russia that a certain part of the registered associations had a fake nature in fact. Some of them carried out activities that were not corresponding with the charter and the purpose registered. Some were not purely religious ones but using the legal status for other non-religion purpose. That was due to the incomplete of the legal system.
At that time, the procedure for a religious institution to register includes 1. application letter 2. a list of followers (10 persons above 18 years old) 3. a charter of operation. Such a procedure was not enough for a full description of the applied association and its operations.
According to a bill passed in 1990, those who enter executive agencies should resign from positions in religious associations and quit it. In fact, centres for religion study were dismissed (e.g. the Atheistic Institute – the biggest institute in Russia). Courses of religious expert training system have also been dismissed. There’s only a few of departments for religion study in universities (e.g. The University of Moscow, The University of Saint Peterbourg, Permer, etc) but inclined to the historic and philosophycal aspect of religion.
The bill regarding freedom of religion and religious institutions in 1990 has created conditions for abuse. For example, upon articles provided in the bill, any registered religious institution could be free from tax on charitable donation. Another example, as kids could also enjoy that freedom of religion, their parents had no more prior role in their kids’ religious education and orientation. In the 1990 bill, there’s no base for limitation or suspension of self-called religious institution’s operations. All these shortcomings has caused many problems to the governmental offices, to religious institutions and the society in general
In 1997, another bill “Regarding the freedom of religion and religious institutions” was passed. That’s an effort to settle the existing and accumulated problems. One of the most urgent tasks put to the government was to set up a more serious and responsible attitude to the registration of religious institutions. Once registered, a religious institution will receive not only the legal status but also being lawful in the government’s view, meaning its operations will naturally considered pursuant to the laws.
Based on comparison of the existing law (the 1997 bill) with the 1990 one regarding the new religious movements’ operation, the new following points were found:
1. Limiting and prohibiting operations of the new religious movements that originate from another country.
2. Limiting registration of the new religious movements if there’s any unclear information or doubt about the origin, religious ideology and operations.
3. Dismissing and prohibiting operation of religious institutions that violate the laws. Besides, a lot of religious institutions and unions that desire a legal status but undergo no governmental clarification and try to avoid the government’s supervision, have found another way to legalise themselves through a less complicated procedure: to register as a social institution. Currently, this is also a big matter that started to be discussed and analysed by researchers but with a fresher attention.
In general, the new religious movements’ operations are controlled by the corresponding provisions and clauses in the existing Constitution and the 1997 bill “Regarding freedom of religions and religious institutions” as well as other laws of the Russian Federation.
Russian laws announce the equality for all the religious institutions, without discrimination against old or new, traditional or non-traditional religions.
Today, the most complicated problem relating to the operation of the new religious movements that have either overseas or domestic origin is how their existence and operation will match with the provisions in the Russian Federation’s President’s Decree “Regarding the concept of the national security” (number 24, issued on January 10th 2000). For example, this Decree mention clearly the requirement “to guarantee the national security including opposition to the negative influence by religious institutions and foreign missionaries”, “… opposition… the expanding of culture and religions originated overseas in Russia”.
At the end of 2003, the Religious Department, of the State Institute of Public Service of Russia has drafted and officially introduced a large-size and important publication titled “The concept of religious policy by the Russian Federation’s government”. Key points of this publication are picked up as follows.
The concept is based on the international principles and standards that the Russian Federation has agreed, on the international conventions of the Russian Federation, on the Constitution of the Russian Federation, on the federation’s bill “Regarding freedom of religions and religious institutions” (1997), and on other legal standards of the Russian Federation as well as “Regarding the concept of the national security” (2000).
The necessity to create a basic concept of the Russian government’s religious policy is coming from the increase of religious factors in the modern political processes, in the social and individual life as well as due to the social doctrines based on which some Russian religions has expressed their view point from the religious angle about their relation with the government.
The background of the concept is a provision in the Constitution “the Russian Federation is a secular state. Any religion should not be the national or compulsory one. Religious associations are separated from the government and equal in the eyes of laws” (the Constitution, article 14).
Religious policy is a system of actions by the secular government in the relation with churches, in accordance with the freedom of religious belief and upon consideration of the variety in forms of religious existence in the society.
The relation between the government and religions is a part of the government’s religious policy, and a collection of mutual support and effect between the governmental agencies and the religious unions (including legally registered religions and unregistered ones).
The purpose and tasks of the national policy of religion
The purpose of the government’s religious policy is to create favourable conditions for positive development of the domestic religious life without conflicts, and to strengthen the country’s social stability. The religious policy is aiming to guarantee Russian citizen’s basic rights that are agreed in the international conventions, regarding freedom of religion as well as preservation and development of the traditional religions that were established during the history of nations within the Russian Federation.
The Russian Federation’s religious policy is established when its new national development is occurring in the context of globalisation and new challenges.
This publication has also fixed the policy’s tasks in the fields of legislation, culture and social politics. The publication also mentions an important task that’s socialisation of religions as a general task of the nation’s religious policy.
The government defines threats to the national security, social stability and personal benefit within the following destructive trends and processes:
- Conflicts that raise discrimination between religions
- Violation of the Russian civil rights by some religious groups and associations
- Use of religions for political purpose by movements that tend to isolation, separation and extremism
- Negative influence by some foreign religious groups and missionaries, over-spreading of overseas culture and religions, and domestic extreme religious expressions (corresponding to the concept of the Russian Federation’s national security)
The Russian government understands that its struggle with the above negative and unconstructive manifestations will just be effective upon the unification of the whole society, with the full participation and contribution of religious organisations and associations and their followers into that struggle.
In order to guarantee the social stability and the positive development of religious life without conflicts, within its religious policy, the Russian government creates conditions to socialise religions and religious associations. In the framework of implementation of the religious policy, socialisation should be understood to be a system of actions by the government aiming at creating conditions to attract religious associations and their followers into the construction of a people’s society, to prevent isolation, religious extremism, the theory holds that religion must be in power and other negative phenomena, to establish religious communication and tolerance in both the secular and religious environment.
One of the methods of socialisation is to establish a social partnership among the government, churches, religious and inter-religious associations, and social organisations. The purpose of social partnership is to improve the society’s stability via realisation of potential moral and spiritual value of the religious traditions of nations, religious associations and individuals in Russia.