Tôn giáo là một hiện tượng lịch sử xã hội, đồng thời là vấn đề nhạy cảm trong nhiều giai đoạn lịch sử của một số quốc gia trên thế giới. Thông thường tôn giáo chỉ dẫn con người ta sống cuộc sống hướng thiện, nhân văn,... nhưng bên cạnh đó, tôn giáo cũng thường tham gia vào các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội như y tế, giáo dục, văn hoá và ngay cả chính trị.
Thế giới đang trong xu thế toàn cầu hoá, quan hệ giữa các quốc gia ngày càng rộng mở trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá... Tôn giáo cũng là một vấn đề nằm trong sự vận động chung của bối cảnh thế giới hiện nay, hoạt động quốc tế của các tôn giáo trên thế giới diễn biến đa dạng và phong phú. Trong quá trình tồn tại và phát triển, tôn giáo đang là một vấn đề được nhiều quốc gia quan tâm. Sự can thiệp ngày một rõ hơn của các tổ chức tôn giáo vào đời sống kinh tế - chính trị, văn hoá, xã hội ở từng quốc gia, khu vực cũng như trên toàn thế giới là mối quan tâm của nhiều nhà hoạt động chính trị.
Quan hệ quốc tế của các tôn giáo rất đa dạng nhưng về cơ bản diễn ra như sau: hoạt động thuần tuý theo giáo lý giáo luật của tôn giáo; hoạt động từ thiện xã hội của các cá nhân, tổ chức tôn giáo; các đoàn tôn giáo ra nước ngoài tham gia các hội nghị, diễn đàn quốc tế, khóa đào tạo tôn giáo ở nước ngoài; tham gia việc giảng đạo của chức sắc, nhà tu hành của người nước ngoài tại Việt Nam, …
Bên cạnh việc giải quyết mối quan hệ quốc tế của các tổ chức tôn giáo tại Việt Nam phù hợp với các quy định quốc tế về tôn giáo, thì vấn đề sinh hoạt tôn giáo của người nước ngoài đang được quan tâm và giải quyết phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra. Đặc biệt, đối với một số tôn giáo khác được truyền bá vào Việt Nam mà trước đây ở Việt Nam không có như Chính Thống giáo, Anh Giáo,… cũng được chú ý và quan tâm.
Với phương châm chủ động của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong nhiều kỳ Đại hội vừa qua đã không ngừng khẳng định "Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực".
Thực tế cho thấy, Việt Nam hiện có quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới trên. Bên cạnh đó, quan hệ quốc tế của các tổ chức tôn giáo cũng phát triển rộng mở trên nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội. Theo đó, hoạt động đối ngoại tôn giáo đòi hỏi tương xứng và phù hợp với đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta và phải phù hợp với thông lệ quốc tế, trong đó có quan hệ quốc tế của các tổ chức tôn giáo.
1. Tình hình tôn giáo Việt Nam và nhu cầu thực tiễn trong quan hệ quốc tế các tôn giáo
Việt Nam là một nước đa tín ngưỡng, tôn giáo. Hiện Việt Nam có nhiều tôn giáo và các tổ chức, hệ phái tôn giáo khác nhau, xuất phát từ việc các tôn giáo phần lớn được truyền bá vào Việt Nam từ nhiều thế kỷ trước đây như: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo, B’hai, …. Như vậy, bản thân các tôn giáo đó đã chứa đựng các yếu tố của mối quan hệ quốc tế. Và có một số tôn giáo khác xuất hiện từ tình hình nhu cầu đời sống tín ngưỡng, tâm linh tôn giáo Việt Nam (có thể coi đây là tôn giáo nội sinh) như: Cao đài, Phật giáo Hoà hảo, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu nghĩa , …
Cùng với sự phát triển của các lĩnh vực trong đời sống xã hội, các tổ chức, hệ phái tôn giáo đều có mối quan hệ quốc tế nhất định tuỳ theo mức độ ít hay nhiều.
Quan hệ quốc tế của các tổ chức tôn giáo thể hiện thông qua các hoạt động đối ngoại của các tôn giáo, giao lưu quốc tế, dự hội nghị, hội thảo, tham gia các Hội nghị quốc tế tôn giáo thế giới, khu vực, thông qua việc trao đổi đoàn, các chức sắc, tín đồ ra nước ngoài học tập,... và các đoàn, các tổ chức tôn giáo nước ngoài vào Việt Nam tham gia trong các hoạt động sinh hoạt tôn giáo; hoạt động từ thiện của các tổ chức tôn giáo trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.
2. Một số văn bản pháp luật tôn giáo quy định các hoạt động quốc tế của các tổ chức, cá nhân tôn giáo
Hiện Việt Nam đã tham gia ký kết 8 Công ước quốc tế, trong đó có "Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị", tại Điều 18 của Công ước này ghi nhận:
"1. Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo. Quyền tự do này bao gồm tự do có hoặc theo một tôn giáo hoặc tín ngưỡng do mình lựa chọn, tự do bày tỏ tín ngưỡng hoặc tôn giáo một mình hoặc trong tập thể với nhiều người khác, một cách công khai hoặc thầm kín dưới hình thức thờ cúng, cầu nguyện, thực hành và giảng đạo.
2. Không một ai bị ép buộc làm những điều tổn hại đến quyền tự do lựa chọn một tôn giáo hoặc tín ngưỡng.
3. Quyền tự do bày tỏ tôn giáo hoặc tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn bởi những quy định của pháp luật và những giới hạn này là cần thiết cho việc bảo vệ an toàn, trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của công chúng hoặc những quyền và tự do cơ bản của người khác."
4. Các quốc gia thành viên Công ước này cam kết tôn trọng quyền tự do của các bậc cha mẹ và trong trường hợp có thể áp dụng được, quyền tự do của những người đỡ đầu hợp pháp trong việc giáo dục tôn giáo và luân lý cho con cái họ theo ý nguyện riêng của họ".
Việc tham gia ký kết các Công ước Quốc tế của Việt Nam đã chứng tỏ sự sẵn sàng và tuân thủ những điều đã cam kết. Điều này cho thấy chính sách đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước Việt Nam đáp ứng kịp thời được yêu cầu hội nhập quốc tế.
Đề cập đến vấn đề này, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm ngay từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Trong Sắc lệnh 234/SL ngày 14/6/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ghi nhận tại Điều 3: "Các nhà tu hành ngoại quốc mà Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cho phép thì được giảng đạo như các nhà tu hành Việt Nam và phải tuân theo pháp luật của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà như các ngoại kiều khác".
Có thể nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người nhìn nhận vấn đề quan hệ quốc tế của các tôn giáo là một vấn đề quan trọng và cần phải được chú ý.
Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành TW Đảng (khoá IX) đã ra Nghị quyết về Công tác tôn giáo (NQ 25/TW, ngày 12/3/2003). Trong Nghị quyết có đề cập đến Quan hệ quốc tế và đối ngoại tôn giáo hoặc có liên quan đến tôn giáo phải theo chính sách, chế độ chung về quan hệ quốc tế và đối ngoại bảo vệ lợi ích Tổ quốc, giữ vững độc lập và chủ quyền quốc gia.
Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo số 21/2004/PL-UBTVQH/11, ngày 18/6/2004 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; Nghị định số 22/2005/NĐ-CP, ngày 01/3/2005 của Chính phủ “Hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo”, Chỉ thị 01/2005CT-TTg, ngày 04/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ về “Một số công tác đối với đạo Tin lành” thể hiện sự cởi mở, thông thoáng cơ bản đáp ứng được nhu cầu quan hệ quốc tế của các tổ chức tôn giáo.
Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo gồm 6 chương, trong đó có riêng chương V quy định “Quan hệ quốc tế của tổ chức tôn giáo, tín đồ, nhà tu hành, chức sắc” gồm các điều 34, 35, 36, 37 quy định cụ thể về các yếu tố liên quan đến các hoạt động quốc tế của các tôn giáo trên tinh thần là: các tổ chức tôn giáo, chức sắc,… có quyền thực hiện các hoạt động quốc tế các tôn giáo, tham gia các khóa đào tạo ở nước ngoài, mời chức sắc tôn giáo nước ngoài vào giảng đạo, người nước ngoài vào được tạo điều kiện sinh hoạt tôn giáo tại các cơ sở tôn giáo như các tín đồ Việt Nam.
Tại Chương VI - Điều khoản thi hành, trong điều 38 có quy định “Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Pháp lệnh này thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó”. Quy định này cho thấy chính sách về tôn giáo Việt Nam cũng như các điều khoản quy định về hoạt động quan hệ quốc tế của các tổ chức tôn giáo phù hợp với quy định quốc tế về tôn giáo nói chung trong đó có quan hệ quốc tế tôn giáo nói riêng.
3. Quan hệ quốc tế của các tổ chức tôn giáo và các hệ phái tôn giáo ở Việt Nam
Định hướng và xác định vai trò quản lý Nhà nước đối với hoạt động đối ngoại của các tôn giáo: Giáo hội Việt Nam với Giáo hội tương ứng nước ngoài, Giáo hội với các Tổ chức Quốc tế có liên quan tới tôn giáo, các cá nhân và các tổ chức tôn giáo Việt Nam với nước ngoài.
Giải quyết các quan hệ quốc tế tôn giáo trên bình diện đối ngoại phù hợp với thông lệ quốc tế theo tinh thần của các Công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết như Công ước quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (Điều 18).
Xác định những quan điểm đổi mới là cần thiết, trên cơ sở đó điều chỉnh một số điều liên quan đến hoạt động quốc tế của các tổ chức tôn giáo góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động đối ngoại tôn giáo về lâu dài.
Tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo mở rộng quan hệ quốc tế và tham gia nhiều hoạt động xã hội, đóng góp cho mặt trận đối ngoại nhân dân và ngoại giao nhà nước trên cơ sở gia nhập các tổ chức tôn giáo quốc tế.
Đưa ra kiến nghị và phương hướng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với công việc quản lý Nhà nước đối với quan hệ quốc tế của các tổ chức tôn giáo trong giai đoạn hội nhập hiện nay. Trên cơ sở tất cả các hoạt động quốc tế của các tổ chức tôn giáo phải tuân thủ pháp luật Việt Nam.
4. Các hình thức quan hệ quốc tế của các tổ chức tôn giáo
Thực tiễn chúng ta thấy ngày càng có rất nhiều hoạt động quốc tế của các tổ chức tôn giáo diễn ra trong và ngoài nước. Tại các hoạt động này có chức sắc, nhà hoạt động tôn giáo, nhà nghiên cứu tôn giáo.,… trong một số hội nghị, diễn đàn ASEM, ASEAN,… có sự tham dự của Lãnh đạo các nước đăng cai hội nghị cũng như một số nước có đại diện tham gia tùy theo mức độ cần thiết sự có mặt của đại diện quốc gia nào đó và vấn đề cần quan tâm.
Bên cạnh đó, chức sắc tôn giáo, tổ chức, cá nhân nước ngoài vào Việt Nam ngày một nhiều tham dự các hoạt động hội thảo, hội nghị tôn giáo, các dịp lễ của các tổ chức tôn giáo tại được tổ chức tại Việt Nam.
Có thể khái quát một số quan hệ quốc tế của các tổ chức tôn giáo như sau:
- Những hoạt động có tính chất thuần tuý tôn giáo: với những hoạt động này cần tôn trọng vì nó mang tính giao lưu giữa các tôn giáo như một điều tất yếu, bao gồm các hoạt động như : thăm viếng lẫn nhau, tham gia các cuộc hội thảo, diễn đàn khu vực và quốc tế trao đổi về giáo lý, giáo luật, lễ nghi phụng tự, sinh hoạt tôn giáo, trao đổi về thần học, kinh sách,...
- Hoạt động xã hội của các cá nhân, tổ chức tôn giáo: có thể coi đó là những hoạt động thế tục mà bất cứ tôn giáo nào cũng thực hiện. Đó là những hoạt động xã hội, bác ái, từ thiện, viện trợ, văn hoá,… hoạt động tại các diễn đàn quốc tế với chủ đề hoà bình, phát triển, tiến bộ xã hội, chống chiến tranh, giảm đói nghèo, dịch bệnh AIDS,... do các tổ chức quốc tế hoặc Liên hợp quốc đứng ra tổ chức (UN Vesak Day) tại New York, Đối thoại liên tín ngưỡng “Hòa bình, hòa hợp và cùng tồn tại”,...
- Hội thảo, hội nghị, tọa đàm về tôn giáo được tổ chức trong nước có sự tham gia của chức sắc, nhà học giả, nghiên cứu về tôn giáo ở nước ngoài. Ví dụ như: Hội nghị “Tôn giáo – pháp quyền”, Lễ kỷ niệm 100 năm Tin lành vào Việt Nam, …
Một số quan hệ quốc tế của các tôn giáo ở Việt Nam
Phật giáo Việt Nam
Phật giáo Việt Nam có quan hệ với nhiều tổ chức tôn giáo các nước như với tổ chức Phật giáo Châu á vì Hoà bình (Asian Buddhist Conference for Peace - ABCP); Phật giáo Việt Nam với Liên đoàn Thân hữu Phật tử Thế giới (World Fellowship Buddhists - WFB) ; Phật giáo Việt Nam với Phật giáo ấn Độ; Phật giáo Việt Nam với Giáo hội Phật giáo Trung Quốc; Phật giáo Việt Nam với Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Thế giới (World Buddhist Conference - WBC),…
Quan hệ giữa Phật giáo Việt Nam với Phật giáo các nước phong phú và rộng mở giúp nhau củng cố vị thế của mình ở trong nước cũng như trong các tổ chức quốc tế nơi họ tham gia.
Tháng 5 - 2008, Việt Nam đã tổ chức thành công Đại lễ Phật đản VESAK Liên hợp quốc và đã để lại ấn tượng tốt trong con mắt bạn bè quốc tế. Đại lễ thu hút rất nhiều khách quốc tế tham dự.
Công Giáo Việt Nam
Công giáo Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ với Tòa thánh Vatican.
Phái đoàn Tòa thánh đã có 17 lần trao đổi với phái đoàn Việt Nam, đồng thời sau các cuộc gặp gỡ, làm việc của nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam – Vatican được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 16 và 17/2/2010 và 23-24/6/2010 tại Vatican, ngày 14-1-2011 Đức Giáo hoàng Benedict thứ 16 đã chính thức bổ nhiệm Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, Đại diện không thường trú của Toà thánh tại Việt Nam.
Từ ngày 18-4 đến ngày 2/5/2011, Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelly, đã bắt đầu chuyến thăm lần I thăm Giáo hội Công giáo Việt Nam. Từ ngày 4–19/6/2011, Đức Tổng Giám mục L Girelly tiếp tục chuyến thăm một số giáo phận tại Việt Nam lần thứ II.
Giáo hội Công giáo Việt Nam với Giáo hội Công giáo Pháp; Giáo hội Công giáo Việt Nam với Giáo hội Công giáo Mỹ; Giáo hội Công giáo Việt Nam với Liên Hội đồng giám mục Á Châu (Federation of Asian Bishop's Conferences - FABC);…
Tin lành Việt Nam
Đạo Tin lành Việt Nam do tổ chức Hội liên hiệp Cơ đốc và Truyền giáo của Tin lành Mỹ (The Christian and Missionary Alliance of America - CMA) truyền vào từ năm 1911 (thời điểm đầu tiên thành lập Hội thánh tại Đà Nẵng). Tổ chức giáo hội của đạo Tin lành hiện nay bao gồm 2 tổ chức là Tổng hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) và Tổng Liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam).
Tin lành Việt Nam có mối quan hệ với Tin lành Mỹ, với Tin lành Hàn Quốc, với Tin lành Bắc Âu (Evangelical Fellowship - WEF),… Nhiều hệ phái Tin lành của Mỹ có giao lưu với Tin lành Việt Nam như Tin lành Báp tít thế giới,... và có sự trao đổi và thăm viếng lẫn nhau.
Tháng 6 năm 2011, các tổ chức Tin lành Việt Nam tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm Tin lành vào Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội và Đà Nẵng, sự kiện này thu hút đại biểu một số nước Mỹ, Canada, .. tham dự.
Islam giáo Việt Nam
Islam giáo du nhập vào Việt Nam khoảng thế kỷ thứ X, nhưng đến thế kỷ thứ XV mới biểu hiện rõ nét. So với các tôn giáo lớn khác như Phật giáo, Công giáo thì số lượng tín đồ Islam giáo hiện nay ở Việt Nam chiếm tỉ lệ thấp, gần 1% dân số cả nước (63.147 người). Islam giáo Việt Nam có 2 bộ phận: Chăm Bàni và Chăm Islam.
Cộng đồng Islam giáo thường xuyên có mối quan hệ với cộng đồng Islam giáo trong khu vực Đông Nam á, các mối quan hệ này rất đa dạng. Mối liên hệ Islam giáo Việt Nam với Cộng đồng Islam giáo Malaysia; Mối quan hệ với Cộng đồng Islam giáo Inđônêxia; Mối quan hệ với cộng đồng Islam giáo Campuchia; Mối liên hệ giữa Islam giáo Việt Nam với Liên hiệp Islam giáo thế giới; Ngân hàng phát triển Islam giáo (IDB),... Nhiều tín đồ Hồi giáo tham dự thi đọc kinh Koran tại Thái Lan, Brunei, Malaysia,...
Cao đài
Với tổ chức Tôn giáo Nhật bản “Hội huynh đệ và Tình yêu đại đồng” (OMOTO). Tháng 11/1998 Đoàn OMOTO giáo Nhật bản đã thực hiện chuyến thăm Việt Nam và đã có tiếng nói đúng đắn khách quan về chủ trương và chính sách tôn giáo Việt Nam,…
Các đoàn vào tìm hiểu về chính sách, tôn giáo Việt Nam
Trong số các đoàn vào đáng chú ý là các đoàn không chỉ vào làm việc với các tổ chức tôn giáo tương ứng, gặp gỡ với các giáo hội mà còn làm việc với chính phủ và các cơ quan khác để cùng trao đổi tìm hiểu về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam.
- Abdelfattah Amor, Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp quốc về tôn giáo vào 10/1998 để tiếp xúc với các cơ quan Trung ương và một số chức sắc tôn giáo, tìm hiểu chính sách tôn giáo Việt Nam.
- Đoàn Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về tự do tôn giáo quốc tế do Robert Seiple làm trưởng đoàn vào thăm và làm việc từ 11- 14/7/1999.
- Đoàn Uỷ ban Tự do tôn giáo (Mỹ) do John Hanford, Đại sứ Lưu động phụ trách tôn giáo vào thăm và làm việc tại Việt Nam 15-16/8/2002, 2003, 2005.
- Đoàn Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế (Mỹ) do S.Mc. Farland, Giám đốc điều hành vào thăm và làm việc tại Việt Nam 21-27/2/2002. Đoàn ủy ban Tự do tôn giáo Quốc tế Mỹ do Chủ tịch ủy ban Michael Cromarte làm trưởng đoàn vào thăm và làm việc tại Việt Nam từ 21/10- 01/11/2007, và năm 2009.
Thực tế thì các đoàn vào với con số lớn hơn nhiều vì trong quá trình thực hiện chính sách mở cửa, quan hệ đối ngoại rộng mở trên nhiều lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội, ngành du lịch,… thu hút số lượng các tổ chức, cá nhân vào ngày một nhiều, kết hợp với các hoạt động từ thiện xã hội.
Việc tạo điều kiện cho các đoàn tổ chức, cá nhân vào tìm hiểu chủ trương, chính sách tôn giáo Việt Nam cũng là dịp để các bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn về sinh hoạt tôn giáo ở Việt nam.
Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài có nhiều hoạt động viện trợ tại Việt Nam
Trong các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đang hoạt động viện trợ ở Việt Nam (trên 700 tổ chức) có trên 70 tổ chức phi chính phủ nước ngoài có nguồn gốc tôn giáo và liên quan đến tôn giáo đang thực hiện hoạt dộng viện trợ cho Việt Nam, tập trung vào các hoạt động bác ái, từ thiện, viện trợ trong các lĩnh vực y tế, xoá đói giảm nghèo, thiên tai, lũ lụt và phát triển cộng đồng, … và xu hướng sẽ có nhiều các tổ chức tôn giáo tham gia các hoạt động từ thiện xã hội cũng như các tổ chức NGO nước ngoài hoạt động viện trợ tại Việt Nam.
Sinh hoạt tôn giáo của người nước ngoài tại Việt Nam
Trong nhiều cuộc tiếp xúc quốc tế, đại diện đại sứ quán các nước, phía bạn nhiều lần đề nghị quan tâm tới việc tạo điều kiện cho thuê địa điểm để sinh hoạt tôn giáo vì địa điểm sinh hoạt tôn giáo chật không đáp ứng được. Cộng đồng Tin lành người Hàn Quốc một số tỉnh, thành phố, cộng đồng Chính Thống giáo Nga tại tại thành phố Vũng Tàu và một số tôn giáo khác đã nhiều lần có thư gửi đề nghị xem xét.
* * *
Thông qua các quan hệ quốc tế của các tổ chức tôn giáo, có thể nói một trong những đặc điểm quan trọng của tôn giáo Việt Nam là mối quan hệ quốc tế rộng rãi và đa dạng. Do đó, giao lưu quốc tế giữa các tôn giáo là một nhu cầu tất yếu, là một tập quán và thông lệ quốc tế đã có từ lâu đời. Các mối quan hệ quốc tế của các tôn giáo ở Việt Nam nhìn chung được thiết lập từ khá lâu (mang tính truyền thống) ngày càng được tăng cường mở rộng.
Nhìn chung, các mối quan hệ quốc tế của các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam vì mục đích tôn giáo. Đó là các hoạt động tham gia các cuộc hội thảo, diễn đàn quốc tế, trao đổi về giáo lý, giáo luật, lễ nghi phụng tự, sinh hoạt tôn giáo, trao đổi về thần học, kinh sách,… Hoạt động xã hội của các cá nhân, tổ chức tôn giáo mà bất cứ tôn giáo nào cũng thực hiện. Đó là những hoạt động xã hội, bác ái, từ thiện, văn hóa, tại các diễn đàn hòa bình, phát triển, tiến bộ xã hội chống chiến tranh, giảm đói nghèo do các tổ chức Liên hợp quốc hoặc liên tôn giáo đứng ra tổ chức.
Việc giải quyết mối quan hệ quốc tế của các tổ chức tôn giáo đã và đang được quan tâm một cách sâu rộng nhằm đáp ứng nhu cầu giao lưu quốc tế của các tổ chức tôn giáo, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tôn giáo tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế về tôn giáo, tham gia các khóa học nâng cao trình độ giáo lý, giáo luật của mình đề phục vụ tín đồ trong các tôn giáo. Thực hiện được việc này sẽ giúp bạn bè, chức sắc tôn giáo các nước trong khu vực và thế giới hiểu rõ hơn về sinh hoạt tôn giáo ở Việt Nam./.
The international relations of religious organizations in Viet Nam
Nguyễn Thị Bạch Tuyết
(The Government Committee for Religious Affairs)
Religion is a historical social phenomenon and at the same time an emotional issue in many historical periods of nations in the world. As it can be often seen, religions provide guidance for people to lead a good life. Besides, religions engage in other areas of social life such as health care, education, culture and even politics.
In the course of globalization, relationships among nations are rapidly expanding in many areas such as economy, politics, and culture. Religion is also changing in its responses to movements of the contemporary world. The international activities of religions in the world take a variety of forms and contents. In its course of development, religion is of many nations' concerns. Many politicians pay a great attention to the fact that religious organizations are more and more influential on economic, political and socio-cultural areas of each nation, a region and the whole world.
Although the international relations of religious organizations are diversified, they can be seen in these following main areas: activities in accordance to canon law and catechism; charitable activities of individuals and religious organizations; religious delegates who participate in international conferences, forums, and training workshops; foreign religious dignitaries who come to Vietnam for religious teachings.
We have not only facilitated international relationships of the religious organizations in Vietnam in accordance to international regulations on religion but also created favourable conditions religious practices of foreign people. We have also cared for adherents of recently-introduced religions in Vietnam such as Orthodox Church and Anglican Church.
In many Congresses of the Vietnamese Communist Party, the Party-State always affirmed the following motto: “Vietnam commits to be a friend and a reliable partner with nations in the international community, and will actively participate in agenda of international and regional co-operation”.
Vietnam has international relations with most nations in the world. The international relations of religious organizations also expand in different fields in social life. Thus the international exchanges in the field of religion shall conform with the Party-State's policy on international relations, with international standards which include international relations of religious organizations.
1. Vietnamese religious situation and religious organizations' needs for international relations
Vietnam is a multi-religious nation. At the present, there are many different religions and religious organizations. They were introduced into Vietnam many centuries ago such as as Buddhism, Catholicism, Protestantism, Islam, Baha'i faith. So religions themselves have some international elements. There are religions which internally emerge to meet the spiritual needs of the Vietnamese such as Caodaism, Hòa Hảo Buddhism, Mystic Scent from Precious Mountain (Bửu Sơn Kỳ Hương), the Four Debts of Gratitude (Tứ Ân Hiếu Nghĩa).
Along with developments of all fields in the social life, religious organizations have certain international relations.
Religious organizations' international relations can be seen in their foreign affairs, international exchange, participating in conferences and workshops, exchanging delegations, sending dignitaries and believers overseas for education. Foreign delegations and religious organizations come Vietnam to take part in religious activities, and to do the charitable activities in various areas of social life.
2. Some legal documents stipulate the international activities of religious organizations
At the present, Vietnam has taken part in 8 International Conventions, among them is the International Convention on “Civic and Political Rights”. The article 18 of this Convention stipulates that:
1-“Everyone has the right to freedom of thought, belief and religion. This right includes freedom to have or to adopt a religion or belief of his choice, and freedom, either individually or in community with others and in public, to manifest his religion or belief in teaching, practice, worship and observance”;
2- “No one shall be subject to coercion which would impair his freedom to have or adopt a religion or belief of his choice";
3- “Freedom to manifest one’s religion or belief may be subject only to such limitations as are prescribed by law and are necessary to protect public safety, order, health, or morals or the fundamental rights and freedoms of others”;
4- The States parties to the present Convention undertake to have respect for liberty of parents and when applicable, legal guardians to ensure the religious and moral education of their children in conformity with their own convictions”.
When signing this Convention, Vietnam is ready to realize its commitments. This reveals the fact that the foreign affairs policy of the Party-State meets the needs of international integration.
President Hồ Chí Minh paid attention to this issue as soon as the Democratic Republic of Vietnam was founded. Article 3 of the Decree 243/SL dated 14th June 1955 stipulated: “Foreign religious practitioners who receive permission from the Government of the Democratic Republic of Vietnam may preach like Vietnamese religious practitioners and they shall follow laws of the Democratic Republic of Vietnam just like others foreigners”.
It can be said that President Hồ Chí Minh considered international relations of religions an important issue.
The 7th Congress of the Central Executive Committee of Vietnamese Communist Party (9th term) passed through the Resolution on Religion works (Resolution no 25/TW dated 12th March 2003). Resolution also stipulates that international relations of religious organizations and international affairs in religion have to follow general policy of foreign relations for protecting national interests and holding national independence and sovereignty.
The Ordinance on Belief and Religion no 21/2004/ PL-UBTVQH/11 dated 18th June 2004 of the Standing Committee of the National Assembly; the Government Decree no 22/2005/NĐ-CP dated 1st March 2005 of the Government “On guidance for implementation of a number of Articles of the Ordinance on Belief and Religion”; Instruction no 01/2005 CT-TTg dated 4th February 2005 by the Prime Minister on “Some Tasks regarding Protestantism” show open policy and basically meet the religious organizations' needs of international relations.
The Ordinance on Belief and Religion consists of 6 chapters in which chapter 5th stipulates on “international relations of religious organizations, practitioners, professionals, dignitaries” at Article 34, 35, 36, and 37. These Articles stipulate specifically on factors relating to international relations of religions: "religious organizations and dignitaries have right to carry out international activities, to take part in training courses abroad, to invite foreign dignitaries for preaching in Vietnam, and they will be guided to be able to practise their religion like Vietnamese religious practitioners.
The Article 38 in Chapter VI stipulates that: “In case where an international convention concluded or acceded to by the Socialist Republic of Vietnam contains a provision that contravenes a provision in this Ordinance, the provision of the international convention shall prevail”. This article shows that the policy on religion as well as articles regarding international activities of religious organizations conform with the international regulations on religion in general and on international relations among religions in particular.
3. International relations of religious organizations and religious denominations in Vietnam
The State has defined its role in the management of international relations of religions: Vietnamese churches and relevant churches abroad; Vietnamese churches and religiously-related international organizations; individuals and Vietnamese religious organizations with foreign nations.
The State seeks to facilitate international relations of religions in accordance with international rules set in International Conventions approved by Vietnam such as International Convention on Civic and Political rights (article 18).
The State has foreseen that renovation of its official views is necessary by which it readjusts some articles regarding international activities of religious organizations so as to improve the efficiency of State management over international affairs of religion.
The State creates favourable conditions for religious organizations to expand international relations, to take part in many social activities, and to contribute to State diplomatic activities by joining international religious organizations.
We work to propose solutions and measures to improve the efficiency of State management over international relations of religious organizations at the present. All international activities of religious organization must follow by Vietnamese laws.
4. The forms of international relations of religious organizations
In practice, we find that more and more international activities of religious organization take place at home and abroad. At these events there are dignitaries and the researchers of religion. At some international conferences or forums such as ASEAM or ASEAN, there are national leaders of the host nation as well as representatives from some other nations depending on the importance of the concerning issues.
Besides, more and more foreign religious dignitaries, organizations, individuals are coming to Vietnam to participate in religious conferences, religious ceremonies which are organized domestically.
International relations of religious organizations are generalized as follows:
- Purely religious activities: these include visits and participation in workshops and international and regional conferences on religious doctrines, rites, regulations, theological studies, etc. These are natural activities, representing demands of exchanges among religions.
- Social activities of religious individuals and organizations: these can be seen as secular activities seen in any religion. These include social activities, charitable activities, cultural activities and participation at international conferences concerning peace, development, social progress, anti-war, combating poverty, fighting AIDs held by international organizations or United Nation such as UN Vesak Day, inter-faith dialogue on “peace, harmony and co-existence”.
- The organization of domestic workshops, conferences on religion with participation of dignitaries and researchers on religion at home and abroad. For example, these two events are heard by the public: the international conference on “Religion and Rule of Law”, or the Anniversary of 100th year of Protestantism in Vietnam.
5. International relations of some religions in Vietnam
Vietnamese Buddhist Sangha:
The Sangha has relations with many international religious organizations such as Asian Buddhist Conference for Peace (ABCP), World Fellowship Buddhists (WFB), Indian Buddhism, Chinese Buddhist Sangha, and World Buddhist Conference (WBC).
The relations between Vietnamese Buddhism Sangha and Buddhist organizations in other nations are various and these help strengthening the position of the Sangha internally or externally.
In May 2008 Vietnam successful organized the UN VESAK Day and made a good impression in international friends. Many foreigners attended this event.
Vietnamese Catholic Church:
The church has a very close relationship with the Vatican. The Vatican delegations have exchanged 17 times with Vietnamese delegations. Meeting of Vietnam-Vatican delegations were also organized in Hanoi on 16-17th February 2010 and 23-24th June 2010. On 14th January 2001, Pope Benedict 16th formally appointed Archbishop Leopoldo Girelli to be unpermanent representative of the Holy See in Vietnam.
From 18th April to 2nd May 2001 Archbishop Leopoldo Girelli paid his first visit to the Vietnamese Catholic Church. From 4th to 9th June 2001 Archbishop Leopoldo Girelli continued to visits some dioceses in Vietnam.
The Vietnamese Catholic Church also has relationships with the Catholic Association of France, the Catholic Church of United States, and the Federation of Asian Bishop’s Conferences (FABC).
Vietnamese Protestantism:
The Christian and Missionary Alliance of America brought Protestantism in to Vietnam in 1911 – the CMA - (at that time the first Protestant church was founded in Đà Nẵng). At the present, there are two main Protestant churches in Vietnam: the Vietnam General Evangelical Church (Northern region) and Vietnam Federal Evangelical Church (Southern region).
Protestantism in Vietnam has relations with Protestant churches in the United States, South Korea, and North Europe. Many American Protestant denominations have exchanges with Protestant churches in Vietnam such as the Baptist World Alliance and they have visited each other.
In June, 2011 Protestant organizations in Vietnam hold the Anniversary 100 years of Protestantism in Vietnam Hanoi and in Đà Nẵng. Many representatives of United States, Canada and other countries take part in this celebration.
Vietnamese Islam:
Islam was brought into Vietnam in the 10th century but only made a certain presence here until the 15th century. Comparing to other religions as Buddhism and Catholicism, the number of Islamic followers only accounts for 1% of the whole population. There are two types of Islamic groups in Vietnam: the Ba-ni Cham and the Islamic Cham.
The Vietnamese Islamic communities have permanent and diversified relations with Islamic communities in Southeast Asia and particularly with those in Cambodia, Malaysia, Indonesia, the World Union of Islamic Organizations, and Islamic Development Bank. Many Muslims attend reading Koran contest in Thailand, Brunei, and Malaysia.
Caodaism:
Caodaism has recently established relations with “the Brother and Love for World Community” (OMOTO) in Japan. This religious organization visited Vietnam and had right and objective remarks on religious policies of Vietnam.
6. Foreign delegations come to study religious policies in Vietnam
There are foreign delegations who come and work with the government and related Government agencies to study the religious policies in Vietnam. They are:
- In October 1998 Abdelfattah Amor, the special reporter of the United Nations met Government agencies and some dignitaries to study religious policies of Vietnam.
- The US President’s special delegation on international religious freedom led by Robert Seiple visited and worked in Vietnam from 11th to 14th July 1999.
- The delegation from the Committee of American Religious Freedom (US) led by John Hanford (the mobile ambassador in religion) visited and worked in Vietnam in 2002, in 2003 and 2005.
- The delegation from the Committee of American Religious Freedom (US) led by S.Mc. Farland, the Executive manager, visited and worked in Vietnam during 21-27th February 2002. The delegation from this Committee led by its Chairman, Michael Cromarte, visited and worked in Vietnam during 21th Octorber- 01st November 2007, and again in 2009.
In practice, the number of foreign delegations to visit and work in Vietnam is greater. Thanks to Renovation, many have come for purposes of doing charity work in association with helping economic, socio-cultural development.
As we create favourable conditions for foreign delegations and individuals to study religious policies of Vietnam we also enable them observe and understand better about religious activities in Vietnam.
The non-government organizations from foreign countries with aids for Vietnam
At present, among over 700 foreign NGOs working in Vietnam there are over 70 which have a religious origin or related to religion. They focus on charitable works and giving support to health service, poverty reduction, helping victims of natural disasters, and community development. More NGOs like these will come to Vietnam.
Religious practices of foreigners in Vietnam
In many international meetings, ambassadors of some foreign countries require the State to enable foreigners to hire places for religious practices because their own places have been too much narrow. The communities of South Korea Protestants in some cities and provinces, the community of Russian Orthodox Church in Vũng Tàu and some other religious communities have repeatedly asked the Government to consider this issue.
From discussions above we can say that one of many important characteristics of Vietnamese religious organizations is their diverse and broad international relations. So international exchanges among religions are indispensable needs, formed long time ago. International relations of Vietnamese religions have been established for long time are increasingly strengthened and expanded.
*
* *
In general, international relations of religious organizations are mainly for religious purposes. The State has paid a lot of attention to the religious organizations' needs in international relations at the same time to create favourable conditions for them to participate in international religious activities. The outcomes of these support will help to show foreign friends and religious dignitaries to understand more about religious life in Vietnam./.