Video Clip
Liên kết website
Thống kê truy cập

1

Sáng ngày 30 tháng 11 năm 2022, tại Hội trường số 27 Trần Xuân Soạn, Hai Bà Trưng, Hà Nội Viện Nghiên cứu Tôn giáo tổ chức Hội thảo với chủ đề: Triết học về Tôn giáo

01/12/2022
Trong các năm qua, để phục vụ công tác nghiên cứu và giảng dạy về tôn giáo, để thúc đẩy lĩnh vực Tôn giáo học ở Việt Nam, Viện Nghiên cứu Tôn giáo đã tổ chức một loạt các hội thảo chuyên đề, tập trung làm rõ các cách tiếp cận về tôn giáo (năm 2019), tiếp cận Nhân học về tôn giáo (năm 2020), và tiếp cận Tâm lý học về tôn giáo (năm 2021).

Kết quả của những nỗ lực trong mấy năm qua là công trình “Một số vấn đề về cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu tôn giáo ở Việt Nam hiện nay” (2021). Mặc dù kết quả đạt được vẫn còn khiêm tốn, tuy nhiên, điều quan trọng hơn là cách tiếp cận Tôn giáo học nói riêng, các cách tiếp cận trong nghiên cứu tôn giáo nói chung ngày càng được làm rõ, điều đó giúp ích rất nhiều cho sự phát triển của ngành Tôn giáo học.

Năm 2022, Viện Nghiên cứu Tôn giáo tiếp tục triển khai tổ chức Hội thảo Triết học về tôn giáo nhằm làm rõ lịch sử, tiến trình, các khuynh hướng của Triết học về tôn giáo trên thế giới và sự vận dụng cách tiếp cận này cũng như các kết quả đạt được trong giới nghiên cứu ở Việt Nam. Cụ thể hơn, Hội thảo khoa học hôm nay không hướng đến mục đích làm rõ mối quan hệ giữa tôn giáo và triết học, cũng không phải hướng đến mục đích là phân biệt triết học tôn giáo, triết học về tôn giáo, hay thần học mà là tìm hiểu triết học với tính cách là một cách tiếp cận trong nghiên cứu tôn giáo. 

Điều thực sự cần thiết và có ý nghĩa là nhìn lại, tổng kết, đánh giá, hệ thống hóa các thành tựu của Triết học về tôn giáo nói chung và nghiên cứu sử dụng tiếp cận Triết học về tôn giáo ở Việt Nam nói riêng. Đó là cơ sở để nhận thức về những gì còn chưa làm được, những khoảng trống cần lấp đầy, đặc biệt là chỉ ra viễn cảnh và đóng góp của chuyên ngành này ở Việt Nam cho nghiên cứu về tôn giáo.

Hội thảo lần này được tổ chức với mục đích làm rõ những chủ đề chính như sau: 1) Chia sẻ, trao đổi các kết quả mới của Triết học về tôn giáo; 2) Khái quát, đánh giá khách quan và giới thiệu những thành tựu và khuynh hướng mới của Triết học về tôn giáo trên thế giới và ở Việt Nam; 3) Chỉ ra những triển vọng cho lĩnh vực nghiên cứu này; 4) Kết nối, quy tụ những chuyên gia nghiên cứu về tôn giáo từ tiếp cận Triết học; 5)  Nâng cao nhận thức chung về tầm quan trọng, vị thế, và khả năng ứng dụng của Triết học vào nghiên cứu tôn giáo ở Việt Nam.

Trong suốt quá trình chuẩn bị, Ban Tổ chức đã vui mừng nhận được sự hưởng ứng, ủng hộ từ đông đảo các nhà nghiên cứu gần, xa. Kết quả là Hội thảo đã nhận được 34 báo cáo, trình bày các đóng góp ở nhiều chiều cạnh khác xung xung quanh tâm điểm Triết học về tôn giáo. Nội dung các báo cáo nhận được có thể được chia thành 2 nhóm lớn, nhóm thứ nhất bàn về nguồn gốc, lịch sử hình thành và phát triển của Triết học về tôn giáo và nhóm thứ hai vận dụng nhãn quan Triết học về tôn giáo để khảo cứu về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo và về thực tiễn đời sống tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam.

Các tin đã đưa ngày: