Đầu Công nguyên có hai tôn giáo phương Đông du nhập vào Việt Nam là Đạo giáo của Trung Quốc và Phật giáo của Ấn Độ. Đến thế kỉ XVI thì Kitô giáo phương Tây mới du nhập vào Việt Nam.
Trước thời điểm đó người Việt có tôn giáo hay không?
Khoảng thế kỉ VII Tr. CN trên đất nước Việt Nam ngày nay đã hình thành văn hoá Đông Sơn với những đồ đồng tinh xảo đa dạng phong phú, nổi bật nhất là những trống đồng thạp đồng. Về phương diện tâm linh có 3 biểu tượng. Một, bốn cặp tượng nam nữ giao hợp trên thạp đồng Đào Thịnh. Hai, tượng người đàn ông Văn Điển với sinh thực khí cường điệu. Ba, các tượng cóc trên trống đồng Hữu Chung. Đó không phải là những đồ chơi sex hay là tác phẩm thuần tuý mĩ thuật mà là những tượng thờ. Đó là những vật Thiêng. Ngày nay các nhà khảo cổ học giải thích đó là biểu tượng tín ngưỡng Phồn thực. Đã có tiêu tượng thờ thì tín ngưỡng phát triển đến gần tôn giáo, tôi gọi đó là hiện tượng cận tôn giáo. Tiêu tượng người giao hợp, người đàn ông cường điệu sinh thực khí biểu hiện cầu con nối dõi giống nòi. Tiêu tượng cóc biểu thị cầu Mưa để được mùa lúa, nguồn sống chính của người Việt. Đó là hai nội dung cụ thể của tín ngưỡng Phồn thực Việt thời điểm trước công nguyên. Tâm linh tôn giáo bắt đầu hình thành và định hình theo hướng cầu tái sản xuất con Người và tái sản xuất nguồn sống. Tín ngưỡng Phồn thực luôn luôn tồn tại trong lịch sử tâm linh Việt Nam. Người Việt tiếp thu Phật giáo, Đạo giáo trên cơ sở tín ngưỡng Phồn thực đó.
Phật giáo Đại Thừa theo đường biển từ Ấn Độ trực tiếp truyền vào Luy Lâu. Hiện nay còn các cơ sở tôn giáo tại thị trấn Dâu huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh. Đó là các chùa thờ Tứ Pháp: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi , Pháp Điện tức Bà Mây, Bà Mưa, Bà Sấm, Bà Sét. Bốn Bà là bốn hiện tượng tự nhiên được nhân cách hoá. Bốn Bà là biểu tượng nữ tính của bốn hiện tượng tự nhiên liên quan đến Mưa. Về sau bốn Bà hội nhập với Phật giáo Đại Thừa hình thành Tứ Pháp gồm Pháp Vân Phật, Pháp Vũ Phật, Pháp Lôi Phật, Pháp Điện Phật. Trong kinh Phật có hằng hà sa số Phật, Bồ tát cả nam lẫn nữ mà không hề có bốn Bà Phật này. Bốn Bà không phải của cá nhân nào hay do cá nhân nào sáng tạo ra mà là sản phẩm của một cộng đồng gồm một số làng cổ có quan hệ huyết thống với nhau tại khu vực Dâu đương thời là trung tâm chính trị (quận trị quận Giao Chỉ). Cho nên Truyện Man Nương trong Lĩnh Nam chích quái đã mô tả bốn Bà và Thạch Quang Phật có liên quan huyết thống với Man Nương. Và vì vậy chùa thờ Man Nương tuy không được xếp vào Tứ Pháp nhưng lại là chùa Tổ. Chính đời sống Phật giáo mang tính cộng đồng này đã là cơ sở của sự hình thành chùa làng, mỗi làng một chùa xưa nay vẫn thế. Mỗi làng một chùa xuất hiện trên cơ sở mỗi làng một đền một thần làng. Bốn Bà ban đầu cũng là bốn thần làng về sau Phật giáo hoá. Còn hiện tượng thần làng vẫn tiếp tục cho đến nay: "Lịnh làng nào, làng ấy đánh; thánh làng nào, làng ấy thờ". Đến thế kỉ XV các làng cổ hợp lại thành xã, cho nên mỗi xã có nhiều thần. Triều Lê bèn chọn một trong những thần làng của xã đó phong thành hoàng với tước đaị vương cai quản chư thần trong xã. Thần làng có chức năng "hộ quốc tí dân" (bảo vệ đất nước, phù hộ nhân dân). Nội dung cơ bản là chống giặc ngoại xâm và "phong điều vũ thuận” (mưa gió đúng thời vụ). Tín ngưỡng thần làng cũng là một dạng của tín ngưỡng Phồn thực. Tín ngưỡng thần làng là một hiện tượng tiền tôn giáo. Có thần tượng, có nghi thức và có cả "kinh văn". Kinh văn là ngọc phả và sớ dâng lên thần khi tế lễ để cầu an, vì "kinh văn" rất đơn giản nên chưa phát triển thành tôn giáo. Thần làng đã Đạo giáo hoá vì được xếp vào hàng ngũ của Ngọc Hoàng đại đế. Hiện nay tế thần làng đang khôi phục rầm rộ khắp nước với nội dung cơ bản cầu mùa và cầu an. Tín ngưỡng thần làng là một nội dung quan trọng của đời sống tôn giáo cổ kim của cộng đồng người Việt. Tín ngưỡng thần làng Việt Nam khác với tín ngưỡng thành hoàng của Trung Quốc phò hộ quân đội đóng trong một toà thành nhằm bảo vệ ngôi thành chống kẻ địch tấn công, mà kẻ địch thường là nông dân khởi nghĩa hay quân đội các hầu quốc tranh chấp đất đai và ngôi vị. Thần làng Việt Nam thì bảo vệ Tổ quốc và phù hộ một làng.
Phật giáo Đại Thừa khác với Phật giáo nguyên thuỷ ở một điểm cơ bản. Phật giáo Đại Thừa chủ Sinh còn Phật giáo nguyên thuỷ chủ Diệt. Chủ Sinh phù hợp với Phồn thực. Cho đến nay các bà mẹ Việt Nam vẫn vào chùa lạy Phật cầu con. Người Việt mỗi khi gặp hạn hán đều cầu Mưa bằng cách rước tượng các Bà hay cầu đảo trong các chùa.
Phật giáo đến Việt Nam bằng con đường trao đổi văn hoá một cách hoà bình không gươm giáo súng đạn, không đổ máu. Những nhà sư Ấn Độ theo thuyền buôn đến Dâu truyền giáo. Đương thời đất nước Việt Nam đang bị đặt dưới quyền phong kiến Hán với hệ tư tưởng thống trị là Nho giáo. Phật giáo trước tiên truyền vào dân gian mà tương truyền Man Nương là nữ tín đồ đầu tiên. Man Nương với cây gậy chống hạn được xem là Mẹ của bốn Bà. Chùa Phật được xây dựng trong các làng gọi là chùa làng. Chùa làng là trung tâm tôn giáo của cư dân cả làng dù có sư hay không có sư trụ trì. Toàn bộ dân làng đều mộ Phật, vào chùa lễ Phật, niệm Nam mô A Di Đà Phật. Đến nay vẫn như thế khiến cho có nhà nghiên cứu không biết ai là tín đồ đạo Phật. Điều này thể hiện tâm linh tôn giáo Việt mang tính cộng đồng. Đặc điểm xã hội Việt Nam là tính pháp nhân tập thể gắn bó mỗi người với cộng đồng Nhà - Làng- Nước. Tâm linh tôn giáo cũng như thế. Tất nhiên các nhà sư thông tuệ hơn người dân bình thường. Các nhà sư Việt Nam trở thành trí thức góp phần dựng nước Đại Việt đưa dân tộc lên một bước phát triển mới. Khi chính quyền độc lập hình thành thì chính những nhà sư đóng vai trò người trí thức ủng hộ vương triều độc lập. Khuông Việt đại sư [933-1011] phò tá hai triều Đinh, Tiền Lê. Sư Vạn Hạnh [?-1018] ủng hộ Lý Công Uẩn lập triều Lý. Triều đình dân tộc độc lập Đại Việt không những không phá hoại chùa làng mà còn xây dựng những quốc tự (chùa nước), định chế độ quản lí tổ chức Phật giáo như đặt chức quan Tăng thống, quy định phân cấp các chùa thành 3 cấp danh lam phái quan lại đến quản lí, tổ chức thi Tam giáo đào tạo trí thức Tam giáo. Chỉ khi dân vào chùa trốn tránh nghĩa vụ quân dịch quá đông ảnh hưởng đến sức mạnh nhà nước thì năm 1396 vua Trần mới hạn chế những người dưới 50 tuổi đi tu chứ không phải tiêu diệt Phật giáo. Khi có nhà sư Phạm Sư Ôn nổi dậy chống triều đình năm 1389 thì triều đình đem quân trấn áp lập tức dù triều Trần có vua Trần Nhân Tông [1258-1308] sáng lập một tông Phật giáo - tông Trúc Lâm - đến nay vẫn thịnh hành. Dù triều đình đề cao Phật giáo đến mức hiện nay có người coi Phật giáo là quốc giáo thời Trần, dù dân chúng rất mộ đạo nhưng những hiện tượng tổn hại an ninh quốc gia thì chính quyền đều có biện pháp thoả đáng thậm chí quyết liệt để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Những biện pháp như thế không thể coi là đàn áp Phật giáo. Đến triều Lê- Nguyễn, Nho giáo độc tôn, triều đình hạn chế phát triển Phật giáo không cho xây chùa mới nhưng các chùa vẫn tồn tại thậm chí vua mở đàn chay tế tướng sĩ trận vong tại chùa. Suốt trong hai cuộc kháng chiến giành độc lập chùa chiền vẫn tồn tại, nhà sư này đi bộ đội thì nhà sư khác giữ chùa như các sư chùa Cổ Lễ tỉnh Nam Định. Trong chùa có một gian bảo tàng các di vật như trang phục huân huy chương của một số nhà sư đã nhập ngũ và hi sinh trong kháng chiến chống Pháp. Tuy nhiên cũng có một số chùa bị bom đạn quân xâm lược huỷ hoại hoàn toàn như chùa Pháp Vũ, hay huỷ hoại một phần như chùa Hương. Chính quyền cách mạng cũng như nhân dân không ai đập phá chùa chiền.
Hiện nay Phật giáo phát triển rầm rộ vừa tham gia chính trị góp phần xây dựng nước mạnh dân giàu, vừa bố thí cứu tế khi có thiên tai, tổ chức cầu siêu cho những ngư dân tử nạn vì cơn bão Chan Chu đầu năm 2006 dù họ không phải tín đồ Phật giáo... Việc cầu siêu đưa vong linh cha mẹ lên chùa lại càng phát triển mạnh hơn trước, không những thường dân mà cán bộ cũng đưa vong hồn cha mẹ lên chùa. Cũng có hiện tượng buôn thần bán thánh trong xã hội và tất nhiên pháp luật trừng trị những kẻ xấu lợi dụng tôn giáo đó.
Trong chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ nhiều nhà sư tham gia hoạt động cứu nước trong hàng ngũ cách mạng, nổi bật nhất là Hoà thượng Thích Trí Độ và cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám.
Đó là nét cơ bản của đời sống Phật giáo Việt Nam xuyên suốt cổ kim. Chùa Phật hiện nay đã tiêu biểu cho tâm linh người Việt chứ không chỉ là nơi thờ Phật mà thôi. Trong chùa có Phật, có Ngọc Hoàng, có Mẫu, có tổ tiên, có liệt sĩ cách mạng. Và cả những cô hồn cũng được Phật bảo hộ: chùa Kim Mã ở Hà Nội vốn là một miếu cô hồn rồi trở thành chùa Phật. Lễ Vu Lan Phật giáo biến thành ngày rằm xá tội vong nhân cho cả tổ tiên lẫn cô hồn vô chủ. Hiện nay đến ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm không những nhà chùa mà nhân dân đều làm mâm cỗ cúng cháo cho các vong linh.
Đạo giáo thì như thế nào?
Đạo giáo Trung Quốc chỉ hình thành vào năm 141 CN với Trương Đạo Lăng làm giáo chủ. Nhưng Đạo giáo phát triển trên cơ sở Lão học và Tiên đạo của Lão Tử [thế kỉ VI Tr. CN] và Trang Tử [thế kỉ IV/III Tr. CN]. Thế kỉ II Tr. CN, khi nhà Hán áp đặt chính quyền đô hộ ở Việt Nam thì Đạo giáo Trung Quốc chưa hình thành, cho nên đầu tiên truyền vào Việt Nam là Lão học và Tiên Đạo, mãi về sau Đạo giáo mới truyền nhập. Đạo giáo Trung Quốc cơ bản là công cụ tư tưởng của khởi nghĩa nông dân chống nhà nước phong kiến. Về sau tuy có một bộ phận Đạo giáo sĩ tộc phục vụ chính quyền phong kiến, nhưng cơ bản Đạo giáo Trung Quốc trong dân gian vẫn là phong trào chống triều đình cho nên luôn luôn bị các triều đình phong kiến Trung Quốc đặt ra ngoài vòng pháp luật và bị trấn áp.
Còn Tiên đạo và Đạo giáo Việt Nam thì lại luôn luôn đi với chính quyền dân tộc, được xem là một trong ba cột trụ tư tưởng của thời Đại Việt. Trong triều đình Đại Việt có Ty tăng lục coi cả Phật giáo lẫn Đạo giáo. Triều đình xây dựng nhiều đạo quán nguy nga, đúc tượng Tam Thanh bằng vàng. Trần Nhật Duật [1253-1330] dùng đạo sĩ Hứa Tông Đạo vào việc chống quân xâm lược Mông Cổ.
Cũng từng có đạo sĩ chống lại triều đình. Năm 1140 thầy bói Thân Lợi có pháp thuật đem đồ đảng cướp châu Thái Nguyên, châu Thương Nguyên, châu Hạ Nông, v.v..., xưng vương, lập triều đình, kéo quân về cướp kinh sư. Năm 1141 triều đình nhà Lý xuất quân trấn áp, cuối cùng bắt được Thân Lợi xử trảm. Nước Đại Việt lại bình yên.
Hoạt động Đạo giáo Việt Nam mang sắc thái Đạo giáo dân gian đậm hơn hoạt động đạo sĩ trong đạo quán. Cho đến nay hiện tượng thờ Mẫu và lên đồng vẫn là nội dung chủ yếu của Đạo giáo dân gian. Người ta thờ cúng Mẫu và lên đồng là để cầu Phúc Lộc Thọ, giải toả nỗi căng thẳng tâm linh trong lời ca réo rắt điệu múa uyển chuyển thoát tục. Hiện nay lên đồng hầu bóng vẫn tiến hành công khai rầm rộ ở Phủ Dầy và phủ Tây Hồ cùng các địa phương khác và đang là một đề tài nghiên cứu văn hoá dân gian hấp dẫn. Lễ cấp sắc cũng được tổ chức trong các dân tộc Tày, Dao.... miền Bắc và có nhiều luận văn cao học, tiến sĩ, sách nghiên cứu, sưu tập tranh thờ Đạo giáo đã được xuất bản.
Hầu như người Việt Nam nào cũng muốn sung sướng, xinh đẹp như Tiên và yêu chuộng Tiên đạo, sùng tín Mẫu. Tham dự các cuộc hầu bóng là đông đảo quần chúng không phân biệt giàu nghèo già trẻ như tham dự một hoạt động văn nghệ hơn là hoạt động tâm linh. Các giá đồng mang tính chất vũ đạo tôn giáo hơn nghi lễ tôn giáo tuy rằng một không khí huyền bí vẫn bao trùm buổi công diễn.
Hiện nay tuy Đạo giáo vẫn còn nhiều đạo quán nổi tiếng như Trấn Vũ Quán, Linh Tiên Quán... với những bộ tượng tương đối cổ và tương đối đẹp. Dân chúng vẫn đến lễ mặc dù không còn giáo hội Đạo giáo và đạo sĩ nữa. Tuy nhiên đã xuất hiện hiện tượng lợi dụng đồng bóng trục lợi có hại cho đời sống con người và tất nhiên những tên phù thuỷ giả danh đó bị pháp luật trừng trị.
Đời sống Đạo giáo Việt Nam mang tính cộng đồng thoả mãn nhu cầu tâm linh ước vọng cuộc sống tốt đẹp như cảnh Bồng Lai đã thể thiện thành thành ngữ "đẹp như tiên", "sướng như tiên". Thị dân vào phủ cầu xin buôn bán nhất bản vạn lợi an khang thịnh vượng. Nhưng không ai muốn lên tiên, chỉ khi chết mới "kị hạc quy tiên", "tiên cảnh nhàn du". Những bức trướng đó thêu trên nền vải đỏ thắm với những chiếc tua vàng lung linh được treo bán khắp phố phường dù rằng những người cộng sản Việt Nam không tin, nhưng không hề cấm đoán. Ai cũng có thể mua. Đám tang vẫn rước những bức trướng đó trên đường đưa đám để rồi đem về treo bên cạnh bàn thờ người quá cố.
Tương truyền ngày xưa có một người tên là Từ Thức may mắn lên tiên rồi cũng nhớ trần gian mà trở lại trần gian dù tiên cảnh bốn mùa như xuân, sơn hào hải vị, lầu các huy hoàng, mĩ nữ múa hát...
Người Việt Nam chỉ muốn sướng như tiên giữa cộng đồng trần gian khổ đau và hạnh phuc đan xen hơn an nhàn vô công rồi nghề trên tiên cảnh Bồng Lai phiêu diêu bốn bể!
Đạo giáo là một tôn giáo đã hoàn toàn tan rã về tổ chức mà vẫn sống trong tâm linh người Việt Nam.
Nho giáo thì như thế nào?
Dù rằng, theo tôi, Nho giáo không phải tôn giáo nhưng việc thờ cúng Khổng Tử với hệ thống Văn Miếu từ trung ương đến tỉnh, huyện, xã (ở huyện, xã gọi là Văn Chỉ) với hội tư văn và những nghi thức tế lễ thì cũng mang tính tôn giáo. Đồng thời việc đề cao thờ cúng tổ tiên cũng mang tính tín ngưỡng tôn giáo. Cho nên trong thời Lý- Trần xuất hiện khái niệm Tam giáo Nho-Đạo-Thích là điều dễ hiểu. Khái niệm Tam giáo vốn của người Trung Quốc nhưng nội hàm không hoàn toàn giống với khái niệm Tam giáo Đại Việt. Khái niệm Tam giáo Trung Quốc chỉ sự tồn tại độc lập tương khắc tương thành nhưng tương khắc là chủ lưu, chỉ sự tồn tại và đấu tranh giữa ba học thuyết khác nhau đó. Khái niệm Tam giáo Đại Việt chỉ sự song song tồn tại của ba hệ thống tư tưởng mà tương thành là chủ lưu. Tam giáo thời Đại Việt không phải chỉ ba tôn giáo mà chỉ ba hệ thống tư tưởng.
Khổng giáo là một học thuyết chính trị có thể tóm tắt trong mệnh đề "tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ" ý nói mỗi người phải tự rèn luyện đạo đức và tài năng cá nhân mình rồi nhờ đó mà có thể giải quyết việc gia đình tốt; giải quyết tốt việc gia đình thì có thể cai trị tốt quốc (tức đất được phân phong, tức hầu quốc); cai trị tốt hầu quốc thì có thể cai trị được thiên hạ (tức toàn bộ vương quốc của nhà Chu). Đó là một đường lối giáo dục chính trị hữu hiệu đào tạo quan lại tức người quản lí quốc gia. Đường lối này xuất hiện trong bối cảnh lịch sử Trung Quốc khi thiên tử nhà Chu phân phong cho con cháu mỗi người một khu vực để họ cai trị, đó gọi là hầu quốc hay gọi là quốc. Nói theo ngôn ngữ cận hiện đại thì "quốc" tương đương một khu tự trị của một quốc gia. Đó là nội dung cơ bản học thuyết Khổng Tử. Nhưng Nho giáo đề cao chữ "hiếu" biểu hiện tập trung trong tư tưởng trọng nam khinh nữ. Trọng nam khinh nữ là chế độ phụ hệ nhưng về mặt tín ngưỡng thì quan hệ chặt chẽ với thờ cúng tổ tiên. Con gái lấy chồng thờ cúng tổ tiên nhà chồng thuộc dòng họ khác. Chỉ có con trai mới thờ cúng tổ tiên dòng họ mình và lại phải sinh con trai để nối dõi tông đường khiến cho tổ tiên dòng họ được thờ cúng vĩnh viễn và dòng họ cũng con đàn cháu đống. Đây cũng là thể hiện tư tưởng Phồn thực tái sản xuất con người nhưng hướng về phụ hệ. Dù thiên vị nam giới như thế song tư tưởng "hiếu" đó phù hợp với tín ngưỡng Phồn thực của người Việt nên ảnh hưởng rất sâu đậm. Chữ "hiếu" gắn bó với thờ cúng tổ tiên. Thờ cúng tổ tiên không phải sáng kiến của Nho giáo, trước Khổng Tử người Ân đã thờ cúng tổ tiên. Nhưng vì Nho giáo đặc biệt đề cao chữ hiếu nên thờ cúng tổ tiên được xem là một bộ phận không thể thiếu của Nho giáo. Và vì thờ cúng tổ tiên mà Nho giáo mang tính chất tín ngưỡng tôn giáo. Chính tư tưởng thờ cúng tổ tiên sau này sẽ trở thành cái đối kháng với Kitô giáo.
Văn Miếu được xây dựng từ thời Lý trải qua nhiều lần trùng tu đều thờ Khổng Tử. Đến thời Lê thì trong Văn Miếu dựng các bia tiến sĩ. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử hàng bia đá đầy chữ đè nặng lưng những con rùa vẫn còn đó dù đã mất mát một số. Từ sau năm 1945 không ai đốt Văn Miếu đập bia đá. Hiện nay lại được tu bổ đàng hoàng hơn lộng lẫy hơn đón tiếp bao khách tham quan trong ngoài nước. Việc thờ cúng Khổng Tử cũng như việc thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam vẫn không bao giờ dứt dù có lúc nhạt lúc đậm.
Kitô giáo thì như thế nào?
Thế kỉ XVI Kitô giáo mới truyền vào Việt Nam. Đương thời Việt Nam đang ở trong cục diện Nam Bắc phân tranh. Các giáo sĩ phương Tây đặt quan hệ với chúa Nguyễn Đàng Trong và chúa Trịnh Đàng Ngoài, cải đạo một vài nhân vật quý tộc của hai thế lực chính trị đối địch này. Kitô giáo được tự do truyền bá. Năm 1840 Đàng Ngoài đã có 340.000 giáo dân; Đàng Trong đã có 80.000 giáo dân; cả nước 420.000 giáo dân. Đàng Trong có 27 linh mục bản xứ; Đàng Ngoài có 117 linh mục bản xứ; cả nước có 144 linh mục bản xứ. Về lịch sử truyền giáo của Kitô giáo đã có rất nhiều tư liệu và sách của người phương Tây viết. Năm 2001 giáo sư Nguyễn Văn Kiệm đã ấn hành cuốn Sự du nhập của Kitô giáo vào Việt Nam từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XIX tổng hợp các nguồn tư liệu khá đầy đủ, cơ bản tôi dẫn tư liệu theo cuốn sách này. Đầu tiên năm 1533 giáo sĩ I-ni-khu đến giảng đạo tại làng Ninh Cường, làng Quỳnh Anh, làng Trà Lũ tỉnh Nam Định. Nhưng chỉ đến 1615 thì việc truyền giáo Kitô giáo mới thực sự bắt đầu. Từ năm 1533 đến năm 1840 việc truyền giáo có một số vấn đề tranh chấp giữa các nhà truyền giáo của các dòng khác nhau các quốc gia phương Tây khác nhau và vấn đề khi cấm đạo khi cho phép truyền giáo của chính quyền Đàng Trong, Đàng Ngoài. Nhưng trở ngại cơ bản là sự mâu thuẫn về hệ tư tưởng tôn giáo. Nhân dân Việt Nam kể cả tầng lớp thống trị đều thấm nhuần tư tưởng Tam giáo. Trong đời sống tôn giáo của người Việt Nam thì thờ cúng tổ tiên được đặt lên hàng đầu. Những nhà truyền giáo phương Tây lúc này lại phê phán thờ cúng tổ tiên, buộc tín đồ Việt Nam cải đạo phải từ bỏ thờ cúng tổ tiên. Có trường hợp buộc giáo dân vứt bỏ bàn thờ tổ tiên ra đường, vứt bỏ tượng Phật xuống ao.
Sự xung đột hệ tư tưởng tôn giáo này mang tính chất xung đột văn hoá Đông/Tây. Xung đột ở Trung Quốc gay gắt hơn ở Việt Nam trong buổi đầu truyền giáo của các giáo sĩ phương Tây. Xung đột chỉ chấm dứt khi Kitô giáo nhận thấy sai lầm này, từ bỏ chủ trương đả phá thờ cúng tổ tiên.
Cho nên, theo tôi, trong thời kì đầu Kitô giáo về cơ bản được tự do truyền bá, nếu có xảy ra xung đột là lỗi của các nhà truyền giáo phương Tây chưa biết "nhập gia tuỳ tục", chứ không phải của chính quyền Đàng Trong, Đàng Ngoài cấm đạo mù quáng.
Năm 1858 lấy lí do bảo vệ giáo sĩ phương Tây chiến hạm Pháp nã đại bác vào Đà Nẵng. Chiến tranh xâm lược bắt đầu dưới chiêu bài đòi tự do truyền giáo Kitô giáo và một số nhà truyền giáo phương Tây đã tham dự vào hoạt động xâm lược này. Chiến tranh chống xâm lược tất nhiên phải nổ ra và cũng tất nhiên truyền giáo Kitô giáo trở thành vấn đề quốc sự. Đó là nguyên nhân "bình Tây sát tả". Phải có thái độ khoa học khi đánh giá sự kiện này, không thể mơ hồ chạy theo một thứ "chủ nghĩa nhân văn" chung chung nào đó thoát li thực tế lịch sử. Không thể chỉ đổ lỗi cho những người "bình Tây sát tả", mục tiêu của họ là "bình Tây" tức chống xâm lược bảo vệ độc lập dân tộc chứ không phải "sát tả". "Sát tả" vì "tả" gắn bó với "Tây".
Lịch sử truyền giáo phương Tây đã chuyển sang một giai đoạn khác. Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa sự xâm lược của nước Pháp và sự chống xâm lược bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam. Đẫm máu là tất nhiên vì bây giờ là tiếng gầm của đại bác chứ không phải chỉ là tiếng rao giảng Kinh Thánh nữa.
Đến tháng 8 năm 1945, nhân dân Việt Nam giành được độc lập dân tộc. Quân Pháp trở lại Việt Nam với tàu bay xe tăng... Nhân dân Việt Nam tiến hành hai cuộc chiến tranh chống thực dân cũ mới Pháp và Mỹ. Năm 1975 mới giành được độc lập hoàn toàn. Trong thời gian này nhiều giáo dân Kitô giáo tham gia chiến đấu. Nhiều linh mục cũng đứng trong hàng ngũ dân tộc chống ngoại xâm. Nổi tiếng nhất là linh mục Phạm Bá Trực và Hồ Thành Biên. Nhà thờ Phát Diệm nguy nga vẫn còn đứng sừng sững giữa trời đất cho đến ngày 18 - 01 - 1988 được chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa xếp hạng di tích lịch sử văn hoá.
Đời sống tôn giáo của giáo dân Việt Nam hoàn toàn được tự do. Không những con chiên tự do hành lễ tại các nhà thờ khác mà ngay tại nhà thờ Phát Diệm kèn đồng vẫn thổi, thánh ca vẫn du dương, cờ xí vẫn rợp trời, linh mục vẫn áo mũ chỉnh tề, con chiên vẫn sắp hàng diễu hành như nước cuồn cuộn chảy trong các ngày lễ lớn. Tôi đã dự một lễ lớn như vậy tại nhà thờ Phát Diệm, đặc biệt thán phục người nông dân già chỉ huy dàn nhạc kèn đồng. Tại nhà thờ lớn ở Hà Nội đêm Noel năm nào người cũng đông đúc chen chân không lọt như hội. Nam thanh nữ tú trang phục sang trọng không phải tín đồ đông hơn con chiên của Chúa, dạo kín các con đường xung quanh nhà thờ, đứng chật sân nhà thờ vốn khá rộng, vây quanh máng cỏ hài đồng.
Về đạo Tin Lành tình hình cơ bản cũng giống Kitô giáo, tôi không trình bày chi tiết nữa.
Đạo Cao Đài như thế nào?
Đạo Cao Đài do một số trí thức Tây học công chức của chính quyền Pháp tổ chức với phương tiện cầu cơ. Người sáng lập là tri huyện Ngô Văn Chiêu. Đạo Cao Đài được chính quyền Pháp cho phép khai đạo năm 1927. Kinh văn chính là Thánh ngôn hợp tuyển tuyên truyền tư tưởng Tam giáo mà tính trội là Đạo giáo. Một thời Phạm Công Tắc chống Pháp, bị bắt đày đi Madagascar. Đạo Cao Đài vốn là sự tập hợp nhiều phái nên về sau lại tách ra thành nhiều phái khác nhau. Một số phái tham gia hoạt động giải phóng dân tộc. Một số người lãnh đạo khác - chủ yếu là của phái Tây Ninh - lại theo Pháp, theo Mỹ, tổ chức quân đội chống lại quân giải phóng Miền Nam Việt Nam và đánh lẫn nhau. Nội bộ Cao Đài đánh nhau, Phạm Công Tắc phải lưu vong sang Cămpuchia và chết ở Phnom Pênh. Sau năm 1975 miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất, hoạt động Cao Đài được khôi phục, tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước. Thánh thất Cao Đài Tây Ninh cũng như thánh thất các tỉnh đều còn nguyên vẹn, quả cầu và con mắt biểu tượng Cao Đài vẫn còn đó để cho tín đồ chiêm ngưỡng lễ bái.
Đạo Hoà Hảo như thế nào?
Đạo Hoà Hảo do Huỳnh Phú Sổ sáng lập năm 1939 ở tỉnh An Giang. Huỳnh Phú Sổ là một trí thức nông dân đau ốm, lên Thất Sơn tìm thuốc chữa bệnh. Cuối cùng được các đạo sĩ ẩn cư trong núi này dạy một số bài thuốc bí truyền. Ông chữa bệnh và truyền giáo theo tư tưởng Phật giáo mà kinh văn chính là tập Sấm giảng. Cách mạng tháng Tám bùng nổ, Huỳnh Phú Sổ từng tham gia kháng chiến chống Pháp. Về sau một số người lãnh đạo Hoà Hảo mang quân đội đầu hàng quân Pháp. Nhưng cuối cùng quân đội Hoà Hảo bị chính quyền Ngô Đình Diệm xoá sổ. Sau ngày giải phóng miền Nam năm 1975, đạo Hoà Hảo bắt đầu hồi sinh. Hoạt động chủ yếu của tín đồ Hoà Hảo là trợ giúp những người mắc bệnh. Hiện nay Tổ đình, chùa Hoà Hảo, tấm trần điều vẫn còn đó, tín đồ vẫn thường xuyên tiến hành các ngày lễ như xưa.
Trên đây là tình hình cơ bản và khái quát của đời sống tôn giáo Việt Nam cổ kim. Đi sâu vào chi tiết tất nhiên phức tạp hơn.
Tâm linh Việt Nam cơ bản là tâm linh mở, thần điện mở, khoan dung dễ dàng tiếp nhận các tôn giáo khác nhau một cách hoà bình. Nhưng cốt lõi tâm linh Việt Nam là tinh thần yêu nước gắn bó với thờ cúng tổ tiên đã làm nên dân tộc Việt Nam. Tinh thần yêu nước là thành đồng luỹ thép trong tâm linh Việt Nam, không ai được xâm phạm. Ai xâm phạm sẽ bị trừng trị, bất kì họ thuộc tôn giáo nào.
Tôn giáo là một hệ tư tưởng. Trong lịch sử nhân loại hệ tư tưởng nào cũng có dòng chủ lưu và "dòng nước ngược". Dòng nước ngược lớn nhỏ mạnh yếu tùy không gian và thời gian. Tình hình chung ở Việt Nam cổ kim cũng cơ bản như thế.
Dòng chủ lưu trong đời sống tôn giáo Việt Nam xoay quanh lòng yêu nước bảo vệ độc lập dân tộc. Lòng yêu nước là hòn đá thử vàng của đời sống tâm linh Việt Nam. Đó là một sự thật lịch sử không thể chối cãi và xuyên tạc được.
Đời sống tôn giáo Việt Nam trong lịch sử dân tộc là như thế đó.
Tài liệu tham khảo chính:
1. Nguyễn Duy Hinh:
- Tín ngưỡng Thành hoàng Việt Nam, Hà Nội 1996;
- Tư tưởng Phật giáo Việt Nam, Hà Nội 1999;
- Người Việt Nam với Đạo giáo, Hà Nội 2003;
- Văn minh Lạc Việt, Hà Nội 2004;
- Văn minh Đại Việt, Hà Nội, 2005.
2. Nguyễn Văn Kiệm:
- Sự du nhập của Thiên Chúa giáo vào Việt Nam từ thế kỉ 17 đến thế kỉ 19, Hà Nội 2001.
Religious Life in the History of the Nation. Ass. Prof. Nguyễn Duy Hinh Former researcher, Institute for Religious Studies
At the beginning of the Christian era, two oriental religions were introduced into Vietnam: Taoism from China and Buddhism from India. Christianity came into Vietnam long time after that, until the 16th century.
But before these religions came, did the Vietnamese have any religion?
About the 6th century BC, the Đông Sơn culture was formed with the presence of various and sophisticated bronze objects such as kettle drums and bronze jars. In the spiritual perspective, there were 3 symbols. The first was the four pairs of statues of male and female having sex with each other on the Đào Thịnh bronze jar. The second was the statue of Văn Điển man with his penis magnified. The third were statues of toad on the Hữu Chung keetle drum. They were not sex toys or pure fine-arts but statues for worshipping purposes. They were sacred objects. Now a day, all these are explained as symbols of the belief in fecundity. The appearance of statues for worshipping purposes proved that belief developed closely to formation of a religion which I call it a “quasi-religion”. Statues of male and female having sex and the man with the magnified penis represent the wish to have many children. The toad statue shows the need to pray for rain, one of the most important elements for a good rice crop which is the main source for existence of the Vietnamese. These are the two specific contents of the Vietnamese fecundity belief before the Christian era. Spirituality and religion had been created and formed in accordance with the need for human reproduction and sources of life reproduction. The fecundity belief always exists in Vietnamese history of spirituality. The Vietnamese in fact acquired Buddhism and Taoism on the basic of that belief.
Buddhist Mahayana came from India into Luy Lâu of Vietnam via the seaway. Now its early signs of religious bases can still be traced at the Dâu town, Thuận Thành district of the Bắc Ninh province. There are pagodas for Tứ Pháp (the Four Mother Goddesses or the Four Ladies): Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi and Pháp Điện (the Cloud, the Rain, the Thunder, and the Lightning respectively). These ladies represent four typical natural phenomena. They are symbols of feminity of four natural phenomena relating to rain. Later, the Four Mother Goddesses were integrated into Mahayana Buddhism, and formed the four Buddhas: Pháp Vân Buddha, Pháp Vũ Buddha, Pháp Lôi Buddha, and Pháp Điện Buddha. In the Buddhist tennets, there are numberous male and female Buddhas and Boddhisattvas but not these four. The creation of these Buddhas is the result of not a single person but of the community, including a number of old villages with kin relations in the Dâu area. This area was the centre of the ancient Giao Chỉ district. That is why the story of Man Nương in the book Lĩnh Nam Chích Quái (Strange stories in Lĩnh Nam) tells us about the kin relation of the Four Ladies, Thạch Quang Phật (Glowing Stone Buddha) and Man Nương. Thus the Buddhist temple for Man Nương was not considered temples for the Four Buddhas but still a primary temple.
It is the Buddhist life relied on community that creates foundations for the establishment of a Buddhist temple in each village. It has been a common rule that each village needs a Buddhist temple, similar to the rule that each village needs a temple for the village tutelary god. The Four Ladies were originally four village tutelary gods then turned into Buddhas. Yet the phenomenon of village tutelary gods remains, as can bee seen in the old saying: “Each village rings its own bell and worships its own tutelary god”. In the Lê dynasty, the King selected one god in each village to appoint as a tutelary god who would govern all other gods. The tutelary god is also responsible for country protection and people support. Namely, he would help to fight foreign invaders and control the weather for good harvest. The belief in the village god is one form of the fecundity beliefs. It is a pre-religious phenomenon, with statues, ceremonies and “texts”. The “texts” here are the “family annals” and petition to the gods when a ceremony for peace needed. Because the “family annals” are very simple, the belief cannot be considered a genius “religion”. The tutelary god however was converted into a deity in the Taoist pantheon under the Yellow Jade Emperor of Heaven. Now rituals with offerings to the village tutelary god have been restored throughout the country with the main content of asking for good crops and a peaceful life. The belief in tutelary gods is one of important contents of religious life of Vietnamese communities from the past until present. This belief is very different from the belief of tutelary gods in China which worships the god who protects the military within a citadel. Tutelary gods in Vietnam protect the nation as well as each village.
Buddhist Mahayana is different from Buddhist Theravada in a basic point. The Mahayana focuses on reproductiveness while Theravada focuses on destruction. Reproductiveness is suitable with belief in fecundity. Until present, Vietnamese mothers still go to Buddhist temples to ask for a child. When drought happens, the Vietnamese would pray for rain by welcoming statues of Four Ladies or performing a ritual asking for rain in Buddhist temples.
Buddhism peacefully came into Vietnam in the way of cultural exchange, without war or conflict. Indian monks followed trading boats to Dâu to promulgate the religion. At that time, Vietnam was under the rule of the Han with the dominant ideology of Confucism. Buddhism firstly came into the grassroots and legends said that Man Nương was the first female follower. Man Nương with the cane of anti-drought was thought to be the great Mother to the Four Ladies. A Buddhist temple that is built within a village is called a village pagoda.
A village pagoda is a religious centre of the whole village even without a monk in charge. Everyone in a traditional village favoured Buddhism and all went into a pagoda to pray to the Buddha as chanting “Namah Amitabha”. Thus, some researchers have difficulties to determine who is a true Buddhist, who is not until today. This represents the fact that Vietnamese religious spirituality bears the community’s characteristics. The Vietnamese society’s characteristic is the collective legal status which strongly attaches an individual within the community formed by Family-Village-Nation’s relationships. The same mode applied to religious spirituality.
It is obvious that monks were more sagacious than ordinary people. Vietnamese monks were intellectuals who contributed significantly to the development of the Đại Việt (the Great Việt) empire. When the independent government was established, monks played a role of thinkers who supported the ideal of the independence from the Chinese. High monk Khuông Việt (933-1011) followed and aided two dynasties: Đinh and early-Lê. Monk Vạn Hạnh (?-1018) helped Lý Công Uẩn built up the Lý dynasty. The independent government of Đại Việt never destroyed a Buddhist temple. It even built a state Buddhist temple and established a department to manage Buddhist structure such as appointed a mandarin to administer monks, classified Buddhist temples into three levels, or organized national examinations to select and then train intellectuals who would be masters in understanding doctrines of the Three Religions (Tam giáo).
Only when too many people hid in pagodas to avoid military service did the kings of Trần dynasty issue regulations that people under 50 years old were not allowed to join a Buddhist temple for the purpose of self-cultivation. This does not mean that Buddhism was suppressed. When monk Phạm Sư Ôn’s uprising took place in 1389, the government mobilized troop to crack it down immediately despite the fact that one of Trần kings, Trần Nhân Tông (1258-1308), had established a famous Buddhist school named Trúc Lâm (it is reviving now). Although the Trần government gave prominence to Buddhism (to the extent that some today scholars put it the state religion at that time) and people were very pious, events that undermined national security and sovereignty were of special concern. Timely measures applied to protect national sovereignty cannot be considered suppression of Buddhism. Under Lê – Nguyễn dynasties, when only Confucism was respected and other religions including Buddhism were restricted, Buddhist temples remained and even chosen by kings to make offerings to soldiers died in wars.
In the modern times, during the two resistances against foreign invaders, Buddhist temples still remained. Many monks did the military service, notably Thích Trí Độ and Tâm Minh Lê Đình Thám. In Cổ Lễ of the Nam Định province, when a monk left his Buddhist temple to join the army, the other monk would be in charge of the temple. In this temple now a day we can still see display of uniforms and medals of monks who joined the army and died in the war against the French. However, there were temples that were totally or partly destroyed by invaders’ attack such as Pháp Vũ and Hương. The revolutionary government and the people never destroyed Buddhist temples.
At the present, Buddhism enjoys a significant development. It contributes much to the national building while actively participates in charity works. Recently, the Vietnamese Buddhist Sangha organized a mass for fishermen who died in the Chan Chu storm at early 2006 even though these victims not Buddhists. Many people want to send their passed parents’ tablets into a Buddhist temple and have monks performed a mass for them. This trend becomes more and more popular as not only ordinary people but also state officers want to follow. Consequently, there are people taking advantage of this belief by comercializing related services, and of course they will be dealt with according to laws.
These are fundamental characteristics of the Buddhist life in Vietnam from the past to present. Now a Buddhist temple represents for the Vietnamese spirituality. It is not a place just to worship Buddha. In any temple, one can find Buddha, Jade Yellow Emperor of Heaven, Mother Goddesses, ancestors along with revolutionary martyrs. Souls of the sudden-deads are also protected in Buddhist temples. The Kim Mã was first a temple to worship souls of sudden-deads then it became a Buddhist temple. The Buddhist Vu Lan ritual (held annually on the 15th of the 7th month of the lunar calendar for people to express their gratefulness to their mother) now has become a ritual with offerings also for ancestors and the sudden- deads. The ritual is now not only performed at Buddhist temples but also at home.
What about Taoism?
Chinese Taoism was only formed in 141 AD with the leadership of Trương Đạo Lăng. Taoism, however, developed on the basic of Lao-tzu’s doctrine (in the sixth century BC) and the Way of Immortals of Chang- tzu’s (the fourth /third centuries BC). In the second century BC, when the Han Empire imposed a ruling regime in Vietnam, Chinese Taoism had not come in to existence yet. Thus Lao-tzu’s doctrine and the Way of Immortals were first brought into the nation. Chinese Taoism was introduced into Vietnam long after that because it was established latter. Although there were Taoist hermits who provided their services for the government, basically Chinese Taoism was an ideological tool of the grassroots to oppose the feudal government, thus was always outlawed and suppressed.
In Vietnam, the Way of Immortals and Vietnamese Taoism always accompanied the state and were considered one of the three ideological pillars in the era of Đại Việt. At the governmental level, there was a department which managed both Buddhism and Taoism. The government built many splendid temples and made statues of the Three Great Teachers from gold. Trần Nhật Duật (1253-1330) once mobilized a Taoist hermit Hứa Tông Đạoto fight the Mongolian invader.
There was a Taoist hermit who fought the court. In 1140, a fortune teller named Thân Lợi brought his gangs to attack and then occupied Thái Nguyên, Thương Nguyên and Hạ Nông districts. He even conferred himself a king, established his own court, and intended to take over the capital city. In 1141, the Lys dynasty brought troops to suppress Thân Lợi then caught him. Peace came back to the nation soon afterward.
Vietnamese Taoism was practised in a way that was much more similar to the popularly folk Taoism than to what Taoist hermits often did in their own monasteries. At present, Mother worship and spirit possession are still the basic contents of the popular Taoism that can be found in Dầy palace and Tây Hồ palace. In minor ethnics such as Tày and Dao in the North, the ritual to confer a title to a Taoist practitioner is still performed. Many PhD theses, researches, collections of Taoist paintings have been published.
Almost every Vietnamese dreams of living a happy life such as Taoist immortals. They have a passion for the Way of Immortals and strongly believe in Mother Goddesses. Many people take part in a ritual of spirit possession from the angle of an art-performance rather than a spiritual activity. Each spirit-possession performance represents religious dancing than a religious ritual though it is filled with a magical atmosphere.
Now a day, people still visit famous Taoist temples such Trấn Vũ and Linh Tiên where relatively old and beautiful sets of statue are displayed. People still attend annual rituals though Taoists no longer exist. However, there appear activities of taking advantage of spirit possession for personal interests. Of course, the fake practitioners will be punished by law.
The Vietnamese Taoist life highlights the sense of community. The wish for a wonderful life in Heaven reflexes into sayings such as “as beautiful as an immortal” or “as happy as an immortal”. Urban residents come to Taoist temples to pray for good fortune and prosperity. However, no one thinks of becoming an immortal before he dies. This can be seen on laudatory writings such as “ride on a holy crane to the palace of immortal” or “freely wandering on the palace of immortals”. Those laudatory writings can be embroidered on red cloth and sold to anyone in the streets. The Communists know that but they never prohibit the business. Funerals use those laudatory writings for the parade to farewell the dead, then take them back to hang next to the home altar.
It was told that Từ Thức, a Vietnamese, once came over the realm of immortals which was full of beauties who danced all days, nice weather, marvelous scenery, wonderful foods, and shining palaces. But then he missed the mundane realm too much that he decided to come back home.
The Vietnamese only want to lead an immortal’s life among the mundane community with rise and fall, happiness and sorrows rather than a lazy life in the Taoist Heaven.
Taoism is a religion that lost its organization in Vietnam long time ago but is still alive in Vietnamese’s spirituality.
What about Confucianism?
In my opinion, even Confucianism is not a religion, but it is religious in the worship for Confucius in a system of Temple of Literatures at central and local levels and the annual rituals. At the same time, it is religious in the aspect that it emphasizes ancestor worship. This helps us understand the reason for the concept of Three Religions (Confucianism, Taoism and Buddhism) from the period of Lý and Trần dynasties. This concept is, in fact, from China, but it bears a different meaning in Vietnam. In China, the concept shows the independent existence of and the struggle among the three different doctrines. In Vietnam, it means a harmonious co-existence of the three doctrines. The concept “Three Religions” in Vietnam under the Lý and Trần dynasties does not refer to three different religions but three different systems of ideology.
Confucianism is a political doctrine which can be summarized via a phrase of “self-cultivation, management of family, government of a nation, and a country and pacify the realm”. This is an order with a very close relation: one can only achieve the latter after he has achieved the former. This is an effective educational way for national governors. This educational method appeared in China when the King of the Zhou dynasty divided the realm into different parts for his children. Each part could be equivalent to a state - an autonomous area within a nation. However, Confucianism highlights the “filial piety”, represents the idea of male chauvinism. Male chauvinism belongs to paternity, but in the perspective of belief it has a tight relation with ancestor worship. When gets married, a girl has to worship her husband’ ancestors who belong to a different blood line. A boy would worship his own ancestors and is supposed to have at least a son of the next generation to continue the worship. This is also a sign of fecundity belief with reproductiveness which is directed towards paternity. The idea of male chauvinism is, however, rather suitable with the fecundity belief in Vietnam thus leaves deep influence. Yet ancestor worship is not an initiative by Confucianism. The Shang in China worshipped ancestors before Confucius. Because Confucianism stresses “filial piety”, ancestor worship becomes an essential part of the doctrine. And it is ancestor worship that makes Confucianism religious. It is the ideal of ancestor worship that leads to the main conflict with Christianity later on.
In Vietnam, the Temple of Literature was built since the Lý dynasty, and maintained many times, but used for worshipping Confucius. Under the Lê dynasty, steles of doctor were set up in the Temple. Despite the rise and fall of history, steles remain upon stone tortoises. From 1945 until present, the Temple has been regularly maintained and rebuilt and become much more splendid and attracted many international and domestic visitors. The worship for Confucius, just like ancestor worship, continues though flactuates sometimes.
What about the Christianity?
Christianity was introduced into Vietnam in the 16th century. At that time, Vietnam was separated by the internal conflict between the South and the North. Western missionaries established relations with Nguyễn Lord in Đàng Trong (the South) and Trịnh Lord in Đàng Ngoài (the North) and converted some very important characters of these two political rivals. Then Christianity was free to be promulgated in Vietnam. In 1840, there were 340.000 followers in the North, 80.000 in the South, altoghether made 420.000 in the whole country. There were 27 native priests in the South, 117 in the North, made up144 in the whole country.
Regarding the history of missionary works in Vietnam, there are many documents and books by the Westerners. In 2001, Prof. Nguyễn Văn Kiệm published the book The Promulgation of Christianity into Vietnam from the 17th to 19th centuries. It summarizes rather rich materials and I basically cite from this book. In its earliest time, priest I-ni-khu came to teach about the religion in Ninh Cường, Quỳnh Anh and Trà Lũ villages in Nam Định provinces but not until the year 1840 did the missionary works begin. From 1533 to 1840, there existed conflicts among different missionaries from different denominations and different countries. At the same period, the Đàng Trong (the South) and Đàng Ngoài (the North) regimes issued various policies by which at different times missionary works were either alllowed or prohibited. However, the fundamental obstacle was the contradiction of religious ideologies. The Vietnamese, included the ruling class, were all imbrued with ideologies of the Three Religions. In Vietnamese religious life, ancestor worship is of the top care. Yet the Western missionaries strongly criticized ancestor worship and forced Vietnamese Christians to get rid of this belief. Sometimes, those Christians were compelled to throw the ancestor altars out to the road and the Buddha statues into the pond.
The conflict of religious ideologies was in nature a conflict of Western and Oriental cultures. This conflict was more serious in China than in Vietnam at the beginning. Only when the Church admitted this mistake and no longer criticized ancestor worship did the conflict stop.
Therefore, in my opinion, in the early times, Christianity was free to carry out its missionary works in the nation. If conflicts took place, that was not the Đàng Trong or Đàng Ngòai’s bad policy to prohibit the new religion but Western missionaries’ mistakes in not knowing how to adapt to reality in Vietnam.
In 1858, the French battleships attacked Đà Nẵng with claims of protecting the Western priests. The war of invasion began under the umbrella of freedom of Christianity’s missionary works. Some Western priests participated into this action. Naturally, the war against foreign invasion took place and Christianity’s missionary works became a national problem. This was the reason for “bình Tây sát Tả” (fight the Westerners and kill the Christians) movement. It requires a scientific attitude to approach this problem, on the basis of historical reality and not on a vague humanism. People who carried out “bình Tây sát Tả” should not take all the responsibilites. Their main purpose was to “bình Tây” – to carry out resistance for the national independence. But they also sought to “sát Tả” only because “tả” were those who went with the Westerners.
History of Western missionary works turned to a new stage. The basic contradiction was the war of invasion by the French thus the resistance for national independence by the Vietnamese. It was bloody because now the missionaries’ teaching of Gospel had given place for the roars of cannons.
Until August 1945, the Vietnamese claimed their independence. But then the French troops came back with fighter jets and tanks. The Vietnamese carried out two wars against the French and the American respectively. The complete independence could only come in 1975. During this time, many Catholics, even famous priests such as Phạm Bá Trực and Hồ Thành Biên joined the resistance wars. The Phát Diệm Church is still on its ground till today. On January 18th 1988 it was ranked a historical cultural heritage by the government of the Socialist Republic of Vietnam.
The Vietnamese Catholics now enjoy freedom of their religion. The Catholics freely perform major ceremonies at churches, including Phát Diệm, with bronze trumpet demonstration, hymn singing, display of flags, and parade of priests and followers. I participated in such a event in Phát Diệm and was so impressed with an old man who directed a band of bronze trumpet. In Hanoi, not only Catholics but also non-religious people would gather around to celebrate the annual Noel eve. Every year, young people will dress beautifully and fill up all the streets around the church and sourround the symbolic Jesus’ bed of straw at the large front yard of the church.
Regarding Protestantism, the situation is almost the same to Catholicism so I do not present it in details.
What about Caodaism?
Caodaism is established by some intellectuals who had Western education and worked for the French government. They organized ritual of communication to spirits through Ouija. The founder is Ngô Văn Chiêu, a district chief. The religion was permitted to establish by the French government in 1927. The most important teaching was the Thánh ngôn hợp tuyển (collection of Spirits' teachings) which promulgated the ideology of the Three Religions but Taoist ideology was more prominent. Phạm Công Tắc, one of the leaders of the religion, stood up with his troop to fight the French but finally was caught and exiled to Madagascar. Caodaism was originally a set of many different factions. It was then divided again into different denominations. There were some denominations which participated into the liberation of the nation. Other leaders – mostly from the Tây Ninh denomination - went with the French or the American and organized troops to fight the Vietnam Liberation force in the South, or they even fought each other. As conflicts happened inside Caodaism at that time, Phạm Công Tắc fled to Cambodia then died in Phnom Peng. After 1975 when the South was liberated and the country was unified, Caodaism restored its activities and actively participated into the progress of national building. Caodaism’s oratories in Tây Ninh or in other provinces are maintained, along with the symbolic ball and the eye for believers to worship.
What about Hòa Hảo Buddhism?
This religion was established in 1939 by Huỳnh Phú Sổ in An Giang province. Huỳnh Phú Sổ was a wise peasant. Suffered from illness, he went up to the Thất Sơn (Seven Mountains) to look for herb medicine. Finally, he was taught by some masters who lived in a secret retreat in the mountain some esoteric remedies. He cured the ill people and promulgated his belief which relied on Buddhist ideology. The main teachings were written in Sấm giảng (teachings of prophecies). When the August Revolution took place, he once participated in the resistance war against the French military. Then, some leaders of this religion brought troops to surrender the French military. Finally, the Hòa Hảo troops were eliminated by the Ngô Đình Diệm’s regime. After the South was liberated in 1975, the religion began to revive. Hòa Hảo Buddhists’ main activity was to help people cure their sickness. Now Hòa Hảo Buddhists still perform rituals at the Hòa Hảo original temple under the holy Red silk.
There are some members of Hòa Hảo Buddhism and Caodaism who left Vietnam long time ago, now living oversea but still have anti-Vietnam activities.
What are presented above are the basic picture and a summary of Vietnam’s religious life in the past and at the present. It is much more complicated when we discuss in greater details.
Vietnamese religious life is basically an open spirituality with an open pantheon. Its feature of tolerance enables the easy importation of different religions, in a peaceful way. Yet the core of Vietnamese religious life is the patriotism attached with ancestor worship which shapes the nationality. The love for the country makes “bronze walls” for the Vietnamese religious life that no one can break into. If anyone tries to do so, he will be surely punished despite of affiliation to any religions.
Religion is an ideological system. In the mankind’s history, any ideology has its mainstream and “reverse streams”. These “reverse streams” can be large or small, strong or weak which depend on time and space. This is the same to what has happened in Vietnam from the old times until present.
The mainstream in Vietnam’s religious life revolts around the love for the country and national independence. This love is a touchstone of the Vietnamese religious life. This is a historical truth that cannot be denied and distorted.
That is all above religious life of the Vietnamese in the history of the nation.
Main Sources of Reference:
1. Nguyễn Duy Hinh:
- Tín ngưỡng Thành hoàng Vietnam (Belief in Tutelary god in Vietnam), Hanoi, 1996;
- Tư tưởng Phật giáo Vietnam (Vietnamese Buddhist ideology), Ha Noi, 1999;
- Người Việt Nam với Đạo giáo (Vietnamese and Taoism), Ha Noi, 2003;
- Văn minh Lạc Việt (Lạc Việt civilization), Hanoi, 2004;
- Văn Minh Đại Việt (Đại Việt civilization), Hanoi, 2005.
2. Nguyễn Văn Kiệm:
- Sự du nhập của Thiên Chúa giáo vào Việt Nam từ thế kỉ 17 đến thế kỉ 19 (The introduction of Christianity into Vietnam from XVII to XIX century), Hanoi, 2001.