Video Clip
Liên kết website
Thống kê truy cập

1

Tọa đàm khoa học với chủ đề: Tôn giáo tham gia ứng phó với các vấn nạn xã hội ở Việt Nam hiện nay. (25/10/2022)

Sáng ngày 25 tháng 10 năm 2022, tại Hội trường số 27 Trần Xuân Soạn, Hai Bà Trưng, Hà Nội Viện Nghiên cứu Tôn giáo phối hợp với Trung tâm Giải cứu Aquila thuộc Hội thánh Phúc âm toàn vẹn Việt Nam tiến hành tổ chức tọa đàm về chủ đề: Tôn giáo tham gia ứng phó với các vấn nạn xã hội ở Việt Nam hiện nay.

Viện Nghiên cứu Tôn giáo Công khai quyết toán NSNN năm 2021 theo QĐ số 63a/QĐ-TG ngày 10/10/2022 (biểu 03 đính kèm) (10/10/2022)

Viện Nghiên cứu Tôn giáo Công khai quyết toán NSNN năm 2021 theo QĐ số 63a/QĐ-TG ngày 10/10/2022 (biểu 03 đính kèm)

Nhận diện và phản bác các quan điểm sai trái, thù địch về tình hình tôn giáo ở Việt Nam hiện nay (Bài viết của PGS. TS. Chu Văn Tuấn - Viện trưởng Viện Nghiên cứu tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) (29/09/2022)

Tôn giáo là vấn đề nhạy cảm bởi nó gắn với niềm tin của con người đối với thế giới đối tượng thiêng và một khi niềm tin tôn giáo bị lợi dụng cho những mục đích xấu sẽ gây ra những hệ lụy khó lường. Vì vậy, nhận diện và phản bác các quan điểm sai trái, thù địch về tình hình tôn giáo ở Việt Nam hiện nay cần được quan tâm đặc biệt.

PGS.TS. Chu Văn Tuấn trả lời phỏng vấn của VOV với chủ đề: "Nhận diện những thiên kiến sai lệch về quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam" (05/09/2022)

Mỗi tôn giáo đều có những hạt nhân triết học hợp lý, có giá trị nhân văn sâu sắc, như đức "từ bi" của Phật giáo, lòng "nhân nghĩa" của đạo Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo, tư tưởng "bác ái" của đạo Kitô, truyền thống uống nước nhớ nguồn, lòng tự hào, tự tôn dân tộc của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Đó chính là chân giá trị mà nhân loại cũng như dân tộc ta luôn hướng tới.

Tiến sĩ Filip Kraus đến từ Cộng hòa Czech trình bày sinh hoạt khoa học với chủ đề: Đời sống tôn giáo ở Cộng hòa Séc: Từ góc nhìn lịch sử (25/08/2022)

Sáng ngày 25 tháng 8 năm 2022, tại Hội trường Viện Nghiên cứu Tôn giáo đã diễn ra buổi sinh hoạt khoa học với chủ đề: Đời sống tôn giáo ở Cộng hòa Séc: Từ góc nhìn lịch sử. Bài thuyết trình do TS. Filip Kraus, Khoa Nghiên cứu châu Á, Đại học Palacký, Cộng hòa Séc trình bày

Chi bộ Viện Nghiên cứu Tôn giáo tổ chức hội nghị quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII cho tất cả đảng viên và viên chức đang làm việc tại Viện (25/08/2022)

8h30 sáng ngày 24/08/2022, tại Hội trường Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Chi bộ Viện Nghiên cứu Tôn giáo đã tổ chức Hội nghị quán triệt các nội dung cơ bản của Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam cho tất cả đảng viên và viên chức đang làm việc tại Viện Nghiên cứu Tôn giáo

Chi bộ Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Đảng bộ Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên cho Quần chúng ưu tú Hoàng Văn Chung (25/07/2022)

Quần chúng ưu tú Hoàng Văn Chung, trưởng phòng Nghiên cứu Lý luận và Chính sách tôn giáo, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, sau một thời gian được bồi dưỡng, thử thách cùng với sự nỗ lực không ngừng của bản thân đã được Ban Thường vụ Đảng bộ Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam ra Quyết định kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nhận diện các tổ chức, hội nhóm trái pháp luật mang danh nghĩa tôn giáo và quan điểm sai trái của các thế lực thù địch về tôn giáo ở Việt Nam hiện nay (15/07/2022)

Việt Nam là quốc gia đa tộc người, đa tôn giáo. Theo số liệu của Ban Tôn giáo Chính phủ, đến cuối năm 2020, nước ta có 16 tôn giáo được nhà nước công nhận và cấp giấy phép đăng ký hoạt động gồm: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài, Phật giáo Hoà Hảo, Islam giáo, Tôn giáo Baha’i, Tịnh độ cư sỹ Phật hội Việt Nam, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bửu Sơn Kỳ Hương, Phật đường Nam tông Minh Sư đạo, Minh lý đạo – Tam tông miếu, Bà La Môn, Giáo hội Các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giê Su Ky Tô (Mormon, Mặc môn), Phật giáo Hiếu nghĩa Tà Lơn (được cấp đăng ký hoạt động), Giáo hội Cơ đốc Phục lâm Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 40 tổ chức tôn giáo và 01 pháp môn tu hành (thuộc 16 tôn giáo nói trên) được nhà nước công nhận hoặc cấp đăng ký hoạt động.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong thời đại kỷ nguyên số (13/07/2022)

Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị xác định rõ: Bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng là một nội dung cơ bản, sống còn của công tác xây dựng Đảng; là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, trong đó lực lượng tuyên giáo các cấp là nòng cốt; là công việc tự giác, thường xuyên của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể chính trị-xã hội các cấp; của từng địa phương, cơ quan, đơn vị và của từng cán bộ, đảng viên.

Viện Nghiên cứu tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức Hội thảo “Kế thừa, bảo tồn và phát huy truyền thống Nghi lễ Phật giáo Việt Nam trong thời kỳ hội nhập” (02/07/2022)

Ngày 02/7/2022 Viện Nghiên cứu Tôn giáo phối hợp với Giáo Hội Phật giáo Việt Nam tổ chức Hội thảo "Kế thừa, bảo tồn và phát huy truyền thống Nghi lễ Phật giáo Việt Nam trong thời kỳ hội nhập” tại Trung tâm tổ chức sự kiện Draco - Thăng Long, số 2 Hoàng Văn Thụ, quận Hồng Bàng Tp. Hải Phòng.
Các tin đã đưa ngày: