Nhập đề
Việc công nhận các tổ chức tôn giáo, nói cách khác là công nhận tư cách pháp nhân cho các tổ chức tôn giáo thuộc số vấn đề phổ biến và cơ bản nhất trong việc xây dựng hệ thống luật pháp tôn giáo.
Điều này có quan hệ trực tiếp đến việc Xác định mô hình nhà nước thế tục, vấn đề xem ra có những khoảng cách trong nhận thức và việc thực thi luật pháp1 ở nhiều quốc gia.
Tính phức tạp của vấn đề trước hết ở chỗ: Trong thực tiễn đời sống tôn giáo thế giới, dần dần hình thành các phương thức và cách thức công nhận các tổ chức tôn giáo rất khác nhau. Theo E. Caparros và L. Léon Chrisrtians ít nhất cũng có 3 phương thức cơ bản. Phương thức thứ nhất, công nhận các tổ chức tôn giáo như những thực thể độc lập theo qui tắc hiến định (La recconnaisance Constitutionnelle), mặc nhiên khẳng định tính độc lập của các tổ chức tôn giáo như ở Đức và Bỉ.
Phương thức thứ hai, việc công nhận tư cách pháp nhân cho các tôn giáo theo chế độ Thoả ước, trong đó các bên tham gia các khế ước tôn giáo (Patris contractante religieuse) và các cơ quan bộ phận của nó. Phương thức thứ ba, trong khuôn khổ luật pháp quốc gia, có thể bằng việc tự đăng ký của các tổ chức tôn giáo với điều kiện cơ bản: Các tổ chức tôn giao muốn được công nhận tư cách pháp nhân phải căn cứ vào hệ thống luật pháp quốc gia1.
Tính phức tạp của vấn đề này còn có ở chỗ “Tổ chức tôn giáo” vốn là/luôn là đối tượng quan hệ cơ bản của nhà nước và cộng đồng tôn giáo. Nhưng “Tổ chức tôn giáo” lại không phải là một thực thực thể thuần nhất, nó thường tồn tại dưới 2 hình thức: Giáo hội (Eglise Church) và Giáo phái (Sectes, dénominations). ở các xã hội Châu Á, việc phân định “giáo phái” với “giáo hội” các nhóm phái tôn giáo nói chung là rất phức tạp, khó phân định.
Ngoài ra, việc công nhận các tổ chức tôn giáo còn vấp phải nhiều khái niệm liên quan đến tính pháp lý của chúng như mối quan hệ giữa các thể nhân (les personnes physiques) và các pháp nhân (les personnes juridique), nghĩa là 2 chủ thể quyền lợi (Les sujets de droits) cơ bản thường được nhà nước bảo hộ về quyền lợi cho các cá nhân trong xã hội và các hội đoàn thể – xã hội hay đoàn thể được pháp luật công nhận với đủ tư cách pháp luật công nhận đủ tư cách pháp lý để làm chủ thể các quyền lợi. Các chủ thể quyền lợi này, trong tình hình luật pháp tôn giáo ở Đông Á và Đông Nam Á, nhiều khi lại không đi liền với nhau, khiến cho vấn đề thể nhân và Pháp nhân tôn giáo không dễ giải quyết đồng bộ.
Hơn thế nữa, các pháp nhân vốn có nhiều loại. Với vấn đề các tổ chức tôn giáo, theo thông lệ, chủ yếu thuộc lĩnh vực Pháp nhân tư pháp Các loại pháp nhân chủ yếu trong ngành tư pháp thường gồm: các hội – xã (les sociétés) như các hội dân sự, hội buôn...; các hiệp hội (les associations) mà đặc tính chủ yếu là không vụ lợi, hướng vào các mục tiêu văn hoá, tôn giáo, từ thiện...
Với Các Hiệp hội và Hội đoàn tôn giáo (Les congrégation religieuses) vấn đề có vẻ phức tạp hơn. Ở Pháp, dưới chế độ Luật 1901, các hội đoàn tôn giáo bị chi phối chặt chẽ hơn các hiệp hội công thương. Đến Luật Phân ly (1905) và nhất là Đạo luật 8- 4 – 1942, chế độ này cải thiện rõ rệt. Nói chung, từ thập kỷ 40, các Hội đoàn tôn giáo ở Pháp được tự do thành lập, nhưng muốn có tư cách pháp nhân có lại phải có một số sắc lệnh thừa nhận. Và khi có tư cách pháp nhân, các hội đoàn vẫn phải chịu kiểm soát chặt chẽ và phải xuất trình sổ kế toán cho viên Đô trưởng (Préfeholt).1
Cũng cần nói thêm rằng, ở các nước thuộc địa Pháp, Luật Phân Ly đã không được áp dụng. Ngay đạo Tin Lành ở Việt Nam đến năm 1939 mới được Toàn quyền Đông Dương ban hành sắc lệnh công nhận tư cách pháp nhân.
Trên đây là một số vấn đề cơ bản có tính cách khung lý thuyết của chúng tôi khi trình bày, phân tích.
Bằng phương pháp so sánh, trên cơ sở thực tiễn việc công nhận các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám (1945), nghĩa là khi nước Việt Nam thoát khỏi ách thực dân, xây dựng một nước Việt Nam mới đến nay, bài viết này muốn làm sáng tỏ từ một góc độ có ý nghĩa cơ bản của tiến trình luật pháp tôn giáo ở Việt Nam cùng những vấn đề đã và đang đặt ra của nó.
Những Mô hình công nhận tổ chức tôn giáo
Nghiên cứu quá trình thực hiện việc công nhận tư cách pháp nhân cho các tổ chức tôn giáo ở nhiều quốc gia, nhiều khu vực, đúng như sự tổng kết của E. Caparros và L.Léon Christians, chúng ta có thể khái quát một số dạng thức cụ thể sau đây:
1. Việc công nhận mang tính hiến định độc lập (La reconnaissance constitutionnelle de l’autonomie) của các tổ chức tôn giáo.
Chúng ta đã nói đến trường hợp ở Bỉ và Đức. Cái đặc biệt của dạng thức này không chỉ ở chỗ, nhà nước thực sự không can thiệp vào mọi vấn đề nội bộ của các tôn giáo mà còn ở chỗ, tính tự chủ lại không có nghĩa là mọi pháp nhân giống như nhau. Chẳng hạn, với Giáo hội Công giáo, khi thực hiện “Luật phân ly” hoàn toàn giữa Giáo hội và Nhà nước, vẫn giữ tư cách pháp nhân của mình theo luật công (droit public) trong khi đó các cộng đồng tôn giáo, tín ngưỡng khác lại hưởng pháp nhân theo qui chế của luật dân sự (droit civil).
Dường như phương thức này rất ít ảnh hưởng đến đời sống tôn giáo các nước Đông Nam Á.
2. Việc công nhận bằng con đường của các thoả thuận quốc tế
Có thể nói chế độ Thoả ước (Concordataire)1 là một đóng góp quan trọng của luật pháp tôn giáo Châu Âu khi giải quyết vấn đề Kitô giáo. Cho đến những thập kỷ gần đây, chế độ này vẫn tỏ ra còn tác dụng với hàng loạt văn bản được ký giữa Tòa thánh Vatican và các nước như Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Lan v.v...
Hiểu rộng ra, những kinh nghiệm của Chế độ thoả ước, còn tác dụng khi giải quyết vấn đề phối hợp trong việc điều chỉnh luật pháp khi có liên quan đến tôn giáo. Ảnh hưởng của Phật giáo trong việc xây dựng luật pháp ở Thái Lan là ví dụ thường được nhắc tới. Lẽ dĩ nhiên, con đường Thoả ước chỉ đóng vai trò cực quan trọng khi các quốc gia ấy giữ vững tính cách một nhà nước thế tục. Nếu quốc gia nào thiết lập chế độ quốc giáo thường dẫn đến tình trạng đưa các giáo luật của tôn giáo vào luật pháp quốc gia và được thực hiện bởi chính những toà án của Nhà nước2 và dẫn đến những ảnh hưởng rất khác nhau.
Ngày nay việc thực hiện Nguyên tắc Thoả ước nói trên, với nhiều nước, liên quan khá nhiều đến vấn đề công nhận tư cách pháp nhân cho giáo hội Công giáo, đặc biệt việc phong chức và bổ nhiệm các giám mục, tổ chức lãnh thổ các giáo phận (diocèse), lương bổng tăng lữ....
Theo chúng tôi, cho đến nay, trong một chừng mực nào, chế độ Thoả ước cũng vẫn góp phần duy trì và thúc đẩy mối quan hệ ngoại giao và tôn giáo giữa Việt Nam và Toà thánh Vatican bằng nhiều hình thức vận dụng thích hợp cả từ hai phía.
3. Việc công nhận tư cách pháp nhân bằng con đường đăng ký: một dạng thức có tính phổ biến, thích hợp và hiện thực.
Chúng ta đều biết rằng, quan hệ Nhà nước và các giáo hội tôn giáo tuỳ thuộc chủ yếu vào 3 lĩnh vực:
- Thứ nhất, Việc công nhận tư cách pháp nhân cho các tổ chức tôn giáo.
- Thứ hai, Việc sử dụng tài sản tôn giáo cho các mục đích tôn giáo và xã hội.
- Thứ ba, Sự hiện diện của các trật tự tôn giáo trong hệ thống công quyền của Nhà nước.
Trong việc công nhận các tổ chức tôn giáo, như đã trình bày, các dạng thức công nhận bằng các qui tắc hiến định hay bằng các thoả thuận quốc tế chủ yếu phù hợp với đời sống tôn giáo các xã hội Âu – Mỹ.
Việc công nhận các tổ chức tôn giáo theo phương thức đăng ký xem ra phù hợp trước hết với mọi quốc gia có hệ thống luật dân sự (droit commun).Tự thân hệ thống luật Anh - Mỹ (Common Law) đã hàm chứa cách thức đạt được tư cách pháp nhân tôn giáo. Phía các tôn giáo, không chỉ có đòi hỏi “được đăng ký” tức là được hưởng sự giám sát tư pháp (contôle Judiciaire) mà còn đòi hỏi sự “công quyền hoá” (formalisation publique) sự tồn tại của mình.
Tính phức tạp của việc đăng ký, trước hết ở chỗ: “tổ chức tôn giáo” là những thực thể phức tạp, nhất là các tôn giáo truyền thống, với giáo hội cơ cấu, có khi mang tính toàn cầu hoặc ngược lại, những tôn giáo “nhóm nhỏ”, đa nguyên về cơ cấu tổ chức.
Một cơ sở nhìn nhận khác, khi thực hiện việc “đăng ký”, các tổ chức tôn giáo trong các xã hội hiện đại được coi như những “tổ chức nhân đạo” (đi liền với việc miễn một số khoản thuế bang phí, hoặc giảm thuế, hai điều lợi đáng kể cho các tổ chức tôn giáo) dù không phải mọi hoạt động tôn giáo đều không có mục đích “sinh lợi”.
Mặt khác, các tổ chức tôn giáo dần dần được coi như là các hội – xã hội khác; ít nhất cũng từ đầu thế kỷ XX đến nay.
Nói như vậy, nhưng vấn đề “đăng ký” và “được công nhận” cũng không hề đơn giản như trường hợp chúng tôi đã nêu, có tính rất điển hình là việc công nhận các Hội đoàn tôn giáo ở Pháp suốt nửa đầu thế kỷ XX.
Dưới đây xin nêu một số ghi nhận từ thực tiễn việc công nhận các tổ chức tôn giáo qua con đường “đăng ký” ở một số quốc gia thuộc châu Âu và châu Á mà chúng tôi có văn bản pháp luật trong tay để so sánh đánh giá và rút kinh nghiệm.
Các bộ luật về tôn giáo được sử dụng để so sánh:
a. Luật các nhóm phái tôn giáo (Religious Denomination Law) của Bungari, Quốc hội nước này thông qua ngày 20/12/2002, đăng trên Công báo Bungari, số 120, ngày 29/12/2002. Gọi tắt: T. L1.
b. Luật đảm bảo quyền tự do ý thức và tín ngưỡng (1989) của Ba Lan. (Nguyên bản Anh ngữ: Law regarding the Guarantees of freedom of couscience and belief). Gọi tắt: T.L2.
c. Luật về tự do ý thức và các đoàn thể tôn giáo (sửa đổi) của CHLB Nga, 2000. Gọi tắt: T.L3.
d. Luật pháp nhân tôn giáo Nhật Bản (Religious Juridical Person Law trong cuốn Ehs Law Bulletin Serirs, Vol III, cal 19761.
Khi phân tích, chúng tôi cũng đối chiếu thực tiễn của luật pháp Thái Lan, Tây Ban Nha, Hà Lan, Đức, Austalia, Pháp... (chủ yếu trong công trình La religion en droit comparé à l’Aube du XXIe Siècle do E.Capar ros và L.Léon Christians chủ biên. Sđd. Gọi tắt: T.L4. Ngoài ra, chúng tôi cũng có tham khảo luật pháp tôn giáo mới đây của Serbia, Ucraina, Lítva...
Chúng tôi cũng rất quan tâm đến công trình đồ sộ2 xuất bản mới đây do Tore Lindholm; W.Cole Durham, Jr và Bahia G. Tahzib-lie chủ biên, trong đó có phần III nói về quan hệ giữa Nhà nước với quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng (Freedom of Religion or Belief and the State). Gọi tắt: T.L5.
Qua những cứ liệu trên, chúng tôi rút ra một số nhận xét về tình hình công nhận các tổ chức tôn giáo theo “phương thức đăng ký” như sau:
Thứ nhất, trừ những nước theo Thể chế thế tục trung lập (Laicité) nghĩa là nhà nước không “công nhận” bất cứ một tôn giáo nào, mọi tôn giáo đều phải thực hiện “nguyên tắc thế tục” trước nhà nước, thì ngược lại, những nước thực hiện triệt để nguyên tắc đa nguyên (Pluralisme) tôn giáo lại công nhận các tổ chức tôn giáo theo thể thức đăng ký.
Ở Mỹ, tài liệu chính thức năm 2002 cho biết: có đến 220 giáo hội, giáo phái được công nhận và 1.200 các hệ phái khác, trong số đó có 73 tổ chức giáo hội, hệ phái quan trọng nhất đứng đầu là Công giáo La Mã (The Roman Catholic Church) với 19.627 nhà thờ, 62,4 triệu tín đồ.1
Ở Nhật Bản theo Niên giám tôn giáo Nhật Bản năm 2004, chỉ riêng hệ thống Thần đạo (Shinto) đã có đến 76 hệ phái, đứng trong số đó có 73 tổ chức giáo hội, hệ phái đăng ký tư cách pháp nhân (so với thời Minh trị là 13 hệ phái).
Như vậy là việc công nhận các tổ chức tôn giáo qua thể thức đăng ký ở các quốc gia này vừa theo lối vĩ mô (một “giáo hội” chung) hay vi mô (các tổ chức tôn giáo trong cả hệ thống tổ chức, gồm các loại hội đoàn, các tổ chức liên quan đến hoạt động tôn giáo, xã hội khác. Cũng không thấy nói đến các điều kiện đăng ký của “hai lối” này (số lượng, tín đồ, thời gian xuất hiện) trừ vấn đề cơ bản là tài chính và các pháp nhân tôn giáo có thu nhập hàng năm...
Thứ hai, đối với các nước dù theo mô hình nhà nước thế tục thứ nhất (có tôn giáo chủ lưu, “domiraute”) hay mô hình hai (nhà nước công nhận một số tôn giáo có chọn lọc, tôn trọng các tôn giáo còn lại), ngày càng có xu thế rộng rãi hơn. Luật bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng của Ba Lan, Điều 30 và Điều 31 qui định “Quyền thành lập các tổ chức tôn giáo, được gọi là “việc đăng ký” được chỉ dẫn và đệ trình lên Bộ Tôn giáo, tức “cơ quan đăng ký” với một tờ khai về việc thành lập tổ chức tôn giáo và một bản đề nghị đăng ký” với ràng buộc gần như duy nhất “ít nhất phải có 100 công dân Ba Lan có khả năng đẩy đủ thực hiện những công việc pháp lý” (T.L.2). Con số này trong luật pháp tôn giáo của Lítva chỉ là 15 thành viên trở lên.
Với Bulgari, bên cạnh việc khẳng định vai trò lịch sử và hiện tại của Chính thống giáo “một thực thể hợp pháp”, cũng có những điều khoản khá rộng rãi cho các tôn giáo khác thực hiện việc đăng ký tư cách pháp nhân (chủ yếu dựa trên cơ sở có cơ sở tôn giáo hợp pháp theo luật phát triển đất đai lãnh thổ và pháp chế xây dựng; Điều 12). Việc đăng lý “không cho phép đăng ký nhiều hơn một thực thể hợp pháp đối với mỗi nhóm phái tôn giáo có cùng tên gọi và trụ sở chính” (Điều 15) và “mọi tổ chức tôn giáo liên hệ với chính quyền đều qua ngôn ngữ tiếng Bulgari” (Điều 11) (T.L.1).
Với luật tôn giáo của CHLB Nga, lại lưu ý điều kiện “các tổ chức tôn giáo địa phương có cơ cấu hoạt động trong lãnh thổ Liên Bang Nga trên cơ sở pháp lý từ 15 năm trở lên tính từ thời điểm đệ trình hồ sơ lên các cơ quan đăng ký” (Điều 8), bên cạnh là qui định “tổ chức tôn giáo địa phương” (10 người, không dưới 18 tuổi thường trú tại địa bàn) và “tổ chức tôn giáo trung ương” (từ 3 tổ chức tôn giáo địa phương trở lên) và đó là cơ sở chủ yếu cho phép đăng ký thành lập các tổ chức tôn giáo (Điều 9) (T.L.3)
Chúng tôi đã nhắc ở trên, nước Pháp có cả một quá trình lịch sử lâu dài, phong phú kinh nghiệm trong cả lĩnh vực này.
Theo nhận xét của B. B. Gaudemet, từ cuối thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XX, hệ thống luật pháp của nước Pháp đã chuyển từ một thứ “chủ nghĩa Thế tục can thiệp sang một thứ chủ nghĩa Thế tục trung lập tích cực” (“Laicisme agressif à une laicité positive”)1. Rất nhiều văn bản đơn phương của nhà nước (trong khoảng 1790 đến 1808) là nhằm chống lại Công giáo và ngược đãi một cách hệ thống: Nhà nước giám sát và nắm giữ quyền lực, chỉ thừa nhận “bốn tôn giáo được công nhận” (Công giáo, Tin Lành, Do Thái giáo và Giáo hội Augusbuor). Nhưng rồi, sau khi cắt đứt quan hệ ngoại giao với Toà thánh năm 1804, thực hiện “chế độ phân ly” (1905) đã làm biến mất “các tôn giáo được thừa nhận” và mọi sự cung ứng tài chính cho chúng...
Chỉ từ sau Đại chiến thế giới thứ 2, Hiến pháp mới của nước Pháp, với tư cách là một nước Cộng hoà thế tục (Laicité Republique) vấn đề mới được giải quyết theo mô hình hiện tại.
Thứ ba, về điều kiện và thể thức thực hiện việc đăng ký xem xét tư cách pháp nhân của các tổ chức tôn giáo, cũng có nhiều nét khác biệt giữa các nước.
Nhiều quốc gia coi đây là vấn đề ở cấp quốc gia (như Ba Lan, Nga, Italia, Đức...) thì cũng có những nước (như Bulgarie) lại coi việc xem xét này thuộc các tỉnh các Hội đồng thành phố. Có những quốc gia lại qui định thẩm quyền được cấp đăng ký phụ thuộc vào các cơ quan hành chính và tư pháp quốc gia: Toà án (Bungari), Bộ Tôn Giáo (Ba Lan), Quốc hội (Lít va) v.v...
Về những điều kiện để “đăng ký”, cũng có những nét khác biệt giữa các quốc gia, trong đó thời gian tồn tại, số lượng tín đồ, cơ sở tài sản tôn giáo, nhân sự, khả năng tài chính... là những tiêu chí cơ bản. Ngoài ra, việc công nhận “trọn gói” hay công nhận “cụ thể” từng tổ chức tôn giáo trong xã hội cộng đồng tôn giáo ấy cũng là những vấn đề dễ gây ra sự khác nhau trong luật pháp tôn giáo các nước.
Thứ tư, khi công nhận các tổ chức tôn giáo- ở đây là qua dạng thức đăng ký – thường nẩy sinh vấn đề pháp lý khá phức tạp: khi công nhận một tôn giáo, phải chăng là đã đồng thời thừa nhận cả hai chủ thể quyền lợi là thể nhân (Les personnes physiques) và pháp nhân (Les personnes Juridiques) cho các tổ chức tôn giáo ấy?
Rõ ràng, vấn đề pháp nhân tôn giáo liên quan mật thiết đến việc quản lý hành chính và tài sản tôn giáo cũng như các quyền lợi khác về kinh tế, xã hội và văn hoá... của các tôn giáo.
Trong nhiều trường hợp bên cạnh hai vấn đề, đúng hơn là hai mặt của một vấn đề kể trên còn có vai trò các bộ luật khác, đó là Luật dân sự. Trong các bộ luật như thế ở nhiều quốc gia có khi chưa nói đến “pháp nhân tôn giáo” khi được công nhận các tổ chức tôn giáo.
Chính vì thế, nhiều bộ luật về tôn giáo ở nhiều nước đa phải ghi rõ, các tổ chức tôn giáo là “những thực thể hợp pháp theo đúng Chương ... Điều... của Bộ Luật Dân sự”...
Có những nghiên cứu còn mở rộng vấn đề một cách thú vị cho tương lai Một là, phải chăng cần mở rộng việc công nhận tư cách pháp nhân cho các tổ chức tôn giáo theo luật liên nhà nước (extra-étatique) và Thứ hai, phối hợp các văn bản pháp lý quốc gia với việc vận dụng luật pháp tôn giáo (với tư cách luật ngoài Nhà nước) khi có tranh chấp đặc biệt lĩnh vực luật pháp về tài sản mà toà án Canađa đã thể nghiệm1.
4. Mấy nhận định
a- Trong nhiều thập kỷ trở lại đây, vấn đề công nhận các tổ chức tôn giáo vẫn là vấn đề phổ biến trong việc xây dựng luật pháp tôn giáo ở nhiều nước, nhiều khu vực.
Không chỉ là các nước chọn mô hình thứ nhất hoặc thứ ba nêu trên, mà ngay những nước chọn lựa mô hình thế tục thứ 2, vấn đề này cũng rất bức xúc. Bởi vì còn rất nhiều quốc gia việc “tôn trọng các tôn giáo còn lại” không dễ thực hiện, khi mà trong xu thế toàn cầu hoá tôn giáo (Globalistion du religieux), hệ thống tôn giáo ở mọi nước đều có xu hướng ngày một đa dạng hoá (pluralisme) hơn!
Đặc biệt, vấn đề tôn giáo nhóm nhỏ đã và đang trở lên thách thức với mọi hệ thống luật pháp về tôn giáo của các quốc gia. Chẳng hạn, ở một quốc gia Đông Nam Á nào đó có cộng đồng Báptist “rất nhỏ” nhưng lại phải nhìn rộng ra đời sống tôn giáo quốc tế, giáo phái Tin Lành lại là “lớn nhất” ở một quốc gia như Mỹ (trong toàn bộ cộng đồng Tin Lành). Hoặc giả, nhóm Mormons (The Church of Jésus Christ of Latter-day Saints), “rất nhỏ”, nhưng với con số trên 5 triệu tín đồ nó lại có vị trí thứ 5 ở Mỹ (sau Công giáo, Baptist, Methodist, The Church of God in Christ) và trên vị trí đạo Do Thái!
Trong tác phẩm gần đây Định nghĩa về tôn giáo, hai tác giả W. Cole Durham và Elizabeth A.Sewell có đưa ra “thuyết nhượng bộ giới hạn” để khi Nhà nước phải “định nghĩa” tôn giáo và "cụ thể hơn, theo thuyết ấy, nếu một nhóm tự nhận mình là tôn giáo hay có hành động hoặc dấu hiệu tôn giáo thì trách nhiệm tôn trọng và bảo vệ tôn giáo của nhà nước đòi hỏi phải có một giả định ủng hộ sự khẳng định tính cách tôn giáo của nhóm đó, của hành động hoặc dấu hiệu đó. Điều giả định này phải mạnh mẽ và mang tầm quan trọng thực tiễn”1.
Dù sao, mô hình hai, mô hình công nhận các tổ chức tôn giáo có chọn lọc vẫn đang được nhiều nước áp dụng, dù có những ý kiến phê bình mô hình này có những hạn chế khi thực thi nguyên tắc trung lập của Nhà nước trong quan hệ với các tôn giáo. Rõ ràng việc lựa chọn mô hình là công việc riêng của các quốc gia. Chúng ta còn có một nguyên tắc cơ bản khác như một nguyên tắc của công pháp quốc tế: nguyên tắc các nước không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau!
b- Việc công nhận các tôn giáo không chỉ tuỳ thuộc vào việc lựa chọn mô hình nhà nước thế tục, mà còn phụ thuộc vào truyền thống văn hoá, tôn giáo của mỗi quốc gia1. Nhưng cũng cần lưu ý rằng, mối quan hệ giữa hiện tượng tôn giáo với pháp luật Nhà nước cũng như với chính luật pháp của tôn giáo lại luôn biến động. Chẳng hạn sự thay đổi khá cơ bản của nhà nước với con đường thoả ước như trường hợp Tây Ban Nha, Ba Lan, Italia... Bên cạnh đó là sự chuyển biến mạnh mẽ của văn minh, văn hoá xã hội cũng dẫn đến sự thay đổi cách nhìn của nhà nước với thực tiễn tôn giáo.
Rất nhiều sự đổi thay với cái mà ta gọi là “sự bảo thủ của những người thế tục”, đã kéo theo sự tiến triển của quá trình công nhận các tổ chức tôn giáo ngày càng cởi mở, thực tiễn hơn. Nhưng đồng thời đến nay, việc đẩy mạnh luật pháp nhân tôn giáo cùng nhiều biện pháp khác, bảo hộ tốt hơn các hoạt động tôn giáo, phía Nhà nước càng giành được lợi thế trong trạng thái “cùng tồn tại trong hoà bình” (La coexistence pacifique). Trạng thái này, một mặt, không nhất thiết đòi hỏi Nhà nước phải công nhận tất cả các tổ chức hoặc hiện tượng tôn giáo. Mặt khác, nó đòi hỏi trong pháp luật Nhà nước cần có chỗ cho sự tôn trọng các tổ chức tôn giáo: cũng có khi còn vượt khỏi hệ thống luật pháp quốc gia, mà tràn qua cả hệ thống Tư pháp quốc tế (droit internalional privé)...
c- Về thủ tục đăng ký có 3 khâu cơ bản: Các điều kiện để được đăng ký, Hồ sơ đăng ký và thẩm quyền cấp đăng ký. Trong các khâu đó, vấn đề Hồ sơ đăng ký là quan trọng nhất. Nhìn chung các nước đều nhấn mạnh đến Hiến chương, Điều lệ của các tổ chức tôn giáo xin đăng ký, bên cạnh đó là các thông tin về người sáng lập, danh sách các công dân tham gia tổ chức tôn giáo ấy, địa điểm trụ sở của Giáo hội, điều kiện tài chính v.v...
Nhiều quốc gia đặc biệt coi trọng việc các tổ chức tôn giáo phải có tài sản độc lập (bất động sản, động sản, nguồn thu nhập kể cả các khoản quyên tặng, thu nhập từ trợ cấp của Nhà nước (xem T.L1; T.L3...).
Ngược lại phía Nhà nước, đều có chính sách thuế ưu đãi với các tổ chức tôn giáo khi nó thực sự là hoạt động phi lợi nhuận: miễn , giảm thuế v.v... (T.L1; T.L2 v.v...).
Nói tóm lại, những qui định về thủ tục đăng ký ngày càng có xu thế gọn nhẹ, thuận lợi cho cả hai phía và làm cho tính cách “thế tục – trung lập” của nhà nước với các tôn giáo ngày càng được khẳng định, hài hoà giữa việc mở rộng quyền tự do tôn giáo, tâm linh của công dân, đồng thời đảm bảo nhiệm vụ quản lý của Nhà nước.
d- Trong việc công nhận các tổ chức tôn giáo còn một phương diện đáng lưu ý là phải lưu ý vấn đề quan hệ quốc tế của các cá nhân và tổ chức tôn giáo. Có thể nói quan hệ quốc tế là một đặc tính của các tôn giáo lớn, nhất là trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hoá hiện nay.
Luập pháp tôn giáo rất nhiều nước ngày càng lưu ý vấn đề này với nguyên tắc chung là: tạo điều kiện để tôn giáo trong nước ngày càng có điều kiện pháp lý để thực hiện việc hội nhập, thiện chí thích ứng với xu thế toàn cầu hoá tôn giáo, đồng thời phải nêu cao nguyên tắc giữ vững chủ quyền an ninh quốc gia trong quan hệ quốc tế của các cá nhân và tổ chức tôn giáo.
Lẽ dĩ nhiên, điều này phụ thuộc khá nhiều về điều kiện chính trị, truyền thống văn hoá và luật pháp tôn giáo mỗi quốc gia.
Trường hợp Việt Nam
1. Trong số những sắc lệnh đầu tiên của Chính phủ VNDCCH, vừa được thành lập sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (1945) có những sắc lệnh liên quan đến vấn đề tôn giáo, chẳng hạn:
- Ngày 20/9/1945, ban bố Sắc lệnh về quyền tự do tín ngưỡng (Việt Nam dân quốc công báo, số 1, 6-10-1945).
- Sắc lệnh số 65, ngày 23-11-1945 về việc bảo tồn các di tích lịch sử, tôn giáo (Việt Nam Dân quốc công báo, 2-3-1946).
- Sắc lệnh số 22, ngày 18/12/1945 ấn định những ngày Tết, ngày kỷ niệm lịch sử và tôn giáo.
Liên quan đến vấn đề công nhận các tổ chức tôn giáo, cũng đã có một số tư liệu mới phát hiện về việc Chính phủ Hồ Chí Minh công nhận một số cơ sở của Giáo hội Phật giáo Bắc Kỳ, của Giáo hội Công giáo Việt Nam...
Ngay trong tháng 9, đầu tháng 10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đích thân mời và tiếp các vị chức sắc đại diện đạo Phật, Công giáo và Tin Lành tại Phủ chủ tịch ở Hà Nội.
Cuộc chiến tranh tái chiếm Việt Nam của thực dân Pháp dĩ nhiên làm chậm lại tiến trình công nhận các tổ chức tôn giáo. Nhưng có thể nói rằng, Chính phủ kháng chiến của Hồ Chí Minh đã có sức thu hút và tập hợp mạnh mẽ các tổ chức và các cá nhân các tôn giáo chính ở Việt Nam, tạo nên sức mạnh đoàn kết dân tộc.
2. Bảo Đại (1913-1997) là ông vua cuối cùng của chế độ phong kiến quân chủ ở Việt Nam1, người mà lịch sử luật pháp tôn giáo ở Việt Nam cũng cần nhắc đến.
Ngày 6/8/1950, Bảo Đại cho ban bố Dụ số 10, về vấn đề các tổ chức tôn giáo (thực thi trong vùng tạm chiến của Pháp ở Việt Nam lúc đó), trong đó có các nội dung chính như sau:
“Điều 1: Trừ đạo Công giáo, mọi tổ chức tôn giáo được coi như hiệp hội xã hội, thể thao, văn hoá, giải trí...
Điều 7: Chính quyền sẽ không cấp giấy phép tư cách pháp nhân riêng cho các tổ chức tôn giáo ấy.
Điều 10, 12: Nhân viên hành pháp có thể kiểm soát không hạn định các hoạt động tôn giáo.
Điều 14 và 28: Giới hạn về quyền sở hữu tài sản của các tôn giáo (trừ Hội truyền giáo nước ngoài Paris, MEP)...”
Lưu ý rằng, sắc lệnh 21-2-1933, được ban bố theo Nghị định của Toàn quyền Đông Dương ngày 8-4-1933, qui định về vấn đề Các hiệp hội (les associations) ở Nam Kỳ và các “nhượng địa” Pháp như Hà Nội, Hải Phòng, và Đà Nẵng, chỉ áp dụng cho các hiệp hội không có tính cách tôn giáo và được hưởng quyền pháp nhân cũng rất hạn chế (xem bài: Le régime des associations en Indochine, Revue Indochinoise, số IV, năm 1937, của Couzinet, nguyên văn tiếng Pháp).
Đạo Dụ số 10 nói trên của Bảo Đại là một ví dụ tiêu biểu sự phân biệt đối xử khi giải quyết vấn đề công nhận các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam, một vấn đề tạo thêm nguyên nhân làm sụp đổ chế độ Ngô Đình Diệm sau đó ở miền Nam như nhận xét của nhiều người1.
Trong làn sóng đấu tranh của Phật giáo ở các đô thị miền Nam vào những tháng cuối cùng của chế độ Ngô Đình Diệm, có yêu cầu đòi hỏi một qui chế riêng biệt cho các hiệp hội tôn giáo, đòi xoá bỏ những qui định khắt khe của Đạo Dụ số 10 với các tổ chức tôn giáo “ngoài Công giáo”, nhanh chóng có một qui chế mới bình đẳng hơn cho các hiệp hội tôn giáo (Xem Thông cáo chung ngày 16/6/1963 của Uỷ ban Liên Bộ và Tổng hội Phật giáo Việt Nam đưa ra tại Sài Gòn)2.
3. Tại miền Nam, dưới chế độ Đệ nhị Cộng hoà của Nguyễn Văn Thiệu, dĩ nhiên vấn đề công nhận các tổ chức tôn giáo cũng có những tiến bộ nhất định.
Từ đầu năm 1964, nhiều tổ chức tôn giáo đã được công nhận tư cách pháp nhân, được chính quyền ra các sắc lệnh công nhận cụ thể:
- Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất (Sắc lệnh số 158 ngày 14/4/1964 và Sắc lệnh 14/12/1965 chuẩn y Hiến chương của Giáo hội này).
- Tổng hội Phật giáo Việt Nam (Sắc lệnh số 1/1964 ngày 8/12/1964).
- Phật giáo Hoà Hảo (Sắc lệnh số 1/1965 ngày 12/7/1965).
- Đạo Tam Kỳ Phổ độ (tức Cao Đài, Sắc lệnh số 3/65, ngày 12/7/1965).
Cái sai lầm của chế độ Ngô Đình Diện là ở chỗ, muốn dựa vào Đạo Dụ số 10 của Bảo Đại để xây dựng mô hình coi Công giáo là tôn giáo chủ lưu (dominante) ở Việt Nam, và kỳ thị hạn chế các tôn giáo khác, kể cả với đạo Tin Lành. Điều này xúc phạm đến nguyên tắc cơ bản đời sống tôn giáo ở Việt Nam.
Chế độ Nguyễn Văn Thiệu, tuy có những khắc phục như vừa kể trên, song chưa phải mọi chuyện đã ổn.
Dưới đây là một ví dụ.
Ngày 11/6/1965, Ban trị sự Hội thánh Tin Lành Việt Nam (với chữ ký của Hội trưởng M.s Đoàn Văn Miêng; Phó Hội trưởng, M.s Phạm Xuân Tín) đã giử đơn lên Thủ tướng Chính phủ “Xin được hưởng qui chế bình đẳng tôn giáo” trong đó có nội dung:
Mặc dù Hội thánh Tin Lành Việt Nam đã “được hưởng Quyền pháp nhân dân sự theo Điều IV của Sắc lệnh 16-1-1939 của Toàn quyền Đông Dương”, cũng như được sự “thừa nhận” của Chính phủ Việt Nam Cộng hoà từ ngày 13/5/1961, những lá đơn này vẫn đòi hỏi: “Qua những tài liệu về pháp lý kể trên, Ban Trị sự Tổng liên hội Hội – Thánh Tin Lành Việt Nam tôn trọng thỉnh cầu Thủ tướng vui lòng chấp thuận cho chúng tôi được hưởng qui chế rộng rãi như các Tôn giáo khác trong nước đã được, hầu thoát khỏi sự chi phối của Dụ số 10 ngày 6.8.1950”1.
4. Có thể nói với Sắc lệnh số 234 – SL ngày 14/6/1955 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ở Hà Nội, thay mặt Chính phủ VNDCCH thực sự đã đặt cơ sở nền móng xây dựng mô hình nhà nước thế tục ở Việt Nam. Đó là việc lựa chọn mô hình 2: mô hình các tôn giáo được công nhận một cách có chọn lọc, đồng thời tôn trọng các tôn giáo khác tỏ ra thích hợp với điều kiện đời sống tôn giáo cũng như điều kiện chính trị, xã hội và văn hoá của Việt Nam.
Riêng việc Công nhận tư cách pháp nhân, như đã nói ở trên, cũng có tới 3 con đường: Con đường thoả ước, Con đường hiến định và Con đường đăng ký. Qua thực tiễn đời sống tôn giáo ở Việt Nam từ 1955 đến nay, có thể thấy rằng, con đường đăng ký của các tổ chức tôn giáo với Việt Nam là thích hợp nhất, để xây dựng mô hình nhà nước thế tục nói trên.
Từ 1955 đến trước khi công bố Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo (18/6/2004) đã có 15 tổ chức tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân, thí dụ:
- Quyết định số 83/BT của Hội đồng Bộ trưởng cho phép thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, 29-12-1981.
- Quyết định công nhận tư cách pháp nhân của Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc, năm 1957); Quyết định công nhận tư cách pháp nhân của Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam, 2001).
- Riêng Cao Đài, từ 1996 đến 2003 đã có quyết định công nhận tư cách pháp nhân cho 9 hệ phái Cao Đài, mở đầu là hệ phái Cao Đài Tây Ninh1.
Chúng ta cũng biết rằng, những nước chọn mô hình 2, tức mô hình các tôn giáo được công nhận có chọn lọc, thường có món nợ về mặt pháp lý là “tôn trọng các tôn giáo khác” như thế nào? Đặc biệt với những nước có hệ thống tôn giáo phong phú, đa dạng như Việt Nam, việc phải xem xét đến “tôn giáo nhóm nhỏ” ngày càng trở nên cấp thiết2. Có thể nói, với Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo nói trên, đặc biệt là việc Chính phủ Việt Nam ban bố Chỉ thị 01: Về một số công tác đối với đạo Tin Lành (ngày 4/2/2005)3, theo chúng tôi là một bước tiến quan trọng của tiến trình Luật pháp tôn giáo ở Việt Nam. Nó không chỉ là vấn đề “Công tác với đạo Tin Lành”, mà còn mở ra giai đoạn mới của luật pháp tôn giáo ở các nước như Việt Nam đó là việc giải quyết tư cách pháp nhân cho các “tôn giáo nhóm nhỏ” bộ phận tôn giáo mà các nhà nước thế tục cần sự “tôn trọng”4.
1 Sau 100 năm xây dựng mô hình nhà nước thế tục như ở Pháp, J.Bauberot đưa ra 4 mô hình “khả thi”: Thứ nhất: “Dân tộc – tôn giáo” (Ethuo – relegion); Thứ hai: mô hình “tôn giáo dân sự”; Thứ ba: mô hình “ưu tiên cho sự đa dạng tôn giáo” (Plueralisme) và Thứ tư: mô hình “thể chế thế tục trung lập” (laicité) (xem: J.Bauberot, Laicité et secularisation dans crise de la modernité en Europe la documentation francaise, NO 273, 10 – 1945. Trong khi đó, F.Messner lại khái quát có 3 mô hình nhà nước thế tục sau đây: Mô hình (1), mô hình thoả ước (concordataire) dành cho các quốc gia có tôn giáo giữ địa vị đa số. Mô hình (2) dành cho sự đa dạng tôn giáo, nhà nước thừa nhận một số tôn giáo có chọn lọc. Đồng thời tôn trọng các tôn giáo khác. Mô hình (3), mô hình thể chế thế tục trung lập (Laicité), trong đó nhà nước không “công nhận” bất cứ tôn giáo nào, mọi tôn giáo đều phải thực hiện “nguyên lý thế tục” trước nhà nước. (Xem: B. Basdevant-Gaudemet et Fraucis Messner: Les origines historigres du Statut des Confessions religieuse dans les pays de l’Union européene, Puf, Paris, 1999. Đặc biệt cuốn: Francis Messres, P.H. Prélot, J.M Woehrling Traité de droit francais des religions, Ed. Litec, Paric, 2003.
1 . E. Caparros L. Léon Chistians. La riligion en droit comparé à l’ aube du XXIe siècle, ed. Bruylaut, Bruxeelle, 2000.
1 .Tham khảo: Vũ Văn Mẫu, Luật học đại cương, Sài Gòn, 1971, tr 372. ở Pháp, từ năm 1987, thủ tục công nhận các hội đoàn tôn giáo được mở ra cho các Hội đoàn ngoài Công giáo! Các hội này có qui chế tượng tự qui chế “Hội công ích” (la religion eu droit comparé à l’aube du XXIe Siècle, sđd).
1 Đáng lưu ý là, ngày 9-12-1905 khi nước Pháp công bố Bộ luật Phân ly nổi tiếng (Loi la Séparation des églises et de l’Etat), đã xoá bỏ chế độ này bằng Điều 44, huỷ bỏ những điều luật được ký giữa Giáo hoàng với chính phủ Pháp trước đó.
2 Hiến pháp năm 1997 của Thái Lan, tại điều 8, khẳng định Phật giáo là Quốc giáo và qui định nhà Vua Thái lan phải là Phật tử. Xem bài Thai Lan and Buddhist Law của S.Sucharitkul, Mỹ, trong cuốn La religion en droit compré à l’aube du XXIe Siècle.., sđd. Nhiều nước châu Âu (như Hy Lạp, 1975), trong hiến pháp vẫn coi Giáo hội Chính thống là “tôn giáo được ưu đãi” (The prevai lling religion) nhưng luôn coi sự tiếp thu có chọn lọc luật tôn giáo vào luật nhà nước chỉ là sự “Thụ phấn” song phương” mà thôi.
1 ở Việt Nam đã có bản dịch luật này ra tiếng Việt từ nguyên bản tiếng Nhật, do Nguyễn Ngọc Nghiệp dịch, in trong cuốn: Đời sống tôn giáo Nhật Bản hiện nay, Phạm Hồng Thái chủ biên, Nxb khxh, HN, tr.195-251.
2 Xem Facilitating Frecdonm of Religion or Belief: A Deskbook, Martiuus Nijhoff Publishers, Hà Lan, 2004.
1 Xem: Statistical Abstrack of the U. S. 2001. Revue Internatiouale; No Février, 2002. Năm 2003, con số tín đồ Công giáo ở Mỹ là 65,2 triệu (khoảng 25% dân số).Nhưng nếu so với các giáo phái Tin Lành thì ở vị trí thứ hai thôi: chỉ riêng hệ phái BapTist năm 2001 đã có xấp xỉ 34 triệu tín đồ, chiếm gần 17% dân số... (Xem Time Almana 2005, P.366).
1 Xem B. Basdevaut-Gaudemet, Droit et religions en France hoặc E. Caparros. Rapport Général, trong cuốn La religion en droit comparé à l’aube... sđd.
1 Xem bài của A.V.M. Struycken, Le droit religieux et son application par les juridictions civiles et religieuses coexisteuce interrelations in flueuces réciproques aux Pays-Bas trong cuốn La religion en droit comparé à l’aube... Sđd.
1 Xem. W. Cole Durham and Elizabeth A. Sewell. Definition of Religion, tr 158. Bản thảo.
1 Sắc lệnh về Quản lý và bảo vệ hoạt động tôn giáo ở CHDCND Lào (2002) Điều 7 và Điều 10 qui định Việc đăng ký thành lập tổ chức tôn giáo và quản lý hoạt động tôn giáo thuộc thầm quyền của TW Mặt trận Lào xây dựng Đất nước...
1 Ngày 30.8.1945, vua Bảo Đại phải thoái vị với câu nói nổi tiếng: “Trẫm thà làm một người dân một nước độc lập, hơn là làm vua một nước nô lệ”. Và chấp thuận làm cố vấn cho Chính phủ Hồ Chí Minh đầu 1946. Nhưng rồi, ông bỏ cách mạng, trốn qua Hồng Kông.Năm 1949, ông châp nhận làm “Quốc trưởng” bù nhìn cho thực dân Pháp, chống lại Chính phủ kháng chiến hợp hiến của Hồ Chí Minh.
1 . 4-1956, khi thực dân Pháp rút khỏi miền Nam và khi Ngô Đình Diện trở thành “Tổng thống Việt Nam Cộng hoà “ ngày 26/10/1956, Bảo Đại phải ra đi và sống lưu vong ở Pháp. Nhưng Đạo Dụ số 10 vẫn được áp dụng ở niềm Nam Việt Nam trong nền Đệ nhất Cộng hoà của Ngô Đình Diệm
2 Xem Tuệ Sĩ. Việt Nam tranh đấu sử, Sài Gòn, 1964; hoặc Luật học đại cương của Vũ Văn Mẫu, sđd, tr 372-373.
1 Ký hiệu tư liệu: SC 15 – HS.3309; Trung tâm lưu trữ Quốc gia II, T.P Hồ Chí Minh.
1 Xem Tập văn bản về tổ chức và đường hướng lãnh đạo của các tổ chức tôn giáo tại Việt Nam Nxb Tôn giáo, 2003. Bản thân tác giả bài giảng cũng đã nói rõ quan điểm này, thí dụ trong bài: Từ sự đổi mới nhận thức đến sự đổi mới về chính sách tôn giáo, Tạp chí Công tác Tôn giáo số ra mắt (số 1) tháng 8/2005. Có thể xem thêm bài trên báo Lao động, Cần thể hiện rõ hơn nữa sự đổi mới trong chính sách tôn giáo , “Góp ý cho Văn kiện (Dự thảo) Đại hội X, đăng liền 2 số ra ngày 21/ và 22/2/2006 hoặc trên tờ Nhân dân hàng tháng số 3/2006.
2 Vấn đề được đặt ra trong bài viết đáng chú ý của các học giả Nga là Rudiuski và Shapiô trong bài Tự do tôn giáo: Công ước luật pháp quốc tế và luật pháp quốc gia tạp chí Nhà nước và pháp luật số 5, 1992 (tiếng Nga)
3 Xem Ban Tôn giáo Chính phủ, Văn bản Pháp luật Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo; Nxb Tôn giáo, HN, 2005.
4 Sau khi ban hành Chỉ thị 01 (đầu 2005), Chính phủ Việt nam hiện đã có chủ trương cho nhiều hệ phái như Tịnh độ cư sĩ Phật hội, Tứ âu Hiếu nghĩa, Bửu Sơn Kỳ hương, Đạo Ba hái và một số hệ phái Tin Lành như Cơ đốc truyền giáo, Cơ đốc Phục lâm, Báp Tít v.v... được Đăng ký hoạt động tôn giáo; từng bước xem xét công nhận về mặt tổ chức theo qui định của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, và Nghị định hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh trên... (về điều này, có thể tham khảo bài của ông Ngô Yên Thi, Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ: Chính sách tôn giáo trong văn kiện Đại hội X của Đảng, Tạp chí Công tác tôn giáo số tháng 7/2006.
Recognition of Religious Organizations - A Comparative Approach: the Case of Vietnam.
Prof. Dr. Đỗ Quang Hưng Vietnam Academy of Social Sciences
Introduction
The recognition of religious groups, in other words, the approval of their legal status, is one of the most universal and fundamental issues in the process of making laws on religion.
This issue directly relates to the determination of a secular state model, which seems to be a very challenging problem to many nations due to the gap between perception and legal execution.[1]
The complicacy of the issue lies firstly in the reality of religious life where patterns and methods to recognize religious groups differ enormously from each other. According to E. Cabarrus and L. Leon Christians, there are at least three basic models: The first is to recognize them as independent entities in following consitutional stipulations such as in Belgium and Germany. The second is to recognize their legal status in following a concordat, where two sides are parties to religious contracts. The third, within the framework of state law, a religious group can be recognized once it completes the registration process as satisfying a fundamental condition: any religious group that wishes to be recognized must act according to the state laws.[2]
Secondly, a “religious organization” is always a basic subject of relationship between the state and a religious community. Yet, a “religious organization” is not a homogeneous entity. It often exists in two forms: a church or a sect (or denomination). In Asian societies, it is usually very complicated and difficult to make a difference between a “church” and a “sect”.
What is more, the recognition of a religious organization faces with many legislative conceptions, such as the relationship between the physical natural person (les personnes physiques) and the juridical (legal) person (les personnes juridique). These are the two basic subjects of rights, normally protected by the state, in terms of rights of individuals and of social associations recognized by the law. These subjects of rights, in the current situation of religious legislation in East and Southeast Asia, very often do not go along with each other, thus creating difficulties for a satisfactory solution of issues related to the natural person and jurisdical person of religious entities.
Moreover, there are several kinds of juridical persons. For religious organizations, according to common rules, they are mainly under the regulations of the private law (les pésonnes morales de droit privé). Their category mainly consists of societies, such as civil societies, trading societies; and associations which are essentially non-profit and engaged in cultural, religious and charity activities.
For different religious associations and congregations, the problem seems to be more complicated. In France, under the Law of 1901, religious congregations are under more strict control than industrial – commercial associations. With the Law on Separation between the Church and the State (1905) and especially the Act of April 8th 1942, the situation improved significantly. In general, since the 1940s, religious congregations in France were free to be established. But if they wished to obtain an official legal status, they needed approval under a number of decrees. And even then, they remained under strict control of the government and had to show the Lord Mayor their account book.[3]
In the French colonies, the Law on Separation between the Church and the State was not applied. In Vietnam until 1939, Protestantism was granted the legal status through a decree issued by the Governor General.
What have been discussed are basic issues serving as a theoretical framework for my presentation and analysis.
Using the comprative method, and looking at the reality of recognition of religious organizations in Vietnam since the August Revolution of 1945 when the new Vietnam State was established, this paper seeks to shed light on a very significant stage in the evolution of law on religion in Vietnam and its current issues problems.
Typical Models of Recognition of Religious Organizations
Through my studies of the process of recognition of religious organizations in many countries and regions, just as the overview by E. Caparros and L. Leon Christians, several models can be generalized, as follows:
1. Constitutional recognition of the autonomy of religious organizations
Again, we will look at the cases of Belgium and Germany. There, the State does not interfere in the internal affairs of any religion, but autonomy does not mean that all juridical persons are the same. The Catholic Church, for instance, while following Law on Separation between the Church and the State, maintains its juridical person according to the public law whereas other religious communities enjoy their juridical person according to the civil law. This model, however, seems to not present in religious life in Asian nations.
2. Recognition through international concordat
It can be said that recognition by concordat[4] is an important contribution by European law on religion to the solution of problems related to Christianity. Until recent decades, this model is still effective with a series of documents signed between Vatican and such countries as Italy, Spain, Portugal, Poland, etc.
In a broader context, experiences from the concordat model are also helpful in co-ordination for legislative adjustments relating to religion. The influence of Buddhism on the legislation in Thailand is a typical example. Of course, the concordat only plays an extremely important role when a nation firmly preserves its secularity. In a country where a religion is officially established as state religion, canon laws tend to be incorporated into state law and practised by state courts as well[5] and this creates various impacts.
At the present, for many countries, implementation of the concordatory principle is linked to the issue of recognition of the legal status for the Catholic Church, especially in the ordainment and appointment of bishops, organization of dioceses, and salary for the clergy.
In my opinion, to a certain extent, the concordat model remains helpful in maintaining and promoting the diplomatic and religious relationships between Vietnam and the Vatican via appropriate applications from both sides.
3. Recognition by registration: a popular, appropriate and practical model
It is common knowledge that the relationship between the State and churches depends mainly on 3 fields:
- Recognition of the juridical person for religious organizations;
- Use of religious assets for purposes of religious and social services;
- Presence of religious hierachies in State authorities.
In the recognition of religious organizations, as discussed above, consitutional or concordatory models are mainly suitable for European and American societies.
Recognition via registration seems to be suitable in the first palce to every nation with a civil law system. The British – American common law system itself implies the way for a religion to obtain the legal status. A religion has the right not only to be registered, i.e. to enjoy judiciary surveillance, but also to obtain the public formalization of its existence.
The complicacy of the registration process lies in the fact that each religious organization is a complex entity, especially the traditional religions with structured churches with local or global characteristics or minority religions with plural form of organization.
From another angle, having been registered, religious organizations in modern societies are considered charistable organizations (entitled to certain tax exemption or reduction and these benefit them quite significantly) though not every religious activity is a non-profit one.
On the other hand, gradually religious organizations have been treated like other social associations, at least since the beginning of the 20th century.
However, from applying to be registered to being recognized has never been simple. The most typical example is the recognition of religious associations in France during the first half of the 20th century.
The following facts from the practice of recognition of religious groups via registration in some European and Asian countries will be used for comparative assesment and experience.
Sets of law used for comparison:
a. Bulgaria’s Religious Denomination Law, approved by Parliament on December 20th, 2002, published in the Bulgarian Official Gazette No. 120, December 29th, 2002, hereinafter refered to as T.L1.
b. Poland’s Law Regarding the Guarantees of Freedom of Conscience and Belief, or T.L2
c. The Russian Federation’s Law on Freedom of Conscience and Religious Denomination (amended), 2000, or T.L 3
d. Japan’s Religious Juridical Person Law, in EHz Law Bulletin Series, Vol. III, cal 1976.[6]
The practice of law in Thailand, Spain, the Netherlands, Germany, Australia and France will also be taken into consideration in my analysis (mostly drawing from the work by E. Caparros and L. Léon Christians (ed), or T.L 4). Recently promulgated religious laws in Serbia, the Ukraine and Lithuania are also sources of reference.
Much attention is also paid to the newly published work[7] by Tore Lindholm, W. Cole Durham, Jr and Bahia G. Tahzib-lie (ed), of which the third part discusses Freedom of religion and belief and the State, or T.L 5.
Through the above-cited documents, the following remarks are drawn upon the process of recognition via the “Registration model”:
Firstly, except for nations adopting laicism meaning that the State does not “recognize” any religion and that every religion has to follow the laic principle before the state, nations which follow strictly the principle of religious pluralism recognize religious organization through the registration model.
In the United States, according to the a State document issued in 2002, there were up to 220 recognized churches and sects and other 1,200 denominations, among them 73 major churches or denominations topped by the Roman Catholic Church with 19,672 churches and 62,4 millions followers.[8]
In Japan, according to the 2004 Year book of religion, the Shinto system alone had 76 denominations with 73 having registered for juridical person status (in Meiji times, the number was 13).
Thus, recognition through registration in these countries happens at both the macro level (a common “church”) and micro level (associations or societies engaged in religious and social activities). There is no mention of conditions for registration in etheir case (number of ollowers, date of establishment), except for two basic issues namely finances and religious juridical persons with annual incomes.
Secondly, for countries adopting the first model of secular state (with a dominant religion) or the second model (with selective recognition of certain religions and respect for the rest), the trend is influential. Poland’s Law regarding the Guarantees of freedom of belief in Articles 30 and 31, provides for “the right to establish a religious organization, or “registration”. Applicants are guided by and submitted their application to the Ministry of Religion, also the Registration Authority with a declaration on the establishment of the organization and an application form. Only one requirement is that “there should be at least 100 Polish citizens fully capable of performing legal obligations” (T.L. 2). In Lithuania the minimum number required is only 15.
In Bulgaria, as officially recognizing the Orthodox Church in the past and at the present as a “legal entity”, the state provides open stipulations for other religions to apply for a legal status (mainly on the basic of lawful possession of religious bases in accordance with the law on land development and construction (Article 12). It stipulates that “a religious group with the same name and headquarter are not allowed to register for more than one legal entity” (Article 15); “all religious organizations shall communicate with the authorities in Bulgarian language” (Article 11, T.L. 1).
The Russian Federation’s religious law emphasizes that when a religious organization applies for registration, it has to satisfy this condition: “local religious organizations will have at least 15 years of lawful operation in the Russian Federation’s territory upto the date of its application with registration agencies (Article 8). Besides, there are definitions for “local religious organizations” (those with at least 10 local residents who are not under 18 years old) and “central religious organizations” (those with no less than 3 local religious organizations). These are the main foundations for the registration of religious organizations (Article 9, T.L. 3).
As we have noted above, France has a long history with abundant experience in this field.
According to B.B Gaudemet, from the end of the 18th century to the middle of the 20th century, the French legal system shifted from an “aggressive secularism” to “positive laicism”.[9] Many documents issued unilaterally by the State (from 1790 to 1808) were to systematically fight and discriminate Catholicism. The State exercised control and held power, and only recognized “four religions” (Catholicism, Protestantism, Judaism and Augusb Confession). But then, after France ceased diplomatic relations with the Vatican (1804) and implemented the principle of the separation between the Church and the State (1905), the title of “four recognized religions” no longer existed and these religions ceased to receive financial support.
Only after the Second World War, and when the new Constitution was introduced, France as a laic republic, was the problem solved according to the present model.
Thirdly, there are also differences among countries about conditions and modalities on registration for a religion’s legal person.
Many countries take this as a national issue (Poland, Italy and Germany), while other (Bulgaria, for example) consider this of provincial or city councils’ authority. There are nations that stipulate that approval of registration is under authority of national administrative or judiciary institutions, e.g. Court of Justice (Bulgaria), Ministry of Religion (Poland), and Parliament (Lithuania).
Regarding conditions for registration, there are differences, too, among different countries, such as time duration of existence, material assets, personnel and financial capacity. Besides, recognition by “packet” or “specific recognition” for each religious organization in the society also consititutes a problem conducive to differences in religious legislation among countries in the world.
Fourthly, recognition of a religious organization - by registration, in this case – often gives rise to a quite complicated legal problem: does this mean simultaneous recognition of both subjects of right, namely the physical person and the juridical person?
Obviously, the issue of religious juridical person is closely linked to the administration and assets of religions as well as their other economic social and cultural rights and interests.
That is why in many countries, apart from the aspects described above, there is also a role for the Civil Code to play, and recognition does not even imply a juridical person status.
In religious laws of many countries, religious organizations are thus defined as “lawful entities in accordance to Chapter… Article… of the Civil Code”.
Interestinggly, there are studies that expand this issue. Firstly, isn’t it necessary to expand recognition of juridical person status for religious organizations to inter-state law? Secondly, coordination between state legal documents and application of religious law (as a non-state law) when there appear conflicts, especially over material assets, has been experimented by Canadian courts.[10]
4. Some Remarks
a. Over recent decades, recognition of religious organization remains a universal issue in the making of law on religion in many countries and regions.
It is challenging not only for countries choosing the first or third model, but also for those adopting the second model. For many countries, “respect for other religions” is not easily practised especially in the context of religious globalization when the religious system in every country tends to become more pluralized.
The issue of minor religious groups has been ever more challenging to religious-law systems in all countries. For instance, in a given Southeast Asian nation a Baptist community may be relatively small but this Protestan denomination is among largest religious communities in the U.S. In another example, the Mormons (The Church of Jesus Christ of Latter-day Saints) are of the “minority” elsewhere but in the U.S, with a total number of over 5 million they rank 5th (after the Catholics, The Baptists, Methodists and the Church of God in Christ), above Judaism.
In a recent work Defining Religion, W. Cole Durham and Elizabeth A. Sewell put forwards the theory of “limited concession” to assist a state to define religion. More specifically, according to the theory, if a group claims itself a religion, or has religious activities or signs, the state’s responsibility to respect and protect religions requires an assumption to support the affirmative of the religious characteristic of that group as well as its activities or signs. This assumption should be made very powerful and practically important”.[11]
Anyway, the second model, for selective recognition of religious groups, is still applied in many countries, despite criticism as to its limitations in practising the rule of laic stance of the State in dealing with religions. Of course, the choice of a model is a country’s internal affair. And yet there is another fundamental principle of international convention to be taken into consideration: no nation shall interfere in the other’s internal affairs.
b. Recognition of religions depends not only on the choice of a secular state model, but also on the cultural and religious traditions of each nation.[12] It is, however, necessary to note that the relationship between religious phenomena and the state laws as well as religious law is changing constantly. This can be seen in the rather radical changes in such state opting for the concordatory model such as Spain, Poland and Italy. Besides, the powerful evolution of the civilization, culture and society also result in changes in the state approach to religious facts.
Many changes occurred to what is called “secularists’ conservation” and these have resulted in a more and more open and practical recognition of religious organizations. Yet, at the same time, with the promotion of religious juridical person along with many related measures, which better protect religious activities, the state has gained more advantages in the status of “peaceful co-existence”. This situation on the one hand, does not require the state to recognize all religious organizations or religious phenomena. On the other hand, it implies that State laws should incorporate respect for religious organizations. Sometimes this respect goes beyond national law systems and involves the system of international private law as well.
c. On registration procedures, there are three main factors: Conditions of registration, application for registration, and competence for registration approval. Of these factors, the most important is the application for registration. In general, all nations emphasize on seeing charter or code of conduct of the applicant; profile of the founder, list of members, location of headquarters, and financial capacity are also required.
Many countries pay particular attention to the condition that a religious organization should have independent assets (real estate, movable property, sources of income including donations and subsidy from the state (see T.L.1, T.L. 3).
In contrast, the state often allow preferential taxation for religious group such as tax exemption or reduction, when they actually operate on a non-profit basis (see T.L.1; T.L.2).
In short, registration procedures tend to become simple, more convenient to both the state and religions, and better assert the state’s laic stance. This helps expand the citizens’ right to religious and spiritual freedom, while ensuring state administration.
d. In the recognition of religious organizations, attention should be given to the international relations of religious individuals or of the organization. It could be said that international relations represent a characteristic of major religions, especially in the present context of international integration and globalization.
Laws on religion in many countries are paying ever greater attention to this issue, under the following shared principle: the state facilitates the international integration of domestic religions in favouring the trend of religious globalization while upholds the maintainance of national sovereignty and security in the international relations of religious individual and organizations. Of course, this depends significantly on conditions of politics, cultural traditions and law on religion in each nation.
The Case of Vietnam
1. In early legal documents issued by the government of the Democratic Republic of Vietnam, founded right after the victory of the August Revolution (1945), there were decrees related to the religious issue. For example:
- The Decree on the Right of Freedom of Belief (Việt Nam Dân quốc Công báo or Vietnamese Official Gazette, No. 1, October 6th 1945).
- The Decree No. 65, November 23rd 1945 on Protection of Historical and Religious Relics (Việt Nam Dân quốc Công báo, March 2nd, 1946).
- The Decree No. 22, December 10th 1945 stipulating for New Year holidays and historical and religious anniversaries.
Regarding recognition of religious organizations, there are newly - discovered materials relating to the Hồ Chí Minh government’s recognition of some bases that belonged to the Tonkin (Northern Vietnam) Buddhist Sangha and the Vietnam Catholic Church.
In September and early October 1945, President Hồ Chí Minh personally invited and received at the Presidential Palace dignitaries from the Buddhist, Catholic, and Protestant churches.
The French war of reconquest naturally slowed down the process of recognition of religious organizations. It could be said, however, that the Hồ Chí Minh government was able to mobilize prominent religious personalities and organizations in Vietnam, for the sake of national unity.
2. Metion should be made to Bảo Đại (1913-1997), the last king of the Vietnam’s feudal system, who played a role in the history of religious law in Vietnam.[13]
On August 6th, 1950, Bảo Đại issued Royal Edict No. 10 on religious organizations (in areas temporarily under French occupation) with the following main contents:
“Article: 1. Except for Catholicism, all other religious organizations should be is considered as social, sport, cultural or entertainment associations.
Article: 7: The government shall not license a particular juridical person status for those religious organizations.
Articles: 10 and 12: The administrative personnel shall at any time examine religious activities.
Articles: 14 and 28: Limits shall be imposed on the assets of religions (except for the Paris Oversea Mission (MEP).
It should be noted that the Decree of February 21st 1933, issued pursuant to the Indochinese Governor General’s Decree of April 8th 1933 on associations in Cochinchina (Southern Vietnam) and French consessions such as Hanoi, Hai Phong and Da Nang, applied only to non- religious associations which enjoyed only a very limited juridical person status (See Couzinet, Le régime des associations en Indochine, Revue Indochinoise, No. IV, 1937, in French).
The Royal Edict No 10 issued by king Bảo Đại was a typical example of discrimination in the recognition of religious organizations in Vietnam, which was among the reasons for the collapse of the Ngô Đình Diệm regime in latter years, as some scholars put it.[14]
In the movements of Buddhists against the Ngô Đình Diệm regime in Southern cities, there was a request for a specific regulation on religious associations and for aboration of the harsh stipulations of Royal Edict No. 10 on non – Catholic religious organizations. They also requested a new regulation with more equality for religious associations (see the Joint Commenique of June 16th, 1963 issued in Saigon by the Interministerial Committee and the Vietnam general Buddhist association).[15]
3. In the South, under the second Republic headed by Nguyễn Văn Thiệu, there were improvements in the recognition of religious organizations.
Since 1964, many religious organizations were granted juridical person status through specific decrees:
- The Unified Buddhist Congregation of Vietnam (Decree No. 158 of April 14th, 1964 and the Decree December 14th ratifying this congregation’s Charter).
- The Vietnam General Buddhist Association (Decree No. 1/64 of December 8th 1964).
- Hòa Hảo Buddhism (Decree No. 1/1965 of July 12th 1965).
- Tam kỳ Phổ độ (or Caodaism), Decree No 3/1965 of July 12th 1965.
The Ngô Đình Diệm regime made a mistake in relying on Bảo Đại Royal Epict No 10 to set up a model that considered Catholicism as a dominant religion in Vietnam while discriminating against other religions, including Protestantism. This offended the very basic principle of Vietnamese religious life.
The Nguyễn Văn Thiệu regime though tried to bring solution to the discussed–above problems, still faced difficulties.
Here is an example:
On June 11th 1965, The Executive Board of The Evangelical Church of Vietnam (with the signatures of pastor Đòan Văn Miêng, the vice-president, Pastor Phạm Xuân Tín) submitted a petition to the Prime Minister, asking for “Enjoyment of regulations about equality among religions”. According to the pettion, even though the Church already “enjoyed civil juridical person status under Article 4 of the Decree issued on January 16th, 1939 by the Indochinese Governor - General”, as well as “recognition” by the Republic of (south) Vietnam since May 13th 1961, it still insited that: “Through the above legal documents, the Executive Board of the General Federation of the Evangelical Church of Vietnam respectfully requests the Prime Minister to accept that the Church could enjoy the same unrestricted regulations as other religions in the country, in order to be free from the Royal Epict No 10 of August 6th 1950”.[16]
4. It can be said that with the Decree No. 234 – SL of June 14th 1955 signed by President Hồ Chí Minh in Hanoi on behalf of the government of the Democratic Republic of Vietnam the foundation was laid for the establishment of a secular state in Vietnam. The option was for the second model: selective recognition of certain religions and respect for the rest. This model proves to be suitable to the religious life as well as political, social and cultural conditions of Vietnam.
As for recognition of juridical person status, the reality in religious life in Vietnam since 1955 has shown that registration of religious organizations is the most appropriate method conducive to the building of such a secular state.
From 1955 to June 18th 2004 when the Ordinance on Belief and Religion was issued, 15 religious organizations have obtained their legal person status, e.g:
- Decision No. 83/BT of the Council of Ministers permitting the establishment of the Vietnam Buddhist Sangha, December 29th 1981.
- Decision on recognition of the legal person status of the Evangelical Church of Vietnam (Northern) in 1957 and Decision on recognition of the legal person status of the Evangelical Church of Vietnam (Southern) in 2001.
- As for Caodaism, from 1996 to 2003, 9 denominations have been recognized, beginning with the Tây Ninh.[17]
It is known that countries opting for the second model, i.e. “selective recognition of certain religions” often have a legal “debt”, namely “respect for other religions”. Especially, for nations with a rich and diversified religious system such as Vietnam, examination of “minor religious groups” has become ever more critical.[18] “Minor religious groups” is a term used in sociology of religion. For law on religion, it represents the “other religions” to which secular states choosing the second model should respect.17
An important improvement of religious legislation in Vietnam can be seen in the Ordinance on Belief and Religion issued by the President of the Socialist Republic of Vietnam, and especially the Instruction No. 1 of the Prime Minister on some tasks regarding Protestantism (February 4th 2005).[19] The Instruction not only deals with “some tasks regarding Protestantism”, but opens a new stage of religious legislation, that of recognition of the juridical persoon status of “minor religious groups”, those “other religions” that the secular state should “respect”.[20]
[1]. Looking at 100 years of building the laic state in the France, J. Bauberot proposes 4 “feasible” models: Firstly: “Ethnic – religious”; secondly: “civic religion”; thirdly: “priority for religious pluralism”; and fourthly: “laicité” (see: J. Bauberot. Laicité et secularisation dans crise de la modernité en Europe la documentation Francaise, No. 273, 10, 1945. Meanwhile, F. Messner summarizes these three following models: 1. Concordance (concordataire) for nations where religions are dominant; 2. This model is for the religious pluralism which the state recognizes some selective religions and respects the others; 3. Laicité: the state recognizes no religions and every religion has to practise the “secular principle” before the state (see B. Basdevant – Gaudemet et Francis Messner. Les origines historiques du Statut des Confessions religieuse dans les pays de l’ Union européene, Puf, Paris, 1999; Francis Messner, P. H. Prélot, J. M Woehrling. Traité de droit francais des religions, Ed. Litec, Paris, 2003.
[2]. E. Caparros L. Léon Chistians. La religion en droit comparé à l’ aube du XXIe siÌcle, ed. Bruylaut, Bruxelle, 2000.
[3]. See: Vu Van Mau. Luật học đại cương (Overview on Legislative Studies), Saigon, 1971, p. 372. In the France, since 1987, the procedure of recognition for religious societies was open to the non- Catholic societies. These societies enjoyed the same regulations as for “public interest societies” (La religion eu droit comparé à l’aube du Xxle Siècle), ibid.
[4]. In December 9th, 1905 when the France declared the “Law on Separation between the Church and the State” (Loi la Séperation dé Églises et de l’Etat), the concordatory model was dismissed via Article No. 44 along with regulations signed before by the Pop and the French government.
[5]. The Thai Constitution in 1997, at the Article No. 8, defined Buddhism the national religion and required that the King of Thailand must be a Buddhist follower. See S.Sucharitkul. Thailand and Buddhist Law, in La religion en droit compré à l’aube du XXI, Siècle, ibid. Many European nations (such as Egypt, 1975) in their constitutions still considered the Orthodox church the “prevailing religion” and saw the selective acquirement of canons into the state law only as the “bilateral pollination”.
[6]. See the Vietnamese version translated from Japanese by Nguyen Ngoc Nghiep, in Pham Hong Thai (ed). Religious life in contemporary Japan, the Social Sciences Publishing House, Hanoi, pp. 195-251.
[7]. See: Facilitating Freedom of Religion or Belief: A Deskbook, Martiuus Nijhoff Publishes, Netherland, 2004.
[8]. Statistical Abstract of the U.S, 2001. Revue Internationale, No. Février, 2002. In the year 2003, the number of Catholic believers in the U.S is 65.2 millions (accounted for around 25% of the population). If we compare with Protestant denominations, the number of follower is at the second. Only the Baptist in 2001 had nearly 34 millions followers (17% population). See: Time Almana 2005, p. 366.
[9]. B. Basdevant-Gaudemet.Droit et religions en France or E. Caparros. Rapport Général, in La religion en droit comparé à l’aube, ibid.
[10]. A.VM. Struycken. Le droit religieux et son a application par les juridictions civiles et religieuses coexistence interrelations influences réciproques aux Pays-Bas in La religion en droit comparé à l’laube, ibid.
[11]. W.Cole Durham and Elizabeth A. Sewell. Definition of Religion, p. 158 (the draft).
[12]. Articles No. 7 and 10 in the Decree on Management and Protection on religious activities in Lao People’s Democratic Republic (2002) define: The registration for a religious organization and religious management shall be under the authority of the Lao’s Central Front for National Building.
[13]. In August 30th, 1945, the King Bảo Đại abdicated with a famous saying: “I’d rather be a citizen of an independent country than a king of an occupied country”. He agreed to be supervisor for the Hồ Chí Minh government in the beginning of the year 1946. Then he fled to Hongkong. In 1949, he became the “head of state”, and fought the Hồ Chí Minh’s government.
[14]. When the French withdrawn from the South of Vietnam in April 1956 and when Ngô Đình Diệm became the “President of Republic of Vietnam (in the South)” in October 26th, 1956, Bảo Đại had to go and live in exile in France. However, the Royal Epict No. 10 was still applied in the South of Vietnam in the First Republic headed by Ngô Đình Diệm.
[15]. Tue Si. Viet Nam tranh dau su (The history of fighting in Vietnam), Saigon 1964 or Vu Van Mau, ibid, pp. 372-373.
[16]. Material’s code: SC 15-HS. 3309, the National Archives II in Ho Chi Minh City.
[17]. See: Documents on organization and leadership of religious organizations in Vietnam, the Religion Publishing House, 2003. The author has stated very clearly about this viewpoint, such as in: From renovation in awareness to renovation in religious policies, the Journal of Religious Works (No. 1, August 2005); Need a more commitment in renovating religious policies, Laodong (Labour) newspaper, February 21st and 22nd, 2006 or in the People Daily, No. 3, 2006.
[18]. See more in Rudiuski and Shapio. Freedom of religion: International Conventions and National Laws, in the Journal of State and Law, No. 5, 1992 (Russian).
[19]. The Government Committee for Religious Affairs. Vietnamese Legal Documents on Belief and Religion, the Religion Publishing House, Hanoi 2005.
[20]. After the Instruction No. 01 (2005), the Vietnamese Government offer policy for many religious sects such as Tinh Độ Cư sĩ Phật Hội, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bửu Sơn Kỳ Hương, Bahaiism and some Protestant branches such as: Cơ đốc Truyền giáo, Cơ đốc Phục Lâm, Baptist, etc to be able to register for their religious activities. The government step by step recognizes those organizations according to the Ordinance on Belief and Religion and the Instructions to apply the Ordinance (see more in the article by Ngô Yên Thi, the head of the Government Committee for Religious Affairs, Religious Policy in the tenth Vietnamese Communist Party Congress’s Documents, the Journal of Religious Works, July 2006).