Đất nước Việt Nam đã có lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh chống ngoại xâm giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Vì vậy, nhân dân Việt Nam từ già trẻ, gái trai đều thấu hiểu ý nghĩa của độc lập dân tộc, đều quyết tâm giành và giữ độc lập dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã đứng lên giành chính quyền, lập nên Nhà nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á vào tháng 9/1945. Ngay từ buổi đầu thành lập, Nhà nước Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo. Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ cộng hoà trong phiên họp đầu tiên đã tuyên bố: "Tín ngưỡng tự do, lương giáo đoàn kết". Và nguyên tắc đó đã trở thành chính sách nhất quán xuyên suốt qua mọi thời kỳ của cách mạng Việt Nam.
Chính sách "tín ngưỡng tự do, lương giáo đoàn kết" đã góp phần to lớn vào sự nghiệp đoàn kết toàn dân, kháng chiến thắng lợi, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. "Bảo đảm tự do tín ngưỡng, tôn giáo" để "tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc" là cặp phạm trù không thể tách rời, có thể chứng minh bằng lịch sử từ năm 1945, Việt Nam không có một cuộc xung đột nào bắt nguồn từ vấn đề dân tộc, tôn giáo. Đồng bào theo các tôn giáo đều chung sống trong hoà bình, ổn định, hài hoà với đồng bào không có tín ngưỡng, tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Hơn sáu mươi năm qua, nhân dân Việt Nam trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, vững tin vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Từ năm 1990 trở lại đây, với những nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, từ đó từng bước khẳng định vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo, với trên 80 triệu dân của 54 dân tộc anh em cùng chung sống. Hiện nay ở Việt Nam có 6 tôn giáo với khoảng 20 triệu tín đồ, 60 nghìn chức sắc, nhà tu hành, 22 nghìn cơ sở thờ tự, có 16 tổ chức tôn giáo[1] đã được công nhận tư cách pháp nhân và đang hoạt động ổn định đó là Giáo hội Công giáo Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Tổng hội Hội thánh Tin Lành miền Bắc, Tổng Liên hội Hội thánh Tin Lành miền Nam, Giáo hội Phật giáo Hoà Hảo, 09 Hội thánh Cao Đài và 02 Ban Đại diện Hồi giáo. Cùng với những tổ chức tôn giáo đã được công nhận nêu trên, còn có một số tổ chức, hệ phái tôn giáo khác đã hình thành hoặc mới du nhập vào Việt Nam như một số hệ phái Tin Lành, Tịnh Độ Cư sĩ Phật hội, đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, đạo Baha’i, v.v... đang được tạo điều kiện đăng kí hoạt động tôn giáo để duy trì hoạt động bình thường, ổn định tại các cơ sở thờ tự hoặc tại các điểm nhóm với khoảng 1,5 triệu tín đồ, hơn 5 nghìn chức sắc, chức việc và gần 500 cơ sở thờ tự cùng nhiều điểm nhóm khác.
Trong công cuộc đổi mới đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, những năm qua nền kinh tế của Việt Nam ngày càng phát triển theo xu thế hội nhập trong khu vực và toàn cầu, đời sống vật chất của nhân dân ngày càng được cải thiện. Từ đó, nhu cầu về văn hoá tinh thần, đặc biệt là nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo cũng tăng lên. Các sinh hoạt tín ngưỡng như thờ cúng ông bà, tổ tiên, thờ cúng những người có công với đất nước... thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Cùng với sinh hoạt tín ngưỡng, sinh hoạt tôn giáo của tín đồ các tôn giáo cũng ngày càng ổn định.
Đất nước Việt Nam đi lên từ một nền kinh tế còn nhiều khó khăn với một trong những nguyên nhân chủ yếu là hậu quả nặng nề của các cuộc chiến tranh. Bên cạnh những chính sách để phát triển kinh tế, Nhà nước Việt Nam rất quan tâm đến chính sách xã hội trong đó có chính sách tín ngưỡng, tôn giáo. Việc ban hành những chính sách phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, với mục tiêu đoàn kết đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo và đồng bào không có tín ngưỡng, tôn giáo luôn được Nhà nước quan tâm.
Chính sách tôn trọng và bảo đảm tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi công dân được xác định ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và được bổ sung, hoàn thiện qua các bản Hiến pháp năm 1959, năm 1980 và Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, chính sách tôn giáo của Việt Nam tiếp tục được khẳng định và ngày càng được cụ thể hoá, tạo hành lang pháp lí cho các hoạt động tôn giáo nhằm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, bảo đảm sự đoàn kết, hòa hợp giữa cộng đồng những người có tín ngưỡng, tôn giáo và những người không có tín ngưỡng, tôn giáo; giữa các cộng đồng những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
Từ những năm 90 của thế kỷ XX trở lại đây, trước sự phát triển của đất nước, tình hình tôn giáo ở Việt Nam cũng có nhiều thay đổi. Nhiều quan điểm, chủ trương về công tác tôn giáo thể hiện trong các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp chỉ đạo giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ này đã được ban hành. Thể chế các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, pháp luật về tôn giáo không ngừng được xây dựng, sửa đổi bổ sung và hoàn thiện. Chỉ trong vòng hơn 10 năm, hàng trăm văn bản đã được Nhà nước Việt Nam ban hành có nội dung điều chỉnh lĩnh vực tôn giáo.
Văn bản quy phạm pháp luật có điều chỉnh lĩnh vực tôn giáo không những tăng nhanh về số lượng, mà còn phong phú và đa dạng hơn về hình thức. Nếu trước đây văn bản pháp luật tôn giáo được ban hành dưới hình thức Sắc lệnh, Nghị quyết, Sắc luật, Nghị định thì giai đoạn này nhiều Bộ luật, Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Quyết định, Thông tư, Chỉ thị đã đựơc ban hành. Nội dung các văn bản quy phạm pháp luật luôn được chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
Nghị định số 69/HĐBT, ngày 21/3/1991 về các hoạt động tôn giáo của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) là văn bản đầu tiên đã đề cập tương đối toàn diện các lĩnh vực hoạt động tôn giáo. Ngoài nội dung kế thừa các văn bản quy phạm pháp luật trước đó (Sắc lệnh 234/SL của Chính phủ ngày 14/6/1955 về vấn đề tôn giáo, Nghị quyết 297/NQ của Chính phủ ngày 11/11/1977 về một số chính sách đối với tôn giáo...), Nghị định còn chỉnh sửa, bổ sung một số nội dung mới.
Qua gần 10 năm thực hiện, trước yêu cầu của tình hình mới, ngày 19/4/1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 26/1999/NĐ - CP về các hoạt động tôn giáo, thay thế Nghị định số 69/HĐBT. Kế thừa các văn bản quy phạm pháp luật trước đó, Nghị định số 26 / CP khẳng định:
- Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân; công dân theo tôn giáo hoặc không theo tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật về quyền và nghĩa vụ.
- Những hoạt động tôn giáo chính đáng, hợp pháp của tín đồ được Nhà nước bảo đảm; những hoạt động tôn giáo vì lợi ích của Tổ quốc và nhân dân được khuyến khích.
- Các hoạt động tôn giáo phải tuân theo pháp luật của Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
- Mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để chống lại Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân, phá hoại sự nghiệp đoàn kết toàn dân, làm hại nền văn hoá lành mạnh của dân tộc và hoạt động mê tín dị đoan đều bị xử lí theo pháp luật.
Trong thời gian qua, rõ ràng pháp luật về tôn giáo của Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể. Trong mỗi giai đoạn, pháp luật về tôn giáo đã kịp thời thể chế hoá những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với tôn giáo. Nội dung pháp luật về tôn giáo khẳng định chính sách nhất quán tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân; nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng tôn giáo để phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống lại sự nghiệp cách mạng. Đặc biệt trong công cuộc đổi mới đất nước, pháp luật về tôn giáo đã có những đóng góp quan trọng trong việc củng cố sự đoàn kết, phát huy sức mạnh nội lực của toàn dân tộc trong phát triển kinh tế và giữ vững ổn định chính trị - xã hội.
Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo, Hội nghị lần thứ 7 Khoá IX Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra Nghị quyết về công tác tôn giáo. Những quan điểm, chính sách cơ bản của Đảng trong Nghị quyết về công tác tôn giáo là kết quả của quá trình tổng kết thực tiễn lâu dài của cách mạng Việt Nam. Những quan điểm, chính sách cơ bản đó thể hiện cách nhìn nhận, phương pháp ứng xử khoa học, đúng đắn đối với vấn đề tôn giáo, tạo nên những tiền đề, những nhân tố cơ bản cho việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đó là:
1. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật.
2. Thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc. Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau; đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo.
Nghiêm cấm sự phân biệt đối xử với công dân vì lí do tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng thời, nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia.
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, thể chế hoá những quan điểm của Đảng trong Nghị quyết về công tác tôn giáo, ngày 18/6/2004, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo (từ đây xin được viết tắt là Pháp lệnh) đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Khoá XI thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2004. Sự kiện quan trọng này đánh một dấu mốc lịch sử trên con đường hoàn thiện pháp luật điều chỉnh lĩnh vực hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.
Pháp lệnh có 6 chương, 41 điều, đã xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức tôn giáo, trách nhiệm của các cơ quan quản lí nhà nước trong việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động tôn giáo; tôn trọng và bảo đảm nguyên tắc những việc nội bộ của các tổ chức tôn giáo do các tôn giáo tự giải quyết theo Hiến chương, Điều lệ của các tôn giáo đã được Nhà nước công nhận. Đồng thời xác định, Chính phủ Việt Nam tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc gia nhập khi có sự khác nhau giữa quy định của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và các điều ước đã được Việt Nam kí kết hoặc tham gia. Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Pháp lệnh đã quy định cụ thể theo hướng cải cách thủ tục hành chính đối với trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc quản lí các hoạt động tôn giáo; phân cấp rõ thẩm quyền, thời hạn giải quyết của chính quyền các cấp theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tôn giáo của các tổ chức và cá nhân tôn giáo ở Việt Nam.
Ngoài những nguyên tắc cơ bản về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được kế thừa từ các văn bản đã ban hành, Pháp lệnh có nhiều nội dung được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung mới so với Nghị định số 26/CP ngày 19/4/1999.
Về phạm vi điều chỉnh
Pháp lệnh không chỉ điều chỉnh các hoạt động tôn giáo mà còn điều chỉnh hoạt động tín ngưỡng. Hoạt động tín ngưỡng là loại hình hoạt động không có tổ chức song lại thu hút đại đa số quần chúng nhân dân tham gia, rất phong phú và được thực hiện dưới nhiều hình thức như thờ cúng tổ tiên tại gia đình, thờ Vua Hùng, ... Các hoạt động tín ngưỡng được tổ chức ở khắp các vùng miền trên cả nước. Nhà nước Việt Nam tôn trọng những hoạt động tín ngưỡng lành mạnh, đề cao giá trị nhân văn và truyền thống văn hoá dân tộc, đáp ứng nhu cầu tinh thần của đông đảo quần chúng nhân dân. Đồng thời cũng nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng tín ngưỡng hoạt động mê tín dị đoan, thương mại hoá hoạt động tín ngưỡng.
Về sinh hoạt tôn giáo của tín đồ
Pháp lệnh quy định người có tín ngưỡng, có tôn giáo được tự do bày tỏ đức tin, thực hành các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện và tham gia các hình thức sinh hoạt phục vụ lễ hội, lễ nghi tôn giáo, học tập giáo lí tôn giáo mà mình tin theo. Khi tham gia các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phải tôn trọng quy định của cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, tôn trọng các quy định của lễ hội, quy ước của cộng đồng và quy định của pháp luật; tôn trọng quyền tự do không tín ngưỡng tôn giáo của người khác và không cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân. Quy định này phù hợp với nội dung Điều 18, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã tham gia.
Người nước ngoài khi vào Việt Nam được mang theo xuất bản phẩm tôn giáo và đồ dùng việc đạo để phục vụ nhu cầu tôn giáo của bản thân; được sinh hoạt tôn giáo tại cơ sở tôn giáo như tín đồ người Việt Nam; được mời chức sắc tôn giáo là người Việt Nam thực hiện lễ nghi tôn giáo khi có nhu cầu.
Về hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành
Người vào tu học tại các cơ sở tôn giáo hoàn toàn trên cơ sở tự nguyện, không ai được ép buộc hoặc cản trở. Trừ trường hợp người chưa thành niên phải có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ. Đây là quy định thể hiện rất rõ quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân, quyền được tu học để trở thành chức sắc, nhà tu hành của tín đồ các tôn giáo.
Chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo được thực hiện lễ nghi tôn giáo trong phạm vi phụ trách, được truyền đạo, giảng đạo tại các cơ sở tôn giáo; việc thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo ngoài cơ sở tôn giáo phải được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo luật định.
Chức sắc, nhà tu hành với tư cách công dân được Nhà nước khuyến khích tổ chức hoạt động giáo dục, y tế, từ thiện nhân đạo theo quy định pháp luật.
Chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài được phép giảng đạo tại cơ sở tôn giáo của Việt Nam sau khi được Ban Tôn giáo Chính phủ chấp thuận. Đây là một trong những quy định thể hiện sự đổi mới trong chính sách tôn giáo đối với hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành.
Về tổ chức tôn giáo và hoạt động của tổ chức tôn giáo
- Về tổ chức tôn giáo, Nghị định 26/CP quy định: "Tổ chức tôn giáo có tôn chỉ, mục đích, đường hướng hành đạo, cơ cấu tổ chức phù hợp với pháp luật và được Thủ tướng Chính phủ cho phép hoạt động thì được pháp luật bảo hộ”. Với quy định này, Nhà nước đã công nhận 16 tổ chức tôn giáo như đã nêu ở phần trên. Pháp lệnh quy định các tổ chức này không phải làm thủ tục công nhận lại. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, những quy định của Nghị định 26 đã thể hiện sự thiếu cụ thể đối với một số tổ chức tôn giáo, trong đó có những tổ chức có đông tín đồ, một số "tôn giáo mới" xuất hiện xin được Nhà nước công nhận về tổ chức. Khắc phục bất cập này, Pháp lệnh đặt ra 5 điều kiện cần và đủ để một tổ chức được công nhận là tổ chức tôn giáo đó là:
"a. Là tổ chức của những người có cùng tín ngưỡng, có giáo lí, giáo luật, lễ nghi không trái với thuần phong, mĩ tục, lợi ích của dân tộc;
b. Có hiến chương, điều lệ thể hiện tôn chỉ, mục đích, đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc và không trái với quy định của pháp luật;
c. Có đăng kí hoạt động tôn giáo và hoạt động tôn giáo ổn định;
d. Có trụ sở, tổ chức và người đại diện hợp pháp;
đ. Có tên gọi không trùng với tên gọi của tổ chức tôn giáo đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận”.
Trong đó, "có đăng kí hoạt động tôn giáo và hoạt động tôn giáo ổn định " là một trong những điều kiện quan trọng. Một tổ chức trước khi được công nhận là tổ chức tôn giáo phải đăng kí và hoạt động tôn giáo ổn định trong một thời gian nhất định mới được Nhà nước xem xét công nhận.
- Đối với tổ chức tôn giáo trực thuộc. Theo Pháp lệnh, Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh xem xét chấp thuận việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất đối với tổ chức tôn giáo cơ sở; Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận đối với tổ chức tôn giáo khác thuộc tổ chức tôn giáo. Quy định này sẽ tạo điều kiện cho tổ chức tôn giáo củng cố tổ chức, đáp ứng yêu cầu hoạt động tôn giáo.
- Về hội đoàn tôn giáo. Nghị định 26/CP chỉ quy định cho tín đồ được tham gia các hoạt động tôn giáo, học tập giáo lí, đạo đức, phục vụ lễ nghi tôn giáo tại cơ sở thờ tự. Theo Pháp lệnh, hội đoàn tôn giáo được xác định là một hình thức tập hợp tín đồ do tổ chức tôn giáo lập ra nhằm phục vụ hoạt động tôn giáo. Những hội đoàn do tổ chức tôn giáo lập ra không nhằm phục vụ hoạt động tôn giáo thì không phải là hội đoàn tôn giáo, việc thành lập và hoạt động thực hiện theo quy định của pháp luật về lập hội. Pháp lệnh quy định hội đoàn tôn giáo được hoạt động sau khi được tổ chức tôn giáo đăng kí với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Về hoạt động của dòng tu, tu viện và các tổ chức tu hành tập thể. Nghị định 26/CP quy định muốn hoạt động phải xin phép và được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Pháp lệnh đã có những sửa đổi cơ bản, theo đó, các tổ chức này chỉ cần đăng kí với cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Uỷ ban Nhân dân cấp huyện, Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh hoặc Ban Tôn giáo Chính phủ) là có quyền hoạt động hợp pháp. Những dòng tu, tu viện đã đăng kí trước ngày Pháp lệnh có hiệu lực thì không cần đăng kí lại.
- Về việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử trong tổ chức tôn giáo. Nghị định 26/CP quy định những việc này phải được Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh chấp thuận. Pháp lệnh có những thay đổi khá cơ bản. Theo đó, Pháp lệnh coi đây là công việc nội bộ của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo có quyền thực hiện theo Hiến chương, Điều lệ đã được Nhà nước phê duyệt. Nhà nước chỉ đặt ra các điều kiện về tư cách công dân của những người được xem xét phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử để tổ chức tôn giáo có sự lựa chọn, quyết định. Các điều kiện này bao gồm: là công dân Việt Nam, có tư cách đạo đức tốt; có tinh thần đoàn kết, hoà hợp dân tộc và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của Nhà nước. Sau khi phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm đăng kí với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để biết, đảm bảo quyền hoạt động tôn giáo hợp pháp cho họ. Tất nhiên những người không đáp ứng những tiêu chí mà Nhà nước đặt ra sẽ không được Nhà nước thừa nhận. Nếu họ hoạt động tôn giáo sẽ là bất hợp pháp.
Riêng trường hợp phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm ,bầu cử, suy cử công dân Việt Nam vào các chức danh tôn giáo do tổ chức tôn giáo ở nước ngoài quyết định thì ngoài các điều kiện về tư cách công dân nêu trên, còn phải có sự thoả thuận trước của Ban Tôn giáo Chính phủ.
- Về việc thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành. Nghị định 26/CP quy định vấn đề này khá chặt chẽ, theo đó, chức sắc, nhà tu hành khi thuyên chuyển phải được Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân nơi đi và nơi đến chấp thuận. Với Pháp lệnh, việc thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành được quy định một cách thông thoáng. Những trường hợp thông thường, tổ chức tôn giáo chỉ có trách nhiệm thông báo với Uỷ ban Nhân dân cấp huyện nơi đi và đăng kí hoạt động tôn giáo với Uỷ ban Nhân dân cấp huyện nơi đến. Trường hợp chức sắc, nhà tu hành vi phạm pháp luật về tôn giáo bị Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh xử lí hành chính hoặc bị xử lí về hình sự theo quy định thì khi thuyên chuyển mới cần phải được sự chấp thuận của Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh nơi đến.
- Về hoạt động xã hội, từ thiện nhân đạo của tổ chức tôn giáo. Nghị định 26/CP quy định còn chưa cụ thể. Với Pháp lệnh, Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để tổ chức tôn giáo tham gia nuôi dạy trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; hỗ trợ cơ sở chăm sóc sức khoẻ người nghèo, người tàn tật, người nhiễm HIV - AIDS, bệnh nhân phong, tâm thần; hỗ trợ phát triển các cơ sở giáo dục mầm non và tham gia các hoạt động khác vì mục đích từ thiện nhân đạo phù hợp với Hiến chương, Điều lệ của tổ chức tôn giáo và quy định của pháp luật.
Về vấn đề tài sản thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo
Pháp lệnh khẳng định những tài sản hợp pháp thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm. Trong đó, đất đai thuộc những cơ sở này được Nhà nước bảo đảm quyền sử dụng ổn định, lâu dài. Cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo được quyền quyên góp, nhận tài sản, hiến, tặng, cho để phục vụ hoạt động tôn giáo. Tuy nhiên, việc quyên góp, hiến, tặng, cho phải bảo đảm sự tự nguyện của người đóng góp, tặng, cho; quyên góp phải công khai mục đích sử dụng và phải thông báo với Uỷ ban Nhân dân nơi tổ chức quyên góp trước khi thực hiện.
Sau hơn một năm thực hiện Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, đời sống tôn giáo ở Việt Nam đã có những chuyển biến mới, biểu hiện trên tất cả các mặt của hoạt động tôn giáo. Từ đó, khẳng định một thực tế là chính sách tôn giáo của Nhà nước Việt Nam và việc thực hiện chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong thời gian qua đã đáp ứng cơ bản nhu cầu sinh hoạt tôn giáo chính đáng, hợp pháp của tín đồ, chức sắc, nhà tu hành và của các tổ chức tôn giáo. Đông đảo tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tôn giáo yên tâm, phấn khởi tin tưởng vào chính sách và pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Trong quá trình phát triển xã hội, đi đôi với sự biến đổi liên tục của thực tiễn, hệ thống chính sách, pháp luật nói chung và chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng lại có tính ổn định tương đối, do vậy không thể tránh được những hạn chế, bất cập. Vì vậy, việc không ngừng bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo để đáp ứng thực tiễn cuộc sống và đời sống tinh thần của đồng bào các tôn giáo là một tất yếu khách quan.
Chính phủ và nhân dân Việt Nam rất tôn trọng sự quan tâm của các quốc gia đối với Việt Nam về nhân quyền, đặc biệt về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Hi vọng rằng, Hội nghị này sẽ giúp các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có dịp trao đổi và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau nhằm xây dựng ngày càng hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo ở từng nước./.
[1]. Vào năm 2014, ở Việt Nam có 13 tôn giáo với 40 tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận và tổng số tín đồ tôn giáo ước tính khoảng 24 triệu.
Progress of Law on Religion in Vietnam
from 1990 to the Present
Nguyễn Khắc Huy
The Vietnamese Government Committee for Religious Affairs
Vietnam has a history of thousand years of struggling against foreign aggressions to preserve national independence and unification. Therefore the Vietnamese, from the elders to the young, all understand the meaning of national independence, and are determined to preserve national independence. Under the leadership of the Vietnamese Communist Party, the Vietnamese stood up and established the first democratic republic in South East Asia in September 1945. From the first days in its establishment, the Vietnamese State has paid a great attention to beliefs and religions. The provisional Government of the Democratic Republic of Vietnam at its very first meeting proclaimed the principle of "the freedom of belief and the solidarity between non-Catholics and Catholics". This principle has become a consistent policy in all periods of the Vietnamese revolution.
The policy of "freedom of belief and the solidarity between non-Catholics and Catholics" has greatly contributed to the solidarity of all the ethnics, the success of the war of resistance, and the unification of the nation. "The guarantee of freedom of belief and religion” to “promote the great national solidarity" has been an indivisible principle. This can be demonstrated by the history since 1945 during which there has not been any national conflict arising from ethnic or religious issues. Compatriots following various religions live in peace, safety and harmony with those following no religion, all in one great block of solidarity.
In over past sixty years, the Vietnamese, within the great block of solidarity and under the leadership of the Vietnamese Communist Party, have made recorded successes. From 1990 up to the present, with the efforts of the Party and the whole people, the renovation in nation-building and development of economy and society has resulted in achievements that are acknowledged by international communities. Vietnam therefore has step by step affirmed its stance in Southeast Asian region and in the world.
Vietnam is a multi-ethnic and multi-religious nation, with a total population of over 80 millions and constituted by 54 different ethnics. At the present, there are 6 main religions with about 20 million followers, 60,000 dignitaries and religious professionals in 22,000 places of worship. There are 16 religious organizations which have been officially recognized by the State and are operating in stability.[1] They belong to the Vietnamese Catholic Church, Vietnamese Buddhist Sangha, the General Protestant Church in the North, the General Protestant Church in the South, Hòa Hảo Buddhism, 9 Caodaist churches and 2 Islamic representative offices. Together with these recognized religious organizations, there are religious organizations and religious branches which have been newly established or imported into Vietnam such as a number of Protestant denominations, the Pure Land Buddhist Association, the Four Debts of Gratitude, the Baha'i Religion, etc. are registered for their permanent religious activities at their places or at other meeting points. These religions have about 1,5 million followers, over 5,000 dignitaries and about 500 places of worship.
Thanks to the Renovation of the country, under the leadership of the Vietnamese Communist Party, in past years the economy has been developed to follow the tendency of regional and international integration. As a result, the living conditions of the people have been much more improved. The need of cultural practice is therefore increasing, so is the need of belief practice. Worship of ancestor and national heroes attract many participants. Together with belief activities, religious activities are getting into routines.
Vietnam is stepping forwards from an economy with many difficulties. One of these difficulties are the consequences left by wars. Beside policies on economic development, the State of Vietnam is paying a great attention to policies on social development, among them the policy on belief and religion. The issuance of suitable policies in response to the needs of people living in a developing the country is always concerned by the State.
The policy which gurantees freedom of belief and religion for all citizens is affirmed in the very first Constitution of the Democratic Republic of Vietnam and has been supplemented, improved through the Constitutions of 1959, 1980 and 1992 of the Socialist Republic of Vietnam.
In the process of renovation, the religious policy of Vietnam continues to be detailed, thus creates the legal corridor for guarantee of freedom of belief and religion for citizens, for national solidarity, and hamornious relations between religious and non-religious people and between communities of different religions.
From the 90s of the 20th century, along with the development of the country, the religious situation has changed significantly. Many viewpoints and strategic thinkings in religious worksdirections positions on the religious work have been reflected and promulgated in Decisions and Instructions by the Party to directly deal with religious issues in this period. The institutionalized Decisions and Instructions and the laws on religions have been constantly made, supplemented and perfected. Only within over 10 years, hundreds of documents have been issued by the State for the regulation of the religious sphere.
Not only the legal documents with regulation of religion have increased rapidly in number, their forms are also diversified. Before, legal documents on religion were issued in the forms of orders, decisions, provisions, and resolutions. Now, many set of laws, decrees, edicts, ordinance, directions, and circular letters are being issued. The content of these documents are timely corrected, supplemented, perfected, and updated to respond to the current situation.
The Decision No 69/HĐBT issued on 21st of March 1991 by the Committee of Ministers (now the Government) regarding religious activities is the first text to deal relatively all aspects of religious activities. Apart from the continuation of previous legal texts (such as the Decree 234/SL by the Government on 14th of June 1955 on religious issues, the Decision 297/NQ by the Government on 11th of November 1977 on policies of religions), this Decision also corrects and updates some new contents.
Through almost 10 years of implementation, to meet the demands of the new situation, on 19th of April 1999, the Government issued the Decree No. 26/1999/NĐ-CP on religious activities to replace the Decision No 69/HĐBT. While inheriting previous legal texts, the Decree No. 26 asserts that:
- The State guarantees the freedom of belief and religion and the freedom of having no belief and religion of the citizens; religious and non-religious citizens are equal before laws regarding rights and duties;
- Appropriate and lawful religious activities of religious followers are guaranteed by the State; religious activities that benefit the nation and the people are encouraged;
- Religious activities must follow laws issued by the Socialist Republic of Vietnam;
- Any behavior which violates the freedom of belief and religion, takes advantages of religious beliefs for purposes against the Socialist Republic of Vietnam’s interests, prevents religious followers from performing their citizen duties, destroys the national solidarity, or undermines the healthy national culture as well as superstitious activities will be dealt with according to laws.
Clearly, there has been significant development in the laws on religion in Vietnam recently. In each period, the laws on religion have timely institutionalized directions and policies of the Party and State toward religion. The legal contents on religions affirm a consistent policy of respect to and guarantee of the citizens’ freedom of belief and religion; strictly forbid all activities that take advantages of religion to undermine the great national solidarity and to negate the Party’s revolutionary career. Specially, in the course of renovation, the laws on religions have made important contributions to reinforce the national solidarity, to boost the national inner power for the tasks of economic development and protection of the socio-political stability.
To consistently implement the policy that respects the freedom of belief and religion, the 7th meeting of the 9th Session of the Central Committee of the Communist Party of Vietnam has put forth the Edict on the religious works. The formation of basic viewpoints and policies of the Party in the Edict on religious works is the result of a summary of long process of the Vietnamese Revolution. These basic viewpoints and policies represent scientific and appropriate approaches toward the religious issue and have created premises and main elements for the building of the great block of national solidarity. They are:
1. Belief and religion are a spiritual need of a segment of the population, existed and will co-exist with the building of socialism in Vietnam. Religious compatriots are a part of the great block of national solidarity.
The State consistently implements the policy that respects and guarantees the freedom of belief, of following or not following a religion, and of religious practices in accordance with the law. Religions shall operate within the legal frameworks and shall be treated equally before laws.
2. The State consistently implements the policy of building a great block of national solidarity; unifying compatriots following different religions; and unifying religious and non-religious compatriots.
The State strictly forbids discriminations towards citizens on the basis of belief and religion. At the same time, the State strictly forbids using belief and religion to carry out superstition, to operate without following the Party-State’s policy and laws, to provoke separation among people and among ethnics, to cause disorder, and to violate the national security.
Based on the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam in 1992 and on the institutionalization of the viewpoints of the Party in the Resolution on the religious works, on the 18th of June 2004 the Ordinance on belief and religion (the Ordinance in short form) was adopted by the Standing Committee of the national Assembly of the Socialist Republic of Vietnam, session XI, and became effective from the 15th of November 2004. This important event marks a historical milestone on the way to perfection of laws to regulate religious activities in Vietnam.
The Ordinance, constituted of 6 chapters with 41 articles, clearly defines rights and duties of religious individuals and organizations. It also defines the responsibility of the State authorities in the guarantee of rights and duties of individuals and organizations in their religious activities. It asks the authorities to respect and guarantee the principle that a religious organization shall resolve its own internal affairs according to its approved Charter and code of conduct. At the same time the Ordinance affirms that the Government of Vietnam respects and carries out International treaties that it has signed or participated into when there appear differences in the regulations provided by the Ordinance. The Government’s decree which guides the application of the Ordinance has provided specific regulations in accordance with renovation of administrative procedures for the responsibility of the State organs in the management of religion. There is also a clear allocation of power as well as time schedule in processing the people’s paperworks. It is driven to the aim of creating more favourable conditions for religious activities of individuals and organizations in Vietnam.
Apart from the basic principles on freedom of belief and religion inherited from issued documentations, the Ordinance features adjusments, amendments, and supplements in comparison with the Decree No 26/CP on the 19th of April 1999.
Regarding the Scope of Regulation
The Ordinance not only regulates religious activities but also activities of religious belief. Belief activities though having no form of organization attract the participation of the majority of the mass. It is variously practised in forms of home ancestor worship, the cult of Hùng Kings, etc. Popular beliefs are practised everywhere in the nation. The State of Vietnam respects healthy belief practises, appreciates the humane and traditional values of the national culture, and manages to meet spiritual needs of the people. At the same time it strictly forbids all activities of superstition or the commercialization of religious beliefs.
Regarding Religious activities of Believers
The Ordinance stipulates that religious persons are free to express their faith, to carry out rituals, to pray and participate into religious festivals and ceremonies, to study the religious doctrines that they believe in. When religious persons participate in religious activities they should respect the regulations of the religious bases, of the festivals, of the conventions of the local community, and of the regulations of laws. They should also respect the freedom of non-religious persons and should not hinder the execution of the citizen's right and duty. This regulation is relevant to the content of the Article 18 of the International Convention on civil and political rights that Vietnam participates in.
When enter Vietnam, foreigners are allowed to bring along religious publications and religious items for their needs; to practise at in religious bases like the Vietnamese believers; to invite Vietnamese dignitaries to perform religious services when in need.
Regarding Religious activities of Dignitaries and Religious professionals
Those who seek training at religious bases shall do it on the basis of their own free will, without any impediment or enforcement, apart from persons under age who need the agreement of their parents or guardians. This regulation clearly expresses the freedom of following or not following a religion of citizen and the right to be trained to become dignities or religious professionals.
Dignitaries, religious professionals are entitled to perform religious rituals in the area they are in charge of. They may preach and teach their religious doctrine at religious bases. If they wish to do these outside their bases, they have to seek approval from competent State authorities according to laws.
Dignitaries or religious professionals upon their citizenship are encouraged by the State to organize educational, medical, humanitarian and charitable activities in accordance with legal regulations.
Foreign dignitaries or religious professionals are allowed to preach at Vietnamese religious bases after obtaining approval by the Government Committee for Religious Affairs. This is one of the regulations that represent renovation in the religious policy toward religious activities of dignitaries and religious professionals.
Regarding Religious Organizations and their Activities
- Regarding religious organizations, the Decree No. 26/CP stipulates that: "If religious organizations have their code of conduct, goals, charter, structure that are in conformity with the law and approved by the Prime Minister of the Government, they will be protected by laws". With this regulation, the State has recognized 16 religious organizations as we mentioned above. The Ordinance stipulates that these organizations do not have to re-apply to be recognized. However, in reality, the Decree reveals its lack of specific regulations on a number of religious organizations, some of those have many followers, or are newly emerging “religions" applying for recogniztion. To overcome this problem, the Ordinance puts forth 5 conditions which are necessary and sufficient for a religious organization to be recognized:
These conditions are:
a. It is an organization of persons sharing the same belief with doctrine and regulations that are not contrary to the traditionally beautiful morals and good customs and the interests of the nation;
b. It has charter and code of conduct showing motto, goals, and orientations of practices that will bound to the nation and not violate regulations of laws;
c. It has registered its religious activities and has stable religious activities;
d. It has a base, organization and a legal representative;
e. Its name does not duplicate with any other State-recognized religious organizations.
Among these conditions, the one stipulates that "has registered its religious activities and has stable religious activities" is important. A religious group that seeks State’s recognition has to show its existing registration with local authorities and its stable activities for a certain period of time.
- Regarding local religious branches which directly belong to a State-recognized religious organization: According to the Ordinance, the local authorities at the provincial level will consider the local religious branch’s application for establishment, division, inclusion or unification. The Prime Minister will consider the application for those requirements of a religious organization at the central level. This regulation creates favourable conditions for a religious organization to restructure itself to meet its demand in religious activities.
- Regarding religious associations: The Decree No. 26/CP only stipulates that the believers may participate in religious activities, studies of doctrine and moral guidelines, and in rituals at the place of worship. According to the Ordinance, a religious association is defined as a form of gathering followers for some specific kinds of religious activities and it is established by a religious organization. If an association is established but not for supporting religious activities it is not considered a religious association. In that case, it has to follow rules of association establishement. The Ordinance stipulates that a religious association can only operate after its religious organization has registered for religious activities with the competent authorities.
- Regarding the activities of religious orders, monasteries, and groups for religious practices: The Decree No. 26/CP stipulates that the actors have to apply for permission the competent state organ. There are basic changes in the Ordinance, according to which these entities only need to register for activities with the competent authorities (the People's Committee of the district, the People's Committee of the province or the Government Committee for religious affairs) to enjoy the right to operate legally. These orders and monasteries do not need to register their activities again if they have done so before the Ordinance takes effect.
- Regarding the nomination, appointment, ordainment and election within a religious organization: The Decree No. 26/CP stipulates that these affairs should seek approval from the Prime Minister or the Chairman the Provincial People's Committee. There are basic changes here. According to these changes, these affairs are considered internal affairs of a religious organization and it only needs to follow rules set in its approved Charter and code of conducts. The State only puts forth the conditions for characters for the persons who are nominated, appointed, ordained, or elected so that the religious organization can come up with final option and decision. These conditions include: the person shall be a Vietnamese citizen with good characters, a spirit of national solidarity and reconciliation and seriously practise laws issued by the State. After the nomination, appointment, ordainment, or election, the religious organization is responsible to report these persons to the competent authorities so that their legal rights in religious activities will be guaranteed. Of course, those who do not meet the criteria put forth by the State will not be recognized by the State and they will violate the laws if they carry out religious activities.
As to the case of nominations, appointments, elections, selections of Vietnamese citizens to religious titles decided by foreign religious organizations, apart from above conditions of citizenship quality, a previous agreement with the Government Committee for Religiious Affair is required.
- The transfer of the place of practice for dignitaries, religious professionals: The Decree 26/CP stritcly rules that dignitaries and religious professionals who are to be transfered shall obtain permission by the Presidents of the People's Committee of the place they leave and of the place they will come. With this Ordinance, this regulation is more relaxed. In ordinary cases, the religious organization only needs to inform the local People's Committee where the dignitary or religious professional will leave and register for religious activity with the local People's Committee of the district where they will work. If a transferee violated the laws on religion and was judged by the local People’s Committee according to regulations, he needs to obtain the permission of the People 's Committee of the locality where he will come.
- Regarding social and charitable works of religious organizations: the Decree 26/CP’s regulations are still not concrete enough. With the Ordinance, the State encourages and creates favourable conditions for religious organizations to participate in providing care and education for children of special difficulties; to assisst healthcare centres for the poor, the invalid, persons with the HIV-AIDs, the people with leprosy, and those with mental illness. Religious organizations may support the development of bases for pre-school education and participate in other activities for humanitarian purposes in accordance with the charter, regulations of religious organizations and regulations of laws.
Regarding property belonging to the religious bases
The Ordinance regulates that legal properties belonging to the religious bases are protected by laws and any violation is strictly forbiden. Lands that belong to these bases shall enjoy the right of use for a long time. Religious bases are entiled to make donation or to receive donation for religious activities. However, religious bases have to make sure that donations are made on the free will of the donators or givers and that the purpose of using donations shall be publicized and the local People' Committee shall be informed in advance.
After a year of implementation of the Ordinance on belief and religion, the religious life in Vietnam has witnessed new changes in all of its aspects. This fact affirms that the religious policy of the State of Vietnam and its implementation have basically responded to the need and legal rights of religious believers, dignitaries, and professionals, and of all religious organizations. Majority of these objects feel assured and enthusiastic. They have a full confidence in the policy and the law of the State thus actively participate in patriotic social movements, “lead a good life in both secular and religious aspects", and to actively contribute to the building of a rich people, a strong country, an equal, democratic and civilized society.
During the course of social development, in response to constant changes of reality, the system of policies and laws in general and the policies and laws on belief and religion in particular are relatively stabile thus there appear unavoidable limitations. Therefore, the on-going supplementation and perfection of the policies and laws on belief and religion are naturally needed so as to meet the reality of the spiritual life of religious compatriots.
The Vietnamese Government and people pay a great respect to the other nations’ concerns of the human rights in general and of freedom of belief and religion in particular for the Vietnamese. I hope that through this Conference nations in Southeast Asia have an opportunity to exchange and learn from each other so as to build up a more perfect legal system on belief and religion.
[1]. In 2014, there are 13 main religions and 40 religious organizations which are recognized by the State. The number of religious adherents is estimated to grow to around 24 millions.