Video Clip
Liên kết website
Thống kê truy cập

1

Luật Pháp nhân Tôn giáo và sửa đổi. Một số vấn đề về pháp luật tôn giáo Nhật Bản hiện đại. Bài viết của TS Onishi Kazuhiko. Tại Hội thảo Quốc tế: Tôn giáo và pháp quyền ở Đông Nam Á diễn ra từ ngày 6 đến 11 tháng 9 năm 2006 tại Hà Nội - Việt Nam

14/11/2014
Law of Religious Juridical Person and Amendments. Some Issues on Law on Religion in Japan’s Modern Society. Presentation by Dr. Onishi Kazuhiko. Paper for the international conference on ‘Beginning the Conversation: Religion and Rule of Law in Southeast Asia’, 6-11 September 2006 in Hanoi, Vietnam

Lời nói đầu

 

Pháp luật tôn giáo Nhật Bản hiện nay dựa trên 2 nguyên tắc: “tự do tôn giáo” và “phân ly giữa chính trị và tôn giáo”, theo điều khoản 20[1] và 89[2] của Hiến pháp Nhật Bản (thi hành từ ngày 03/04/1947). Trung tâm của hệ thống này chính là Luật Pháp nhân Tôn giáo. Ý nghĩa áp dụng của “pháp nhân Tôn giáo” ở Nhật Bản là các tổ chức tôn giáo (giáo đoàn, chùa, đền, nhà thờ, v.v...) có tư cách pháp nhân (tổ chức có năng lực sử dụng quyền lợi) (Shinmula 1999, tr. 1255, 2434). Mục đích chủ yếu của Luật Pháp nhân Tôn giáo là cấp tư cách pháp nhân cho đoàn thể tôn giáo (Hội Nghiên cứu Pháp nhân Tôn giáo 1997, tr. 1). Theo thống kê ngày 31 tháng 12 năm 2003 của Sở Văn hóa, Bộ Văn hóa Khoa học thuộc Chính phủ Nhật Bản, tổng số đoàn thể và pháp nhân tôn giáo ở Nhật Bản là 226.060 đoàn thể và 182.985 pháp nhân (Sở Văn hóa 2005, tr. 30-31).

Tôi cho rằng văn bản luật này và sự sửa đổi của nó đã phản ánh chính sách tôn giáo của các cơ quan quản lý nhà nước từ sau khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 đến nay. Đồng thời thông qua luật này, người ta có thể hiểu được một phần khái niệm tôn giáo của người Nhật hiện đại. Cho nên, nhân dịp này, tôi xin trình bày một số đặc trưng và vấn đề của bộ luật này.

Ở đây trước hết tôi xin giới thiệu sơ lược tình hình trước khi Luật Pháp nhân Tôn giáo ra đời. Sau đó tôi xin tiếp tục trình bày một sở đặc trưng và vấn đề của bộ luật và phiên bản sửa đổi của nó.

1. Sơ lược tình hình trước khi Luật Pháp nhân Tôn giáo ra đời

Hệ thống pháp luật tôn giáo Nhật Bản hiện đại thay đổi rất nhiều so với trước Chiến tranh Thế giới thứ 2 kết thúc. Cho đến khi Luật Pháp nhân Tôn giáo ra đời, ở Nhật Bản đã có hai văn bản pháp luật tôn giáo chủ yếu. Trước khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc thì có Luật Đoàn thể Tôn giáo, sau khi chiến tranh kết thúc thì Luật Pháp nhân Tôn giáo đã được thi hành. Nhưng tính chất của hai văn bản luật này là rất khác nhau.

1.1. Sơ lược tình hình hệ thống pháp luật tôn giáo Nhật Bản trước khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 kết thúc

Trước Chiến tranh Thế giới thứ 2, cơ bản của hệ thống pháp luật tôn giáo ở Nhật Bản đã có nguyên tắc do điều khoản 28 của Hiến pháp Đại Nhật Bản đế quốc (thi hành 11/ 02/1889) quy định là “nếu không làm trở ngại an ninh trật tự và không vi phạm nghĩa vụ của thần dân thì thần dân Nhật Bản có tự do niềm tin tôn giáo”. Vì vậy, có thể nói “tự do về niềm tin tôn giáo” vừa được đảm bảo, vừa bị hạn chế theo ý của cơ quan quản lý nhà nước. Còn nguyên tắc “phân ly giữa chính trị và tôn giáo” chưa được thực hiện ở Nhật Bản lúc bấy giờ. Bởi vì Nhà nước thời ấy coi “Thần đạo cổ truyền Nhật Bản” là “Quốc giáo” để Thiên Hoàng Nhật Bản làm “một vị thần ở trần gian”. Lúc đó, trung tâm của hệ thống pháp luật là Luật Đoàn thể Tôn giáo, được thi hành từ ngày 01 tháng 04 năm 1940. Dù có chế độ ưu đãi thuế cho pháp nhân tôn giáo, song theo tinh thần điều khoản 28 của Hiến pháp Đại Nhật Bản đế quốc, bộ luật này cũng có nhiều điều khoản quản lý chặt chẽ với Pháp nhân Tôn giáo. Ngoài bộ luật này ra, những bộ luật khác như Luật duy trì an ninh, Luật bất kính (với Thiên Hoàng) làm hạn chế nhiều hoạt động của đoàn thể tôn giáo Nhật Bản và hay xúc phạm “tự do của niềm tin tôn giáo” của họ.

Ở bên cạnh những đoàn thể hoặc những người thực hành tôn giáo bị hệ thống pháp luật tôn giáo và cơ quan quản lý đàn áp còn có những người Nhật Bản chấp nhận rằng “lúc đó vẫn có tự do niềm tin tôn giáo”. Ý thức đó đã biểu thị giới tôn giáo cũng chưa hiểu biết nhiều về “tự do niềm tin tôn giáo”. Bối cảnh tình hình đó là do theo thế giới quan truyền thống của người Nhật thì giữa Thần và Người, Chủ nhân và Người hầu, Chùa cả và Chùa con, v.v... có quan hệ theo “chiều dọc”. Chính vì thế, trước khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 đã kết thúc, cả phía nhà nước và phía nhân dân chưa có nhận thức rằng Pháp luật cận đại coi cá nhân con người là cơ bản (Alai 1993, tr. 145).

1.2. Pháp lệnh Pháp nhân Tôn giáo

Sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, Nhật Bản bị Liên Hiệp quốc (chủ yếu là nước Mỹ) chiếm lĩnh. Sau khi Luật Đoàn thể Tôn giáo bị xóa bỏ theo lệnh của Bộ Tổng tư lệnh Liên hiệp quốc, chính phủ Nhật Bản thi hành Pháp lệnh Pháp nhân Tôn giáo vào ngày 28 tháng 12 năm 1945. Có thể nói chính Bộ Tổng tư lệnh Liên Hiệp quốc đã mang 2 nguyên tắc: “tự do niềm tin tôn giáo” và “phân ly giữa chính trị và tôn giáo” vào hệ thống pháp luật tôn giáo Nhật Bản một cách đầy đủ. Có hai khái niệm chủ yếu của pháp lệnh này: một là, cơ quan nhà nước không cản trở tự do niềm tin tôn giáo một cách nghiêm khắc; hai là, nhà nước bảo toàn tài sản của đoàn thể tôn giáo.

Cho nên nội dung chủ yếu đó là: (1) Thủ tục thành lập pháp nhân tôn giáo rất dễ dàng[3]; và (2) Các pháp nhân tôn giáo được ưu đãi về thuế.

Hơn nữa, tình hình xã hội và chính trị lúc bấy giờ đã đẩy mạnh sự gia tăng số lượng pháp nhân tôn giáo. Đây là điều kiện để các giáo chủ của đoàn thể tôn giáo mới có thể tự xưng hoặc được tôn là “một vị Đức Thần”. Vì Thiên Hoàng Nhật Bản đã tuyên dụ rằng “Trẫm không phải là một vị thần ở trần gian” (01/01/1946). Và Thiên Hoàng đã trở thành sự tồn tại tiêu biểu của Nhật Bản, đồng thời nhân dân Nhật Bản mới nắm chặt chủ quyền nhà nước do Hiến pháp Nhật bản quy định (thi hành 03/04/1947).

Chính vì thế, cuối năm 1949, tổng số pháp nhân tôn giáo tăng lên nhanh với con số 182.629 pháp nhân[4](Nijiyuku 1992, tr. 281). Trong đó, có trường hợp là để muốn nhận ưu đãi thuế nên những người thành lập pháp nhân tôn giáo chỉ lấy danh nghĩa của đoàn thể chứ không có tổ chức thật sự (Watanabe 2001, tr. 12). Hoặc vì việc vận dụng của pháp nhân trở nên hoàn toàn tự do nên một số người chủ quản xử dụng tài sản pháp nhân một cách bừa bãi (Hukuda 1993, tr. 551). Thế giới quan trong bộ luật mới này giống như luật pháp tôn giáo của người Âu-Mỹ, là quan hệ “ngang hàng” giữa Thần và Người theo cam kết một cách bình đẳng. Nên “tự do niềm tin tôn giáo” được đảm bảo do sự cam kết giữa Thần và Người vượt ngoài pháp luật trần gian. Đồng thời, phía con người có nghĩa vụ là tự quản đối với hành động của bản thân mình. Nhưng người Nhật bao gồm nhiều người thực hành tôn giáo còn chưa biết “tự quản hành động” và chỉ lợi dụng “tự do niềm tin tôn giáo”.

Thực sự, Pháp lệnh Pháp nhân Tôn giáo có một số vấn đề vẫn chưa được giải quyết như tôi đã kể trên. Pháp lệnh này là văn bản luật pháp tạm thời chỉ có hiệu quả trong thời gian Liên hiệp quốc chiếm lĩnh Nhật Bản. Sau đó, chính phủ Nhật Bản làm luật pháp tôn giáo khác. Đây chính là Luật Pháp nhân Tôn giáo được thi hành vào ngày 03 tháng 04 năm 1951.

2. Luật Pháp nhân Tôn giáo

Sau đây, trước hết tôi xin phép trình bày về một số đặc trưng, ý nghĩa chung và một số vấn đề của Luật Pháp nhân Tôn giáo. Và tôi xin phép nói thêm về nhận thức của người Nhật hiện đại với tôn giáo và vụ án có ảnh hưởng to lớn với xã hội mà đoàn thể tôn giáo gây ra khi Luật Pháp nhân Tôn giáo có hiệu lực.

2.1. Một số đặc trưng của Luật Pháp nhân Tôn giáo

Trong cả 89 điều khoản của Luật Pháp nhân Tôn giáo, cái nêu rõ đặc trưng bộ luật này là 3 điều khoản sau đây:

(1) Điều khoản 12: Chế độ chứng nhận

(2) Điều khoản 18: Chế độ cán bộ phụ trách

(3) Điều khoản 23: Chế độ công bố.

   Ở đây, tôi xin giới thiệu ① sơ lược nội dung; và ② đặc trưng điều khoản này.

(1) Điều khoản 12: Chế độ chứng nhận

Sơ lược nội dung: Người nào muốn lập pháp nhân tôn giáo, phải thiết lập quy tắc[5] và xin phép cơ quan quản lý chập nhận quy tắc đó.

Đặc trưng: Chỉ cho phép cơ quan quản lý có quyền thẩm tra là quy tắc của pháp nhân tôn giáo đủ quy định hay không và nghiêm cấm cơ quan quản lý chỉ đạo hành chính như quản lý, chỉ đạo, can thiệp, điều đình về tôn giáo hoặc những việc khác.

(2) Điều khoản 18: Chế độ cán bộ phụ trách

Sơ lược nội dung: mỗi pháp nhân tôn giáo phải có nhiều hơn 3 người và cử 1 trong 3 người đó làm đại biểu.

Đặc trưng: Chỉ định tổ chức riêng của pháp nhân quản lý tải sản của chùa, đền, nhà thờ và không cho phép cá nhân nhà tôn giáo như nhà sư, giám mục tự quản lý tài sản pháp nhân. Luật pháp tôn giáo cũ như Luật Đoàn thể Tôn giáoPháp lệnh Pháp nhân Tôn giáo đều chấp nhận nhà sư hoặc người phụ trách quản lý đoàn thể tôn giáo sử dụng tài sản của đoàn thể tôn giáo. Nhưng pháp luật tôn giáo phủ định việc cá nhân chi phối pháp nhân tôn giáo.

(3) Điều khoản 23: Chế độ công bố

Sơ lược nội dung: Trước khi tiến hành những việc quan trọng như xử lý tài sản, thay đổi quy tắc thì người nắm pháp nhân tôn giáo phải công bố cho tín đồ hoặc những người có liên quan những điểm lợi-hại giữa những việc đó.

Đặc trưng: Làm cho cấp bậc dưới của tổ chức pháp nhân tôn giáo có khả năng tự kiểm tra hoạt động và tổ chức mình để giữ gìn tính cách công ích.

2.2. Ý nghĩa chung và một số vấn đề về Luật Pháp nhân Tôn giáo

(1) Mục đích chung của Luật Pháp nhân Tôn giáo             

Đối với nhà nước và cơ quan quản lý:

Giữ gìn nguyên tắc “Sự phân ly giữa chính trị và tôn giáo” một cách nghiêm túc để đảm bảo “Tự do niềm tin tôn giáo” của pháp nhân tôn giáo.

Đối với pháp nhân tôn giáo:

Mong đợi, chứ không phải là ép buộc pháp nhân tôn giáo phát huy tính tự quản để giữ gìn tính công ích.

(2) Một số vấn đề của Luật Pháp nhân Tôn giáo           

Do Luật Pháp nhân Tôn giáo quá nhấn mạnh “tính cách tự quản của pháp nhân tôn giáo” người ta cho rằng khái niệm cơ bản của Luật Pháp nhân Tôn giáo là “pháp nhân tôn giáo là thiện nhân” (Kitou 1995, tr. 2).

Khái niệm và nội dung bộ luật này có khả năng gây ra những vấn đề phức tạp. Ví dụ, nếu quen biết với cán bộ phụ trách quản lý thì người chủ quản có thể áp dụng pháp nhân tôn giáo hoàn toàn theo ý mình. Trong trường hợp này, khi xử lý tài sản pháp nhân và công bố, nếu có ý kiến phản đối nội dung đó thì bộ luật này không có quy định gì để xử lý (Alai 1993, tr. 155).

Hơn nữa, bộ luật này làm cho cơ quan quản lý ít có quyền quản lý pháp nhân tôn giáo và khó kiểm tra nội bộ của tổ chức đó (Kitou, sách đã dẫn). Nhưng chính vì thế, ít nhất sau khi Luật nhân Tôn giáo được thi hành cho đến nay, ở Nhật Bản cơ quan quản lý chưa bao giờ xây ra sự xúc phạm nặng nề với “tự do niềm tin tôn giáo” (Alai 1993, tr. 150).

2. 3. Nhận thức của người Nhật về tôn giáo và những vụ án có ảnh hưởng to lớn với xã hội mà đoàn thể tôn giáo gây ra

Ngoài những vấn đề trục trặc trong nội bộ đoàn thể tôn giáo ra, các vụ án có liên quan với tôn giáo mà nhiều người Nhật Bản phải để ý lâu lắm chưa xảy ra (Kanou 2003, tr. 3). Nhưng do nhận thức của người Nhật với tôn giáo hiện đại và một số tính chất của mới của đoàn thể tôn giáo cũng có khả năng gây ra vấn đề phức tạp. Khi nghĩ đến bối cảnh đó, tôi xin giới thiệu những lời luật sư Yamaguchi Hiloshi nói đến tình hình đặc biệt về tôn giáo Nhật Bản hiện đại và rằng nó khác với Âu-Mỹ như thế nào (Yamaguchi 2003b, tr. 50-51). Cái ông nói có thể làm tiêu chuẩn phán đoán tính cách của những tôn giáo ở Nhật Bản như sau:

(1) Do kinh nghiệm trước Chiến tranh Thế giới thứ 2. Sau Chiến tranh, việc quản lý hành chính với tôn giáo của chính quyền địa phương và chính phủ Nhật Bản thường duy trì lập trường là không can thiệp sâu vào hoạt động đoàn thể tôn giáo.

(2) Tại Âu-Mỹ có truyền thống Cơ đốc giáo. Nhưng trường hợp Nhật Bản, những tôn giáo mới được phát triển sau chiến tranh đã trở thành một thế lực tôn giáo có ảnh hưởng to lớn trong xã hội. Cho nên bây giờ khi người ta tranh luận về “tôn giáo” thì ít khi nói đến tôn giáo truyền thống như Thần đạo hay Phật giáo.

(3) Nhận thức chung nhất với tôn giáo hoặc hoạt động tôn giáo vẫn chưa đủ, vì giáo dục bình thường Nhật Bản không có thời gian bố trí cho vấn đề tôn giáo.   

(4) Một số đoàn thể tôn giáo mới đã có quan hệ sâu sắc với chính trị. Chính vì thế, khi muốn phát biểu về tôn giáo tại Quốc hội hoặc trên báo chí, đài, vô tuyến thì người ta phải rất thận trọng.

(5) Trong ý thức người Nhật Bản vẫn có tín ngưỡng tổ tiên hoặc niềm tin vào linh hồn rất sâu sắc, thậm chí vẫn có hiện tượng kinh sợ ác linh (có lúc bao gồm linh hồn tổ tiên) vốn có thể làm hại người ở trần gian. Cũng có những đoàn thể tôn giáo có vấn đề phức tạp hay lợi dụng tâm lý về tôn giáo của người Nhật để kiếm tiền.

(6) Ở Nhật Bản hiện đại, ít có tôn giáo tìm ra chân lý tuyệt đối hoặc xây dựng được một Đức Thần tuyệt đối duy nhất làm đối tượng thờ cúng. Những người Nhật coi những đoàn thể tôn giáo và những hoạt động tôn giáo đó như là một sản nghiệp phục vụ cho những người tiêu dùng, giống như các như Xa-lông thẩm mỹ, đạo tràng thể thao Yoga,v.v… Hoặc là người ta có thể trả tiền cho yêu cầu về “sự an ủi” [tinh thần] từ đoàn thể tôn giáo.

(7) Trong nhận thức của người Nhật bao gồm nhiều thành viên đoàn thể tôn giáo, khái niệm “tự do niềm tin tôn giáo” chưa được phổ biến.

Do những bối cảnh như kể trên, tức là hầu như cơ quan quản lý không can thiệp vào đoàn thể tôn giáo, nhận thức chung của người Nhật với tôn giáo vẫn chưa đầy đủ. Từ những năm 1980, số lượng vụ án rất phức tạp và quy mô to lớn có liên quan những đoàn thể tôn giáo mới như Tổng Nhất giáo hội, Pháp Hoa Tam Muội Nghiệp, pháp nhân tôn giáo chùa Bản Giác v.v... ngày càng tăng lên.

Tôi xin nêu lên một ví dụ phức tạp mà Tổng Nhất giáo hội đã gây ra. Theo thống kê của Hội Liên lạc Luật sư toàn quốc về vụ án thương mại có tên “Linh cảm” từ năm 1987 đến năm 2002 thì số lần người bị hại đến hỏi ý kiến luật sư là khoảng 23.000. Tổng số tiền bị tổn thất mà người dân bị đoàn thể đó lừa bịp là 848 ức Yên Nhật, tức là khoảng 7,7 tỷ đô la (Watanabe 2003a, tr. 5).

Hơn nữa, những vụ án giáo phái Aum làm chết nhiều người đã xảy ra. Đặc biệt là, ngày 20 tháng 03 năm 1995, giáo phái này đã giết 12 người và làm hơn 5000 người bị thương bằng khí độc Sarin trong ga tàu điện ngầm tại thành phố Tokyo.

3. Sửa đổi Luật Pháp nhân Tôn giáo

Do vụ án giáo phái Aum đã xảy ra, vấn đề sửa đổi Luật Pháp nhân Tôn giáo mới được nổi lên một cách mạnh mẽ.

Hội Thẩm tra Pháp nhân Tôn giáo được tổ chức từ ngày 25 tháng 4 năm 1995. Hội này đã đề xuất kết quả thảo luận cho bộ trưởng bộ Văn hóa. Ngày 17 tháng 10 năm 1995, Nội các Nhật Bản quyết định đưa ra “Dự án sửa đổi một số phần của Luật Pháp nhân tôn giáo” và đồng thời đề xuất ngay Dự án này cho Hạ viện. Vào ngày 13 tháng 11, Hạ viện thông qua Dự án này và lại đề xuất ngay Dự án này cho Thượng viện. Ngoài thảo luận trong một ủy ban đặc biệt, Thượng viện lại tổ chức Ban Trưng cầu ý kiến những người tại Trung ương (thành phố Tokyo) và địa phương (thành phố Sendai, Hilosima) để trao đổi ý kiến với nhiều người khác nhau. Sau đó, vào ngày 8 tháng 12 năm 1995, Thượng viên thông qua Dự án này, công bố vào ngày 15 tháng 12 năm 1995 và thi hành sửa đổi Luật Pháp nhân Tôn giáo vào ngày 15 tháng 09 năm 1996 (Hội Nghiên cứu pháp nhân tôn giáo 1997, tr. 20-21).

Ở đây, tôi xin giới thiệu những điểm thay đổi của Luật Pháp nhân Tôn giáo và một số vấn đề về Luật sửa đổi lần này.

3.1. Những điểm đã thay đổi của Luật Pháp nhân Tôn giáo[6]

Có 5 điểm thay đổi chủ yếu như sau:

(1) Điều khoản 5: Thay đổi người phụ trách cơ quan quản lý với pháp nhân tôn giáo.

(2) Điều khoản 25: Thêm nghĩa vụ trình những hồ sơ quy định[7] ở văn phòng cho cơ quan quản lý.

(3) Điều khoản 25: Cho phép tín đồ hoặc những người có quan hệ lợi hại giữa đoàn thể tôn giáo có thể xin xem những hồ sơ quy định ở văn phòng. 

 (4) Mục 2 điều khoản 78 (mục mới): Cho cơ quan quản lý có quyền lợi điều tra có thể hỏi hoặc yêu cầu báo cáo với pháp nhân tôn giáo.

 (5) Điều khoản 72: Thêm số người ủy viên của Hội Thẩm tra pháp nhân tôn giáo.

Bây giờ tôi xin viết thêm 2 điều nữa là ① điểm thay đổi giữa bộ luật cũ và mới; và ② lý do thay đổi, như sau:

(1) Điều khoản 5: Thay đổi người phụ trách cơ quan quản lý với pháp nhân tôn giáo

Điểm thay đổi: (bộ luật cũ) Các chủ tịch huyện, tỉnh, thành phố.

 

(bộ luật mới) Bộ trưởng Bộ Văn hóa Khoa học.

Lý do thay đổi: Để đối phó với sự tăng lên số đoàn thể hoạt động ở khu vực rộng lớn.

(2) Điều khoản 25: Thêm nghĩa vụ trình ra những hồ sơ quy định ở văn phòng cho cơ quan quảnlý.

Điểm thay đổi: (bộ luật cũ) Có nghĩa vụ để những hồ sơ quy định ở văn phòng; (bộ luật mới) Hàng năm, phải nộp bộ in sao lại những hồ sơ quy định ở văn phòng.

Lý do thay đổi: Để cơ quan quản lý thường xuyên nắm chặt tình hình các đoàn thể tôn giáo, xem xét nếu họ vẫn giữ được những điều kiện xứng đáng của pháp nhân tôn giáo và thường xuyên hoạt động theo mục đích đó.

(3) Điều khoản 25: Cho phép tín đồ hoặc những người có quan hệ lợi hại giữa đoàn thể tôn giáo có thể yêu cầu xem những hồ sơ quy định ở văn phòng.           

Điểm thay đổi: (bộ luật cũ) Không quy định nghĩa vụ về công khai hồ sơ quy định ở văn phòng; (bộ luật mới) Khi tín đồ hoặc những người có quan hệ lợi hại giữa đoàn thể tôn giáo, có lợi ích chính đáng, khi xem những hồ sơ quy định ở văn phòng và không phải là vif mục đích không đúng đắn thì pháp nhân tôn giáo phải cho họ xem những hồ sơ đó.

Lý do thay đổi: Để nâng cao năng lực tự quản lý dân chủ bên trong đoàn thể tôn giáo.

(4) Mục 2 điều khoản 78 (Mục mới): Cho cơ quan quản lý có thẩm quyền điều tra có thể hỏi hoặc yêu cầu báo cáo từ phía pháp nhân tôn giáo.

Điểm thay đổi: (bộ luật cũ) Không quy định cho cơ quan quản lý có thẩm quyền điều tra có thể hỏi hoặc yêu cầu báo cáo với pháp nhân tôn giáo; (bộ luật mới) Khi nghi ngờ có khả năng là pháp nhân tôn giáo bị áp dụng điều khoản 79: mệnh lệnh đình chỉ sự nghiệp kinh doanh lấy lãi, theo điều khoản 80: xóa bỏ chứng nhận; điều khoản 81: yêu cầu giải tán đoàn thể, thì sau khi hỏi ý kiến Hội Thẩm tra Pháp nhân tôn giáo, cơ quan quan lý có thể hỏi hoặc yêu cầu báo cáo từ phía pháp nhân tôn giáo.

 

Lý do thay đổi: Dù bộ luật cũ đã có điều khoản 79: ra lệnh đình chỉ sự nghiệp kinh doanh lấy lãi; điều khoản 80: xóa bỏ chứng nhận; điều khoản 81: yêu cầu ra lệnh giải tán đoàn thể, nhưng trong trường hợp nghi ngờ pháp nhân tôn giáo vi phạm Luật pháp mà chưa có cách nào để cơ quan quản lý xác nhận lại sự thật đó. Nhưng thực tế cho đến nay cả điều khoản79, 80, 81 chưa bao giờ được vận dụng.

(5) Điều khoản 72: Thêm số người ủy viên của Hội Thẩm tra pháp nhân tôn giáo.

Điểm thay đổi: (bộ luật cũ) Hội Thẩm tra pháp nhân tôn giáo được tổ chức với ủy viên trên 10 người và dưới 15 người; (bộ luật mới) Hội Thẩm tra pháp nhân tôn giáo được tổ chức ủy viên trên 10 người và dưới 20 người.

Lý do thay đổi: Để đối phó với thực trạng phức tạp hóa và đa dạng hóa của pháp nhân tôn giáo.  

3.2. Một số vấn đề về sửa đổi lần này

Đối với sự sửa đổi lần này, các đoàn thể tôn giáo Nhật Bản như Hội Phật giáo thành phố Kyoto hay Hiệp hội Giám mục Công giáo Nhật Bản đều không tán thành. Họ vừa e ngại rằng do sửa đổi lần này, người ta làm quan liêu hoá cơ quan quản lý, làm việc theo ý mình, dễ vi phạm “tự do niềm tin tôn giáo”; lại vừa chủ trương rằng những bộ luật hiện nay có thể xử lý được những vấn đề của tôn giáo (Hiệp hội Giám mục Công giáo Nhật Bản 1995, tr. 2-3; (Hội Phật giáo Kyoto 1998, tr. 1-2).

Những người có lập trường trung lập như luật sư đang xử lý vụ án do đoàn thể tôn giáo gây ra thì đều có ý kiến khẳng định ủng hộ việc sửa đổi. Ví dụ như luật sư Kitou Masaki đã đánh giá cao việc sửa đổi với điều khoản 5, 25, 78 (Kitou 1995, tr. 2-5). Nhưng Kitou cũng có ý kiến phê phán về một số điểm chưa đầy đủ như sau (Kitou, đã dẫn, tr, 5-6):

1. Nội dung về thành viên của Hội Thẩm tra Pháp nhân Tôn giáo chưa đủ tính cách trung lập. Tại Điều khoản 72 của Luật Pháp nhân Tôn giáo, ủy viên (Hội Thẩm tra Pháp nhân Tôn giáo) được Bộ trưởng Bộ Văn hóa Khoa học dựa theo đề nghị Sở trưởng Sở Văn hoá chỉ định trong số những “người hoạt động tôn giáo và người có kinh nghiệm khoa học về tôn giáo”. Theo đó, đại bộ phận ủy viên là đại biểu của phía pháp nhân tôn giáo. Trước khi cải chính bộ luật này, đại biểu của phía pháp nhân tôn giáo chiếm 11 trong 15 uỷ viên. Nhưng sự sửa đổi lần này, nội dung uỷ viên của điều khoản này không thay đổi.

Theo nguyên tắc sự phân ly chính trị và tôn giáo, sự hiện diện của người thực hành tôn giáo trong uỷ viên Hội Thẩm tra Pháp nhân Tôn giáo của cơ quan nhà nước là không tốt. Người ta nên cử uỷ viên nào có thể giữ lập trường trung lập chẳng hạn như luật sư, nhà kinh tế, v.v...

2. Tiêu chuẩn để chứng nhận tư cách pháp nhân tôn giáo chưa được xác nhận

Theo điều khoản 14, trước khi chứng nhận tư cách pháp nhân tôn giáo, cơ quan quan lý thẩm tra đối tượng xem có đúng là đoàn thể tôn giáo hay không. Nếu cơ quan quản lý làm thẩm tra quá chặt chẽ thì có khả năng là cơ quan hành chính can thiệp vào tôn giáo quá mức. Còn nếu quá lỏng lẻo thì lại có khả năng dễ dãi chấp nhận cho đoàn thể đó. Nhưng sau khi Luật Pháp Pháp nhân Tôn giáo được thành lập cho đến nay chưa bao giờ nguời ta quyết định được cụ thể tiêu chuẩn này.

Luật sửa đổi lần này vẫn chưa nói đến tiêu chuẩn đó:

(1) Chưa có quy định về xử lý bảo toàn tài sản. Mặc dù Luật Pháp nhân Tôn giáo đã có điều khoản 81 để yêu cầu lệnh giải tán đoàn thể tôn giáo, nhưng điều khoản này chưa có quy định về xử lý bảo toàn tài sản để ngăn chặn sự tan rã của tài sản.

(2) Chưa xem xét lại chế độ ưu đãi thuế. Pháp nhân tôn giáo được ưu đãi thuế[8]. Trên thực thế, có lúc pháp nhân tôn giáo lợi dụng chế độ ưu đãi này để thực hiện mục đích vi phạm pháp luật. Trong trường hợp này, tiêu biểu nhất là giáo phái Aum khi  mua những vũ khí hoặc chế tạo khí độc Sarin để thực hiện hành vi khủng bố.

 Có thể nói, chế độ pháp luật tôn giáo của Nhật Bản dựa trên 2 cột trụ là Luật Pháp nhân Tôn giáo Luật thuế. Nhưng lần sửa đổi này vẫn chưa xem xét lại về chế độ ưu đãi thuế cho pháp nhân tôn giáo.

  Thay lời kết

 Mặc dù Luật Pháp nhân Tôn giáo đã được sửa đổi, những đoàn thể tôn giáo ở Nhật Bản e ngại rằng cơ quan quản lý dễ vi phạm “tự do niềm tin tôn giáo”. Nhưng có thể nói, cho đến nay “tự do tôn giáo ở Nhật Bản” chưa bao giờ bị vi phạm nặng nề, do cơ quan quản lý của chính quyền địa phương và Chính phủ Nhật Bản vẫn giữ gìn nguyên tắc “phân ly giữa chính trị và tôn giáo” và “tự do niềm tin tôn giáo” một cách nghiêm túc.

Tiêu biểu nhất là cho đến nay ở Nhật Bản, việc tự do thành lập đoàn thể tôn giáo vẫn được bảo đảm hoàn toàn, hầu như không hạn chế. Nên dù giáo phái Aum Shinrikyo bị giải tán theo quyết định của Tòa án Tối cao Tokyo bằng điều khoản 80 và 81 của Luật Pháp nhân Tôn giáo vào ngày 19 tháng 12 năm 1995, những tín đồ cũ vẫn có thể thành lập đoàn thể mới mang tên là Aleph. Cuối cùng người ta đã không áp dụng Luật đề phòng phá hoại để ngăn chăn đoàn thể có khả năng lôi kéo cả tín đồ cũ chỉ tu hành trung thực của Aum (Nalamoto 2001, tr. 1124).

Đối với tình hình đó, nhiều người Nhật rất khó chấp nhận. Luật sư Ono Tsuyoshi (một thành viên của Đoàn Luật sư cho những người bị giáo phái Aum làm hại) viết rằng:

“Tôi không thể tin được là dù họ đã gây ra vụ án to lớn chưa từng có, thế mà bây giờ vẫn được tồn tại mà số lượng tín đồ vẫn tăng lên. (---) Tôi cho rằng xã hội Nhật Bản đang sai lầm gì đó vì người ta vẫn chấp nhận sự tồn tại Aum - Aleph và số lượng tín đồ vẫn tăng lên” (Ono 2003, tr. 31).

Theo Sách trắng của Sở Cảnh sát Nhật Bản, dù trong năm 2004, lực lượng Cảnh sát đã bắt 34 người thuộc Aleph và thanh tra 67 chỗ có liên quan đoàn thể nay tại 9 thành phố, tỉnh khác nhau thuộc 6 vụ án (Sở cảnh sát 2006, tr. 249), nhưng đoàn thể tôn giáo Aleph vẫn có thể tổ chức và hoạt động được ở Nhật Bản[9].

Tình hình như thế là do hệ thống pháp luật tôn giáo Nhật Bản vẫn đảm bảo “tự do thành lập đoàn thể tôn giáo” (điều khoản 21, Hiến pháp Nhật Bản) trong “tự do niềm tin tôn giáo” một các chặt chẽ. Cơ quan quản lý của Chính phủ Nhật Bản vẫn mong đợi sự “tự quản hành động” của các đoàn thể tôn giáo. Nhưng giữa ý đồ cơ quan quản lý và hành động của một số đoàn thể tôn giáo nảy sinh nhiều mâu thuẫn như tôi đã kể trên. Một trong nguyên nhân đó là thế giới quan trong luật pháp tôn giáo của người Âu-Mỹ chưa được tiếp nhận trong tập quán và quan niệm truyền thống tôn giáo của người Nhật. Nhưng nếu như vậy, quy phạm của pháp luật tôn giáo chịu ảnh hưởng Âu-Mỹ vẫn có điểm mạnh so với những pháp luật tôn giáo Nhật Bản trước khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 kết thúc. Chính vì thế, người ta nên tiếp tục cố gắng duy trì quy phạm của pháp luật tôn giáo bây giờ một cách nghiêm túc để cải cách tập quán và quan niệm truyền thống tôn giáo của người Nhật (Alai 1993, tr. 160).

Tài liệu tham khảo và trích dẫn:

1.      Alai Ken 1993, “Pháp luật Tôn giáo với nền Văn hóa Nhật Bản”, Ikado Hujio (chủ biên), Lĩnh hội Tôn giáo Nhật Bản, Milaisya, Tokyo, 650 tr., tr. 143-161.

2.      Hirai Nobuo, Aoyama Yoshiatsu, Sugano Kazuo (chủ biên) 2002, Lục Pháp Toàn Thư bản năm Bình Thành thứ 14(2002), quyển I, Yuhikaku, Tokyo, 2444 tr.

3.      Hội Nghiên cứu Pháp nhân Tôn giáo thuộc Phòng Giáo vụ, ngành Văn hóa, Sở Văn hóa (Bộ Văn hóa Khoa học, Chính phủ Nhật Bản) (chủ biên) 1997, Hỏi và đáp Cải chính Pháp nhân Tôn giáo, Gyosei, Tokyo, 215 tr.

4.      Hiệp hội Giám mục Công giáo Nhật Bản 1995, Cách suy nghĩ của Giáo hội Công giáo đối với “Luật Pháp nhân Tôn giáo sửa đổi” (Hiệp hội trung ương Công giáo, 6 tr.

5.      Hội Phật giáo Kyoto 1997, “Những vấn đề của Cải chính Pháp nhân Tôn giáo – Sự kêu gọi về từ chối đề xuất những giấy tờ do cải chính một số phần của Pháp nhân Tôn giáo”, Báo Hội Phật giáo Kyoto, 65-3.

6.      Hukuda Shigelu 1993, Kiểm thảo về chính sách Tôn giáo của bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên hiệp quốc (LHQ tại Nhật Bản)”, Ikado Jujio (chủ biên), Lĩnh hội Tôn giáo Nhật Bản, Milaisya, Tokyo, 650 tr., tr. 521-560.

7.      Ikado Hujio (chủ biên) 1993, Niên biểu quan hệ Tôn giáo thời kỳ Nhật Bản bị chiếm lĩnh, Ikado Hujio (chủ biên), Chiếm lĩnh với Tôn giáo Nhật Bản, Milaisya, Tokyo, 650 tr., tr. 629-639.

8.      Kanou Yuji 2003, “Tiến triển của những vụ án khiếu kiện tôn giáo: Trở lại một phần tư thế kỷ này”, Hội nghị phát hành thông tin Pháp luật cho người tiêu dùng (chủ biên), Chuyên tập về những vấn đề khúc mắc của Tôn giáo, tháng 9 năm 2003, 328 tr., tr. 3-4.

9.      Nalamoto Tatsuya và những người khác (chủ biên) 2001, Niên biểu Lịch sử Nhật Bản mà người ta đọc được, bản in lần thứ 7, Tự do Quốc dân xã, Tokyo, 1187 tr.

10. Nijyuku Masanoli 1992, “Đoàn thể Tôn giáo ở Nhật Bản và xử lý tranh chấp của họ”, Sato Koji và Kinoshita Tsuyoshi (chủ biên), Quốc gia hiện đại với Đoàn thể Tôn giáo-Kiểm thảo của Luật pháp so sánh về xử lý phân tranh, Iwanami thư điếm, Tokyo, 323 tr., tr. 273-323).

11. Ono Tsuyoshi 2003, “Bàn về hiện trạng của giáo phái Aum (hiện là Alefu)”, Hội nghị phát hành thông tin Pháp luật cho người tiêu dùng (chủ biên), Chuyên tập về những vấn đề khúc mắc của tôn giáo, tháng 9 năm 2003, 328 tr., tr. 30-31.

12. Sato Koji 1992, “Quốc gia hiện đại với Đoàn thể Tôn giáo”, Sato Koji và Kinoshita Tsuyo (chủ biên), Quốc gia hiện đại với Đoàn thể Tôn giáo-Kiểm thảo của Luật pháp so sánh về xử lý phân tranh, Iwanami thư điếm, Tokyo, 323 tr., tr. 1-50.

13. Shinmula Izulu 1999, Quảng Từ Uyển, bản in lần thứ 5, Iwanami thư điếm, Tokyo, Sở Văn hóa, Bộ Văn hóa Khoa học, Chính phủ Nhật Bản (chủ biên) 2005 Niên giám Tôn giáo, bản năm Bình Thành thứ 16, Gyosei, Tokyo, 180 tr.

14. Sở Cảnh sát, Ủy ban Công an Quốc gia, chính phủ Nhật Bản (chủ biên) 2006, Sách trắng Cảnh sát bản năm Bình Thành thứ 17, Gyosei, Tokyo, 372 tr.

15. Sueki Humihiko 2006, Lịch sử tôn giáo Nhật Bản, Iwanami Tân thư số 1006, Iwanami thư điếm, Tokyo, 248 tr.)

16. Wanatabe Shigelu 2001, Giải thích mới nhất từng điều khoản về Luật Pháp nhân Tôn giáo, Gyosei, Tokyo, 544 tr.

17. Yamaguchi Hiloshi 2003a, “Tình hình Tư Pháp về Tổng nhất giáo hội”, Hội nghị phát hành thông tin Pháp luật cho người tiêu dùng (chủ biên), Chuyên tập về những vấn đề khúc mắc của Tôn giáo, tháng 9 năm 2003, 328 tr., tr. 5-13.

18. 2003b “Điểm cơ bản để đấu tranh với những vấn đề khúc mắc của Tôn giáo”, Hội nghị phát hành thông tin Pháp luật cho người tiêu dùng (chủ biên), Chuyên tập về những vấn đề khúc mắc của Tôn giáo, tháng 9 năm 2003, 328 tr., tr. 50-57.

 


[1]. Mục 1 điều khoản 20 Hiến pháp Nhật Bản: Ai nấy đều được đảm bảo tự do niềm tin tôn giáo.

Mục 2 điều khoản 20 Hiến pháp Nhật Bản: Không ai bị ép tham dự hành vi, nghi lễ của tôn giáo. Mục 3 điều khoản 20 Hiến pháp Nhật Bản: Quốc gia và cơ quan đó không được thực hiện hoạt động tôn giáo nào như giáo dục tôn giáo hay bất cứ những điều gì khác.                                          

[2]. Điều khoản 89 Hiến pháp Nhật Bản: Tài sản công cộng như tiền bạc và bất cứ những điều gì khác không được chi tiêu hoặc trao tặng cho tổ chức, đoàn thể tôn giáo để sử dụng hay duy trì tổ chức đó.

[3] Ai muốn lập pháp nhân Tôn giáo, chỉ làm quy tắc và đăng ký là đủ. Đối với cơ quan quản lý , người ta chỉ đế xuất giấy báo cáo Pháp nhân Tôn giáo đã thành lập cùng với quy tắc, họ tên và địa chỉ của người chủ quản. Hơn nữa, hầu như không có quy định quản lý của cơ quản chính phủ hoặc chính quyền địa phương với pháp nhân tôn giáo (Wanatabe 2001, tr. 11). Đặc biệt là không cần xin phép Bộ trưởng Bộ Văn hóa chập nhận thành lập pháp nhân tôn giáo (Hatsu Jyuku 1992, tr. 281). 

[4] Luật Đoàn thể Tôn giáo cũ, số lượng pháp nhân tôn giáo là khoảng 80.000 pháp nhân (Hatsu Jyuku, Sđd, tr.: 279).

[5] Quy tắc mà người ta phải viết ra để đăng ký là tất cả 12 điều như mục đích, tên pháp nhân, địa chỉ văn phòng của pháp nhân, họ tên của các cán bộ, v.v... (Hội Nghiên cứu Pháp nhân Tôn giáo 1997, tr. 178-179).

 

[6]. Kito 1995, tr. 1-5; Hội Nghiên cứu Pháp nhân Tôn giáo 1997, tr. 1-5.

[7]. Hồ sơ quy định chủ yếu gồm: (1) Chứng nhận thư ,(2) Quy tắc (3) Danh sách cán bộ,

(4) Mục lục tài sản, (5) Quyển vở kế toán xuất nhập.  

[8]. Luật Pháp nhân Tôn giáo được ưu đãi do điều khoản 7 Luật thuế với Pháp nhân, điều khoản 11 Luật thuế với thu nhập, điều khoản 4 bộ luật với đăng ký -chứng chỉ.

[9] Theo Sách trắng của Sở Cảnh sát (bản năm 2006), số lượng tín đồ của đoàn thể Aleph vẫn có 1650

  người , số lượng căn cứ họ là 27 chỗ tại 17 thành phố, tỉnh khác nhau, Sở Cảnh sát 2006, tr. 248). 

 


 

Preface

Japan’s religious law system is currently based on two principles “freedom of religion” and “separation of politics and religion” according to the article 20[1] and 89[2] of the Japanese Constitution (valid from April 3rd 1947). The nucleus of this system is the Law of religious juridical person. The applied objects of “religious juridical person” in Japan are religious organisations (religious associations, temples, pagodas, churches, etc.) that have the person status (have legal capacity to use their rights) (Shimula 1999, pp. 1255, 2434). The main purpose of Law of religious juridical person is to deal with person status of religious associations (Association for research on religious juridical person 1997, p. 1). According to the statistics released on December 31st 2003 by the Department of Culture, the Ministry of Culture and Sciences, Japanese Government, the total number of religious associations and religious juridical persons in Japan is 226,060 and 182,985 respectively (Department of Culture 2005, pp. 30-31).

I suppose that this legal documentation and the related amendments have reflected religious policies of State governmental bodies since the Second World War till now. Meanwhile, via this law people can understand partly the modern Japanese concept of religion. Thus, I’ll take this occasion to present some specific points and the general issues of this law.

First, I would like to give a brief introduction of the situation in which the Law of religion’s juridical person was born. After that I will talk about the above main points.

1. General situation before the Law of Religious Juridical Person was made

Japan’s modern religious law system has been changed much in comparison with the one used before the end of the Second World War. Till the Law of religious juridical person was launched, there had been two main religious laws in Japan. Before the Second World War finished, there was law of Religious associations and after the Second World War the Law of religious juridical person took effect. But these two laws are in nature quite different:

1.1.           Brief Review of Japan’s Religious law system before the Second World War ended

Before the Second World War, the background of Japan’s religious law system is the article 28 of the Japanese Empire Constitution (effective from February 11th 1889) stating that “If not disturbing the common security and people’s duties, Japanese citizens have the right to freedom of religion”. Therefore, it can be said that “freedom of faith” was both guaranteed and limited by the Government’s will. The principle “separation of politics and religion” had not been applied in Japan at that time. As the then Government considered “traditional Japanese Shinto” its “state religion” which symbolized Japanese Emperors as “a god on earth”. At that time, the nucleus of the law system was the Law of Religious Associations that was put in force from April 1st 1940. Despite the priority of tax for religious juridical persons, according to the spirit of the article 28 of the Japanese Empire’s Constitution, this law also applied many strict regulations on these objects. Apart from this law, other laws such as Security Maintenance and Disrespect (the Emperor) limited Japanese religious associations’ activities and often offended their “freedom of faith”.

While religious associations or religious followers were suppressed by the feudal authority and its law system, some Japanese religious followers accepted that “there’s still freedom of religion”. It proved that religious community had hardly understood what “freedom of religion” was. That context resulted from Japanese traditional worldview that there’s a hierarchical relation between God and people, master and slave, senior temple and junior temple. That’s why, before the Second World War ended, both the feudal authority and people hadn’t got any perception of the concept considering any individual the basic factor of the modern law (Alai 1993, p. 145).

1.2.                     Ordinance of religious juridical person

After the Second World War, Japan was controlled by the United Nation (mainly by the US). When the Law of Religious Associations was abolished by the order of the UN’s general headquarter, the new Law of Religious Juridical Person was enforced by the Japanese Government on December 28th 1945. Possibly speaking, it was the UN’s general headquarters that brought the two principles of “freedom of religion” and “separation of politics and religion” to Japan’s religious law system for a full practice. The key concept of the Ordinance was made by two provisions: First, the Government shall not strictly infringe the freedom of religion; Second, religious associations’ property shall be protected.

Thus, the main content is (1) Procedure to establish religious juridical person is easy[3]; and (2) Religious juridical persons have priority of tax.

Moreover, the political and social situation at that time increased the number of religious juridical persons. It created a condition for leaders of religious associations to call themselves or to be called as “virtuous Gods”. The Japanese Emperor announced that “I am not a God on earth” (on January 1st 1946). He becomes a symbol of Japan since then, and the Japanese hold the national sovereignty as provided in the Japanese Constitution (effective from April 3rd 1947).

At the end of 1949, the number of religious juridical persons increased fast, reaching 182,629 units[4] (Nijyuku 1990, p. 218). To enjoy the priority of tax, some of them were just titles without any real associations (Wanatabe 2001, p. 12). Upon the recognised freedom of juridical person, some heads of religions applied a careless management of the property (Hukuda 1993, p. 551). The new law’s worldview is similar to that of European countries or America, showing an equal relation between God and people in which “freedom of religion” was guaranteed by commitment between God and people beyond the law on earth. Meanwhile, people had the duty to self-control their actions. However, some Japanese religious followers hadn’t got to know such self-control and just took advantage of “freedom of religion”.

Actually, the Ordinance of religion’s juridical person had some problems that remained unsolved as mentioned above. This Ordinance was the temporary legal documentation, just effective during the time the UN occupied Japan. After that, the Japanese Government issued another law. That was the Law of Religious juridical person, effective on April 3rd 1951.

2. Law of Religious Juridical Person

Firstly, I will present some specific points and the general idea of this law of Religious Juridical Person. And I will talk additionally about Japanese awareness of religion and the legal case, after the law has got effective, caused by a religious association that significantly affected the society.

2.1. Specific features of the Law

Among the total 89 articles of the Law, these three articles show its distinctive features:

(1)                        Article 12: Regulation of Licence

(2)                        Article 18: Regulation of Management

(3)                        Article 23: Regulation of Announcement

Hereunder, I would like to basic contents and specific features of these articles:

Article 12: Regulation of Licence

Basic content: A person who wants to register a religious juridical person should establish a set of rules[5] and apply the competent authority for approval of that set of rules.

Specific feature: Limiting the competent authority’s power to only verify if set of rules is legal or not, and prohibiting the competent authority to apply administrative management such as guidance, interference, negotiation in religious and other terms.

Article 18: Regulation of Management

Basic content: There are more than 3 members in a religious juridical person and one of them will be appointed to be the representative.

Specific feature: Allowing religious juridical persons to manage their own property including real property such as temple, pagoda, and church, and not allowing an individual religious follower such as a monk or a priest to manage such property. Both the old law and the previous Ordinance accepted management and use of property by a monk, priest or anyone who’s the head of religious association. The new law rejected the provision that an individual could control the religious juridical person.

Article 23: Regulation of Announcement

Basic content: Before carrying out important activities such as property settlement or chapter amendment, a religious juridical person should announce its advantages and disadvantages to its members and related people.

Specific feature: Help junior members of the religious association that has juridical person to check their religious association’s activities to keep its good public nature.

2.2. The general idea and some issues of the Law of Religious Juridical Person

(1) The general purpose of Law of Religious Juridical Person

To the State and the competent authority: To maintain the principle “separation of politics and religion” to assure “freedom of religion” of the religious juridical person.

To the religious juridical persons: Expecting instead of pushing it to apply self-management in order to keep its good public nature.

(2) Some issues of the Law of Religious Juridical Person

Due to the Law is too strong focus on “self-management of religious juridical person”, it is supposed that the basic concept of the Law of Religious Juridical Person is: “religious juridical person must be a good person” (Kitou 1995, p. 2).

The concept and content of the Law may raise some complicated problems. For example, if having a good relation with the managing officer, the one in-charge of the religious association will apply the religious juridical person at his own will. In this case, when dealing with property matter and related announcement, the Law doesn’t have any provision to settle these problem (Alai 1993, p. 155).

Moreover, this law makes it difficult for the relating competent authority to manage a religious association's religious juridical person and to see the inside structure of that religious association (Kitou). However, because of these issues, competent authority has never offended seriously the “freedom of religion” in Japan since the Law was applied (Alai 1993, p. 150).

2.3. Japanese awareness of religion and the legal case caused by a religious association that has significantly affected the society

Beside the internal problems of the related religious associations, the case involved a religion that attracted public opinion has not happened for a long time (Kanou 2003, p. 3). Due to Japanese awareness of modern religions and the related religious association’s new features, complicated problems could be raised. I would quote words of the lawyer Yamaguchi Hiroshi when mentioning the special situation of Japan’s modern religion that is different from Europe and the US (Yamaguchi 2003b: pp. 50-51). What he said could be criteria to anticipate features of Japanese religions, as follow:

(1) Thanked to experience before the Second World War. After the war ended, the Government and local authority’s administrative management of religion often based on the principle that activities of religious associations shall not be interfered.

(2) In European countries and the US, Catholicism is the traditional religion. But in Japan, new religions that developed after the war had a significant influence on the society. Now when discussing religious issue, people hardly talk about old religions such as Shintoism and traditional Buddhism.

(3) The general awareness of religion or its activities is not enough because the normal education in Japan has no time allocated for religion.

(4) Some new religious associations have deep relations with politics. That’s why people are very careful when talking about these religions in the National Congress or in mass media.

(5) In Japanese awareness, there is faith in ancestor’s spirit, and even the fear of malignant spirits (including ancestors) that may harm life on earth. There are religious associations that have complicated problems as always taking advantage of this psychological religious fear to make money.

(6) In the modern Japan, there can hardly be any religion that has found an absolute truth or an absolutely powerful God to be its holy symbol. There are Japanese who consider religious associations and their activities as a business career that serves consumers like beauty salons or Yoga practice. People may pay for consolation from religious associations.

(7) In the Japanese’s awareness including that of religious associations’ members, the concept “freedom of religion” is not popular enough.

Due to the above situation in which competent authority doesn’t interfere with activities of religious associations, such awareness remained unsufficient. Since 1980, the number of complicated and big legal cases has increased quickly such as the General Oneness Church, Saddharma’s Karma, religious juridical person of Englightened Source Buddhist temple, etc.

I will take the complicated case of General Oneness Church for example. According to the statistics of the national lawyer liaison association about the commercial case known as “spiritual perception” case from 1987 to 2002, the number of visit of victims who came to ask a lawyer for advices was 23,000. The loss due to cheating reached $77bn (Watanabe 2003a, p. 5).

Moreover, Aum Shinrikyo caused incidents that killed many people. Especially, on March 20th 1995, 12 people were killed and more than 5,000 people were injured by toxic gas in Tokyo subway.

3. Amendment of the Law of Religious Juridical Person

The criminal case of Aum Shirinkyo has caused a need to rectify the Law.

The Committee for Investigation of Religious juridical person was established on April 25 1995. This organisation submitted its results of discussion to the Minister of the Ministry of Culture and Sciences. On October 17th 1995, the Governmental’s Cabinet decided to approve “the Project to amend the Law of Religious Juridical Person and proposed the project to the Congress’ Lower House. On November 13th, the Lower House approved the project and submitted to the Upper House. Beside internal talks of its the special committee, the Upper House raised a referendum among residents of Tokyo and another locality Sendai city of Hiroshima to get opinions from people. After that on December 8th 1995, the Upper House approved the project, officially announcing its approval on December 15th of the same year and the implementation of amendment work on September 15th of 1996 (The Association for Research on Law of Religious Juridical Person 1997, pp. 20-21).

Hereby, I would like to introduce changes in the Law of Religious Juridical Person and some issues of the amended one.

3.1. Provisions that have been changed in the Law of Religious Juridical Person[6]

The main changes are five points as follows:

(1) Article 5: Change of the competent authority for religious juridical persons

(2) Article 25: Additional requirement for applicant to submit documentation that’s regulated[7] at the office of the competent authority;

(3) Article 25: Permission for religious followers and related persons to ask to view documents at the above office;

(4) Item 2 Article 78 (new provision): Permission for competent authority to check and require a report from a religious juridical person if necessary.

(5) Article 72: Increase in the number of members of the Examination Board

for the Religious Juridical Person.

Further differences between the old and the new law and reason for those changes are as follow:

(1) Article 5: Change of the competent authority for religious juridical persons

Difference: The old law: chairman of a district, a province and a city. The new law: the Minister of Culture and Sciences.

Reason: To meet the increase of number of religious association in larger region.

(2) Article 25: Additional requirement for applicant to submit documentation that’s regulated at the office of the competent authority;

Difference: The old law: duty to submit required documentation at the office. The new law: duty to re-submit another copy annually.

Reason: To help competent authority update the situation of religious associations and if they still keep the required commitment and carry out activities according to that commitment.

(3) Article 25: Permission for religious followers and related persons to ask for regulated documentation at the above office;

Difference: The old law: no provision applied to the authority to provide publicly relating documentation. The new law: religious followers and related people can assess these documentations if their reason and benefit is proved legitimate.

Reason: To improve self-management of religious associations.

(4) Item 2 Article 78 (New provision): Permission for competent authority to check and require a report from a religious juridical person if necessary.

Difference: The old law: no provision applied to the authority to chek or require a report from a religious juridical person if necessary; the new law: allowed the authority’s right to check and require a report in case the religious juridical person, under the article 79, is suspended from doing business for profit, or under the article 80, is deprived of licence, or under the Article 81, is dismissed after discussion with the Examination Board.

Reason: Though the old law has the Article 79 that regulates suspension of business for profit, the Article 80 that regulates removal of the licence, or the Article 81 that regulates dismissal of religious association, there is no ground for the competent authority to check the information in case of doubt that religious association has violated the law. And all the above articles have never been applied.

(5) Article 72: Increase in number of members of the Examination Board for the Religious Juridical Person.

Difference: The old law: the number of the Committee members is required to be more than 10 members and less than 15 persons; the new law: more than 10 persons and less than 20 persons.

Reason: To deal with the current complication and variety of religious juridical person.

3.2. Some problems of this amendment

For this amendment, it’s not agreed by some Japanese religious associations, such as Kyoto Buddhist Association and Japanese Catholic Bishops Association. They were afraid that this amendment would facilitate bureaucracy and encroach “freedom of religion”, and insisted that the old law was enough to settle all problems (Kyoto Buddhist Association 1998: 1-2 and Japanese Catholic Bishops Association 1995, pp. 2-3).

The neutral people such as lawyers who have been involving current legal cases totally approve the amendment. Lawyer Kitou Masaki highly appreciated changes of Article 5, 25 and 78 (Kitou 1995, pp. 2-5). But he also criticised some provisions that were not good enough as follows:

1/ Members of the Examination Board for the Religious Juridical Person are not neutral enough. The Article 72 of the old law regulates that members or the Examination Board will be appointed by the Minister of Culture and Sciences, according to recommendation by the Head of Department of Culture, based on selection among religious professionals and those with experiences in studying religion. If so, most of the members are representatives for religious juridical persons. Before the amendment, these representatives would account for 11 of total 15 members. This is not changed in the new law.

According the principle of “separation of politics and religions”, it is not good that religious professionals are selected to be members of the examination board. Thus, members of the board should be those with neutral stance such as lawyers, businessman, etc.

2/ Criteria to certify the religious juridical person are not yet confirmed

According to the Article 14, before certifying the religious juridical person, the competent authority should examine if the applying object meets criteria or not. If the authority examines too strictly, it must have intervened more than necessary. If this is done too easily, the authority must have checked carelessly. But since the Law of Religious Juridical Person was constituted, the criteria haven’t yet been determined.

This amended law has not touched on such criteria.

In details: (1) There is not any provision on protection of property. Though Law of Religious Juridical Person has regulated in the Article 81 with dismissal of religious association but this article doesn’t have any regulation for protection of property after that;

(2) Priority of tax hasn’t been revised. Religious juridical persons will enjoy this priority[8]. But in fact, they sometimes have take advantage of this priority to violate the law. In this case, the example is Aum Shirinkyo who bought weapon and toxic gas for their terrorism.

It’s possible to say that Japan’s religious law system is based on the two pillars that are the Law of Religious Juridical Person and Tax Law. Yet the tax issue hasn’t been amended for religious juridical persons.

Conclusion

The Law of Religious Juridical Person has been amended and this makes Japanese religious associations afraid that the authority may violate the “freedom of religion”. However, such freedom hasn’t ever been offended seriously until now, thanks to the serious execution of the two main principles “freedom of religion” and “separation of politics and religion” by both local and governmental agencies.

The most typical fact is that the freedom to establish a religious association in Japan remained well guaranteed, almost without any limitation. Though Aum Shinrikyo was dismissed with the verdict by the supreme law court of Tokyo according to the Article 80 and 81 of Law of Religious Juridical Person, the former followers of that religion still can establish a new association named Aleph. Anti-subversive Law was not applied to that new association which is possible to attract old faithful members of the Aum Shinrikyo (Nalamoto 2001, p. 1124).

In fact, it’s hard for the Japanese to accept that situation. Lawyer Ono Tsuyoshi (a member of Lawyers Association for Victims of Aum Shinrikyo) wrote that:

“I don’t believe that they still exist with increasing membership, even though they have committed such a crime. I suppose that there is somthing wrong with the Japanese society because Aum-Aleph existence is still accepted and the number of members is still increasing” (Ono 2003, p. 31).

According to the White Book of the Japanese Police Department, though in 2004 police had arrested 34 members of Aleph and carried out investigation of 67 venues of this religious association in 9 provinces and cities because of 6 criminal cases, this religion still operates in Japan[9].

That’s because Japan’s religious law system, along with the Law of Religious Juridical Person, remains its guarantee for “freedom of establishement of religious associations” (Article 21 of the Japanese Constitution). This is strictly included in the principle of “freedom of faith and religion”. The Japanese government keeps expecting good “self-management” from religious associations. Still there are controversies between the authorities and religious associations as mentioned above. One of the reasons is the European- American view point in Japanese laws hasn’t been approached well enough by the Japanese. But it’s good anyway comparing to that before the Second World War ended. That’s why the religious law system should be maintained seriously in order to gradually improve the Japanese religious tradition, concept and habit (Alai 1993, p. 160).

References:

1.                        Alai Ken 1993, “Law on Religion and the Japanese culture”, Ikado Hujio (ed), Understanding Religion in Japan, Milaisya, Tokyo, 650 tr., pp. 143-161.

2.                        Hirai Nobuo, Aoyama Yoshiatsu, Sugano Kazuo (eds) 2002, All legal Documents of the 14th year of the emperor, Volume I, Yuhikaku, Tokyo, 2444 pages.

3.       Associations for Research on Juridical person at the Office for Religious affairs, Department of Culture (The Ministry of Culture and Sciences, Japanese Government) (eds) 1997, Q&A: Amendments of Law of Juridical Person, Gyosei, Tokyo, 215 pages.

4.       Japanese Association for Catholic Bishops 1995, Catholic Church’s views on Amended Law of Religious Juridical person, Central Catholic Association, 6 pages.

5.       Kyoto Buddhist Association 1997, “Problems of the Amended Law of Religious Juridical person – An appeal to the refusal of proposed documents from amendment of some parts of Religious Juridical person, Kyoto Buddhist Association’s press, 65-3.

6.       Hukuda Shigelu 1993, Examination of Religious policy by the General Head office of the UN (UN at Japan)”, Ikado Jujio (ed), Understanding Japanese Religion, Milaisya, Tokyo, 650 pages, pp. 521-560.

7.       Ikado Hujio (ed) 1993, Year book of Religious relation during the occupation times, Ikado Hujio (ed), Understanding Japanese Religion, Milaisya, Tokyo, 650 pages, pp. 629-639.

8.       Kanou Yuji 2003, “Progress of religious cases: Back to the first quarter of this century”, Conference of distribution of legal information to the consumers (ed), A special publication for religious problems, September 2003, 328 pages, pp. 3-4.

9.       Nalamoto Tatsuya và những người khác (chủ biên) 2001, Niên biểu Lịch sử Nhật Bản mà người ta đọc được, bản in lần thứ 7, Tự do Quốc dân xã, Tokyo, 1187 tr.

10.    Nijyuku Masanoli 1992, “Religious Associations in Japan and Settlements to their disputes”, Sato Koji and Kinoshita Tsuyoshi (eds), Modern nation with Religious Association – Examination of comparative law of Settling religious disputes, Iwanami, Tokyo, 323 pages, pp. 273-323.

11.    Ono Tsuyoshi 2003, “Discussing current situation of Aum (now known as Aleph)”, Conference of distribution of legal information to consumers (ed), A special publication for religious problems, September 2003, 328 pages, pp. 30-31.

12.    Sato Koji 1992, “Modern nation with religious associations”, Sato Koji và Kinoshita Tsuyo (eds), Modern nation with religious associations, pp. 1-50.

13.    Shinmula Izulu 1999, Dictionary, 5th print, Iwanami, Tokyo.

14.    Department of Culture, the Ministry of Culture and Sciences, Japanese Government (ed) 2005, Year book of religion, Gyosei, Tokyo, 180 pages.

15.    The Police office, the National Committee of public security, Japanese government (ed) 2006, The White book by the Police, Gyosei, Tokyo, 372 pages.

16.    Sueki Humihiko 2006, A history of religion in Japan, Iwanami newsletter No. 1006, Iwanami, Tokyo, 248 pages.

17.    Wanatabe Shigelu 2001, New explanation of each provision in the Law of Religious juridical person, Gyosei, Tokyo, 544 pages.

18.    Yamaguchi Hiloshi 2003a, “The situation of law in the case of the General Oneness Church”, the Conference of distribution of legal information for the consumer (ed), pp. 5-13.

19.    2003b “The basic point to settle religious problems”, the Conference of Distribution of legal information for the consumers (ed), pp. 50-57.

 


[1]. Artilce 1, provision 20 of the Japanese Constitution: Everyone is guaranteed of freedom of religion. Artilce 2, provision 20: No one is forced to participate in religious activities or ceremonies. Article 3, provision 20: the state and the local authority shall not perform religious activities such as religious education or anything else.

[2]. Provision 89 of the Constitution: Public property such as money or anything else shall not be grant or given to religious associations for the purpose of maintainance.

[3]. Those who want to establish a religious juridical person only need to build a set of rules and register with the competent authority. For the management agency, it only proposes report of religious juridical person along with a set of rules, name and address of the owner. Moreover, there is almost no requlation provided by the governmental organ or the local authority in regard to religious juridical person (Watanabe 2001, p. 11). Especially, there is no need to apply for the permission from the Ministry of Culture and Sciences in regard to establishment of religious juridical person (Hatsu jyuku 1992, p. 281).

[4]. The (former) Law of Religious Juridical person, the number of juridical person was around 80,000 (Hatsu Jyuku, op.cit. p. 279).

[5]. Rules that they have to spell out to register are 12, including purpose, name, address of the office, names of the officials, etc. (Association for Research on Religious juridical person 1997, pp. 178-179).

[6]. Kito 1995, pp. 1-5; Association for Research on Religious Juridical Person 1997, pp. 1-5.

[7]. Documentations mainly consist of: (1) Certificate; (2) Rules; (3) List of officials; (4) List of Property; and (5) Accounting Book.  

[8]. Law of religious jurifical person is given priority thanks to provision 7 of the Law of Tax for juridical person, provision 11 of the Law of tax for income, and the provision 4 of registration-certification.

[9]. According to the White Book (the 2006 version), the number of followers of Aleph was 1650. This number was calculated at 27 places of different cities and provinces (Police Office 2006, p. 248).

 

Các tin khác............................

Các tin đã đưa ngày: